Vì sao chim cánh cụt sống được ở nơi băng giá?

(Kiến Thức) - Làm sao chim cánh cụt sống sót được ở nơi có nhiệt độ lạnh nhất trên thế giới? Nghiên cứu mới đã tiết lộ bí mật của loài vật này.

Các nhà khoa học giờ đây đã có thể giải đáp thắc mắc vì sao loài chim cánh cụt có thể đối phó với cái lạnh khắc nghiệt, những cơn gió hung dữ ở Nam Cực, trong môi trường lạnh đáng sợ mà hầu hết các loài chim khác không thể tồn tại. 
Kết quả phân tích di truyền học các gene của hai loài chim cánh cụt gồm chim cánh cụt hoàng đế (loài lớn nhất) và người anh em họ nhỏ hơn là chim cánh cụt Adélie đã tiết lộ một số bí mật giúp loài này để sống sót.
Chim cánh cụt phát triển bộ lông ngắn, dày và cứng, nhưng giữ ấm rất tốt.
Chim cánh cụt phát triển bộ lông ngắn, dày và cứng, nhưng giữ ấm rất tốt. 
Nghiên cứu cho biết chim cánh cụt có một lượng lớn các gene chịu trách nhiệm việc tạo ra các thành phần cần thiết cho bộ lông, đó là một loại protein có tên gọi là beta-keratin. Số lượng gene đó ở chim cánh cụt nhiều hơn bất kỳ loài chim khác, cho phép chúng phát triển bộ lông ngắn, dày và cứng, nhưng giữ ấm rất tốt.
Cấu tạo lớp lông của chim cánh cụt cũng hút không khí, giúp cho chúng nổi lên và không thấm nước trong khi bơi.
Ngoài ra, các nhà khoa học cũng phát hiện chim cánh cụt có một gene được gọi là DSG1, có liên quan đến một căn bệnh về da với đặc trưng là lớp da dày ở lòng bàn tay và bàn chân. Họ tin rằng những gen này có thể giúp các chú chim cánh cụt phát triển làn da dày hơn so với các loài chim khác.
Gen DSG1 giúp chim cánh cụt phát triển làn da dày hơn so với các loài chim khác.
Gen DSG1 giúp chim cánh cụt phát triển làn da dày hơn so với các loài chim khác.
Kết quả phân tích DNA cũng tiết lộ hai loài chim cánh cụt có cơ chế khác nhau để lưu trữ chất béo, giúp chúng chống lại cái lạnh và nhịn đói trong thời gian dài. Chim cánh cụt hoàng đế đực có thể sống sót đến 4 tháng mà không cần ăn, trong lúc nó ấp trứng, tránh các cơn bão ở Nam Cực. Còn chim cánh cụt cái ra biển săn cá. Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy 3 gene quan trọng mà họ tin rằng có thể đã giúp chim cánh cụt hoàng đế lưu trữ chất béo.
Tuy nhiên, chim cánh cụt Adélie có tới 8 gene tham gia vào việc chuyển hóa chất béo, giúp chúng thích nghi nhanh hơn với những thay đổi của khí hậu.
Các nghiên cứu di truyền cho thấy loài chim cánh cụt đầu tiên xuất hiện trên Trái đất vào khoảng 60 triệu năm trước. Chim cánh cụt hoàng đế và chim cánh cụt Adélie tiến hóa từ chung một tổ tiên khoảng 23 triệu năm trước.
Nghiên cứu cũng cho thấy dân số những con chim cánh cụt Adélie tăng nhanh khoảng 150.000 năm trước, khi khí hậu ấm lên, nhưng sau đó giảm 40% khoảng 60.000 năm trước đây, khi thời tiết trở nên lạnh và khô hơn. Ngược lại, dân số chim cánh cụt hoàng đế vẫn ổn định, cho thấy chúng đã thích nghi tốt hơn với điều kiện băng giá.
Nghiên cứu này cũng giúp làm sáng tỏ sự tiến hóa của “đôi cánh ngắn” mà chim cánh cụt dùng để “bay” qua nước, thay vì trong không trung giống những loài gia cầm khác.
Những phát hiện cũng giúp các nhà khoa học dự đoán xem chim cánh cụt có thể thích ứng với điều kiện thay đổi khí hậu trong tương lai như thế nào.

NASA sở hữu những phi thuyền không gian khủng nào?

(Kiến Thức) - Phi thuyền Apollo 11 đưa con người đáp xuống Mặt trăng lần đầu tiên được thiết kế với nhiều đơn vị khác nhau để thực hiện nhiệm vụ đặt ra.

Một trong những phi thuyền nổi tiếng nhất của Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) phải kể đến Apollo 11, là phi thuyền không gian đầu tiên cùng con người đáp xuống Mặt Trăng.
Một trong những phi thuyền nổi tiếng nhất của Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) phải kể đến Apollo 11, là phi thuyền không gian đầu tiên cùng con người đáp xuống Mặt Trăng. 

Phi thuyền Apollo 11 là một phần của chương trình Apollo, được thiết kế với nhiều đơn vị khác nhau để thực hiện nhiệm vụ được đặt ra. Từ trên xuống, phi thuyền có các thành phần: hệ thống thoát hiểm khi phóng (Lauch Escape System), đơn vị điều khiển (Command Module - CM), đơn vị dịch vụ (Service Module), đơn vị đáp xuống Mặt trăng (Lunar Module - LM) và bộ chuyển đổi Mặt trăng (lunar module adapter).
Phi thuyền Apollo 11 là một phần của chương trình Apollo, được thiết kế với nhiều đơn vị khác nhau để thực hiện nhiệm vụ được đặt ra. Từ trên xuống, phi thuyền có các thành phần: hệ thống thoát hiểm khi phóng (Lauch Escape System), đơn vị điều khiển (Command Module - CM), đơn vị dịch vụ (Service Module), đơn vị đáp xuống Mặt trăng (Lunar Module - LM) và bộ chuyển đổi Mặt trăng (lunar module adapter). 

Phi thuyền Orion là một loại tàu vũ trụ được thiết kế và phát triển bởi NASA. Con tàu mang theo tất cả các phi hành gia đang điều khiển ở trên tàu, được đưa vào không gian bởi tên lửa Ares I.
Phi thuyền Orion là một loại tàu vũ trụ được thiết kế và phát triển bởi NASA. Con tàu mang theo tất cả các phi hành gia đang điều khiển ở trên tàu, được đưa vào không gian bởi tên lửa Ares I. 

Orion là phi thuyền được cho là có khả năng mang con người đến sao Hỏa, hoặc chinh phục tiểu hành tinh. Mốc quan trọng đầu tiên cho dự án Orion sẽ là chuyến bay thử nghiệm vào năm 2014.
Orion là phi thuyền được cho là có khả năng mang con người đến sao Hỏa, hoặc chinh phục tiểu hành tinh. Mốc quan trọng đầu tiên cho dự án Orion sẽ là chuyến bay thử nghiệm vào năm 2014. 

Phi thuyền New Horizons là vệ tinh không người lái được cơ quan hàng không vũ trụ NASA bắn lên vũ trụ vào năm 2006. Đó là vệ tinh đầu tiên của nhân loại thám hiểm Diêm Vương Tinh, và cũng là vệ tinh đầu tiên điều tra về những thiên thể ngoài sao Hải Vương.
Phi thuyền New Horizons là vệ tinh không người lái được cơ quan hàng không vũ trụ NASA bắn lên vũ trụ vào năm 2006. Đó là vệ tinh đầu tiên của nhân loại thám hiểm Diêm Vương Tinh, và cũng là vệ tinh đầu tiên điều tra về những thiên thể ngoài sao Hải Vương. 

Khối lượng của New Horizons nặng 465kg (trong đó có 77kg là chất phóng tên lửa), sau khi thoát khỏi tên lửa, vệ tinh được bắn ra khỏi trọng trường Trái đất. Nó đã bay từ Mặt trăng đến quỹ đạo của Mộc Tinh với thời gian ngắn nhất trong lịch sử.
Khối lượng của New Horizons nặng 465kg (trong đó có 77kg là chất phóng tên lửa), sau khi thoát khỏi tên lửa, vệ tinh được bắn ra khỏi trọng trường Trái đất. Nó đã bay từ Mặt trăng đến quỹ đạo của Mộc Tinh với thời gian ngắn nhất trong lịch sử.  

Kinh phí cho New Horizons lên đến 700 triệu USD bao gồm phí chế tạo tên lửa, phí lợi dụng thiết bị, phí nghiên cứu thiết bị mới và nhân phí để hoàn thành công việc. Bởi vì nằm quá xa Mặt trời, không thể sử dụng năng lượng mặt trời nên người ta đã thiết kế thiết bị pin nguyên tử dùng cho nó.
Kinh phí cho New Horizons lên đến 700 triệu USD bao gồm phí chế tạo tên lửa, phí lợi dụng thiết bị, phí nghiên cứu thiết bị mới và nhân phí để hoàn thành công việc. Bởi vì nằm quá xa Mặt trời, không thể sử dụng năng lượng mặt trời nên người ta đã thiết kế thiết bị pin nguyên tử dùng cho nó. 

Phi thuyền Voyager 2 được phóng lên không gian năm 1977 đến nay vẫn còn liên lạc được về Trái đất mặc dầu phi thuyền đã đi xa ra ngoài Thái Dương Hệ. Sứ mạng ban đầu của Voyager 2 là nghiên cứu Thổ tinh (Saturn), Mộc tinh (Jupiter) và những hộ tinh của hai hành tinh này.
Phi thuyền Voyager 2 được phóng lên không gian năm 1977 đến nay vẫn còn liên lạc được về Trái đất mặc dầu phi thuyền đã đi xa ra ngoài Thái Dương Hệ. Sứ mạng ban đầu của Voyager 2 là nghiên cứu Thổ tinh (Saturn), Mộc tinh (Jupiter) và những hộ tinh của hai hành tinh này. 

Tàu vũ trụ Voyager 2 đã thực hiện chuyến bay không người lái có hiệu quả nhất, tới thăm toàn bộ bốn hành tinh phía ngoài và các hệ Mặt trăng cùng vành đai của chúng, gồm cả hai chuyến thăm đầu tiên tới sao Thiên Vương và sao Hải Vương chưa từng được khám phá.
Tàu vũ trụ Voyager 2 đã thực hiện chuyến bay không người lái có hiệu quả nhất, tới thăm toàn bộ bốn hành tinh phía ngoài và các hệ Mặt trăng cùng vành đai của chúng, gồm cả hai chuyến thăm đầu tiên tới sao Thiên Vương và sao Hải Vương chưa từng được khám phá. 

Voyager 2 có hai camera cảm ứng vidicon và một bộ thiết bị khoa học khác để tiến hành đo đạc trong các chiều dài sóng cực tím, hồng ngoại, và radio, cũng như để đo các phần tử dưới nguyên tử trong không gian bên ngoài, gồm cả các tia vũ trụ.
Voyager 2 có hai camera cảm ứng vidicon và một bộ thiết bị khoa học khác để tiến hành đo đạc trong các chiều dài sóng cực tím, hồng ngoại, và radio, cũng như để đo các phần tử dưới nguyên tử trong không gian bên ngoài, gồm cả các tia vũ trụ. 

Trong suốt mấy chục năm, Voyager 2 đã chuyển về những dữ kiện thông tin thu thập được về Mặt trời. Không ai biết chắc Voyager 2 sẽ còn liên lạc được bao lâu nhưng theo ước tính của NASA phi thuyền có thể tiếp tục hoạt động đến năm 2020 hay 2025.
Trong suốt mấy chục năm, Voyager 2 đã chuyển về những dữ kiện thông tin thu thập được về Mặt trời. Không ai biết chắc Voyager 2 sẽ còn liên lạc được bao lâu nhưng theo ước tính của NASA phi thuyền có thể tiếp tục hoạt động đến năm 2020 hay 2025.

Phát khiếp cảnh búi rắn ngọ nguậy, ngụy trang trên cây

(Kiến Thức) - Cảnh tượng hàng đàn rắn tạo thành búi ngọ nguậy, bò trườn trên cây, hay đôi mắt thao láo của rắn khiến nhiều người ám ảnh.

Loài rắn sinh tồn trên gần như mọi châu lục. Chúng thường xuyên ngụy trang trên cây để tránh kẻ săn mồi, con người, đồng thời mục kích những con mồi bất cẩn. Ảnh: hình ảnh khiến nhiều người khiếp sợ của hàng chục con rắn lục đuôi đỏ to trên một thân cây. Nguồn ảnh: jokeroo.
Loài rắn sinh tồn trên gần như mọi châu lục. Chúng thường xuyên ngụy trang trên cây để tránh kẻ săn mồi, con người, đồng thời mục kích những con mồi bất cẩn. Ảnh: hình ảnh khiến nhiều người khiếp sợ của hàng chục con rắn lục đuôi đỏ to trên một thân cây. Nguồn ảnh: jokeroo. 

Loài rắn này thân nhỏ, trọng lượng tối đa chỉ khoảng 300 gram, chiều dài tối đa chưa đến 1m.
Loài rắn này thân nhỏ, trọng lượng tối đa chỉ khoảng 300 gram, chiều dài tối đa chưa đến 1m. 

Cả búi hàng trăm con rắn đu mình trên cây trong trại rắn Đồng Tâm. Ảnh: Zing
Cả búi hàng trăm con rắn đu mình trên cây trong trại rắn Đồng Tâm. Ảnh: Zing 

Lấy lợi thế màu da xám giống như cành cây, con rắn này rình rập con mồi mất cảnh giác đi qua để chén thịt. Ảnh: Mongabay.
Lấy lợi thế màu da xám giống như cành cây, con rắn này rình rập con mồi mất cảnh giác đi qua để chén thịt. Ảnh: Mongabay.
Rắn có thể nuốt các con mồi to lớn hơn nhiều so với đầu chúng với các quai hàm linh động cao. Trong hình là một búi rắn ngụy trang trên cây ở vùng đồng bằng sông Mekong. Ảnh: Getty.
 Rắn có thể nuốt các con mồi to lớn hơn nhiều so với đầu chúng với các quai hàm linh động cao. Trong hình là một búi rắn ngụy trang trên cây ở vùng đồng bằng sông Mekong. Ảnh: Getty. 
Để phù hợp với cơ thể thuôn và hẹp, các cơ quan có cặp đôi của rắn (như thận) được bố trí theo kiểu cái này nằm phía trước cái kia thay vì ngang hàng ở hai bên. Ảnh: Galleryhip.
Để phù hợp với cơ thể thuôn và hẹp, các cơ quan có cặp đôi của rắn (như thận) được bố trí theo kiểu cái này nằm phía trước cái kia thay vì ngang hàng ở hai bên. Ảnh: Galleryhip.

Trên 20 họ rắn hiện nay đang được công nhận, bao gồm khoảng 500 chi với khoảng 3.400-3.550 loài. Ảnh: Blog.
Trên 20 họ rắn hiện nay đang được công nhận, bao gồm khoảng 500 chi với khoảng 3.400-3.550 loài. Ảnh: Blog.  

Nguồn gốc của rắn vẫn là một vấn đề chưa được giải quyết. Ảnh: Hwalls.
Nguồn gốc của rắn vẫn là một vấn đề chưa được giải quyết. Ảnh: Hwalls. 

Tim rắn được bao bọc trong một túi, gọi là màng ngoài tim, nằm ở chỗ rẽ đôi của phế quản. Tuy nhiên tim rắn có thể di chuyển vòng quanh do không có cơ hoành. Ảnh: Herpcenter.
Tim rắn được bao bọc trong một túi, gọi là màng ngoài tim, nằm ở chỗ rẽ đôi của phế quản. Tuy nhiên tim rắn có thể di chuyển vòng quanh do không có cơ hoành. Ảnh: Herpcenter.

Da rắn được che phủ trong một lớp vảy sừng, trên thực tế da rắn nhẵn nhụi và khô. Ảnh: Wettropic.
Da rắn được che phủ trong một lớp vảy sừng, trên thực tế da rắn nhẵn nhụi và khô. Ảnh: Wettropic. 

Các mí mắt của rắn là các vảy sừng trong suốt, giống như "đeo kính", và các vảy này luôn luôn đóng kín. Ảnh: tumblr.
Các mí mắt của rắn là các vảy sừng trong suốt, giống như "đeo kính", và các vảy này luôn luôn đóng kín. Ảnh: tumblr.

Tất cả các loài rắn đều là động vật chỉ toàn ăn thịt, với thức ăn của chúng là các động vật nhỏ như thằn lằn, chim, loài thú nhỏ, cá, côn trùng, ốc, các loài rắn khác cũng như trứng của các loại con mồi này. Ảnh: Wikipedia.
Tất cả các loài rắn đều là động vật chỉ toàn ăn thịt, với thức ăn của chúng là các động vật nhỏ như thằn lằn, chim, loài thú nhỏ, cá, côn trùng, ốc, các loài rắn khác cũng như trứng của các loại con mồi này. Ảnh: Wikipedia.

Sau khi ăn, rắn chuyển sang trạng thái nghỉ trong khi quá trình tiêu hóa diễn ra. Ảnh: Hongkongkwildlife photos.

Sau khi ăn, rắn chuyển sang trạng thái nghỉ trong khi quá trình tiêu hóa diễn ra. Ảnh: Hongkongkwildlife photos.