Vì sao chiến dịch không kích của Nga hiệu quả hơn Mỹ?

(Kiến Thức) - Chiến dịch không kích IS của Nga hiệu quả hơn Mỹ là do chiến dịch này đi kèm và nhận được sự hỗ trợ đáng kể của lực lượng bộ binh Syria.

Theo nhà phân tích John Laughland - giám đốc nghiên cứu của Viện Dân chủ và Hợp tác ở Paris, sự khác biệt chính giữa các chiến dịch không kích ở Syria của Nga và phương Tây là Moscow đã được Damascus chính thức yêu cầu giúp đỡ, trong khi chiến dịch không kích của Mỹ không có sự chấp thuận của chính phủ Syria và cũng không có sự ủy thác của Liên Hợp Quốc.
Vi sao chien dich khong kich cua Nga hieu qua hon My?
Máy bay tấn công các mục tiêu mặt đất  Su-25SM của Không quân Nga.
Mỹ “ngầm ủng hộ” chiến dịch không kích của Nga ở Syria?
Ông John Laughland cho rằng có một sự “ủng hộ ngầm” của Mỹ đối với chiến dịch không kích của Nga ở Syria, một phần là do “chiến dịch không kích nhóm cực đoan Nhà nước Hồi giáo của Mỹ và đồng minh “hoàn toàn thất bại”. Đây chính là một sự thay đổi lớn trong lập trường của Mỹ. Giám đốc nghiên cứu John Laughland nói:  "Chúng tôi biết rằng Washington và Moscow đang hợp tác với nhau và có sự hỗ trợ ngầm của Mỹ. Đó là kết quả của cuộc gặp giữa Tổng thống Putin và Tổng thống Obama trong tòa nhà LHQ. Moscow sẽ thông báo cho Washington về các cuộc không kích  để tránh xảy ra sự cố và xung đột bùng phát”.
Sự khác biệt lớn nữa giữa chiến dịch không kích của phương Tây và chiến dịch không kích của Nga là Moscow nhận được sự hợp tác của  quân đội Syria.
Nhà phân tích Laughland nhận định: "Cách tiếp cận của Nga hoàn toàn khác biệt với  phương pháp tiếp cận của phương Tây. Tôi không tin vào  giải pháp chính trị ở Syria. Tôi nghĩ rằng giải pháp quân sự đã được ưu tiên và giải pháp chính trị có thể đến vào thời điểm sau này. Đây là thời điểm để loại bỏ nguy cơ (của thánh chiến Hồi giáo) và để đối phó với nguy cơ này bằng biện pháp quân sự. Và tôi thực sự không thấy một sự lựa chọn nào khác”.
Ông Ammar Waqqaf, một nhà hoạt động chính trị người Syria, chiến dịch quân sự của Nga ở Syria hoàn toàn không bất ngờ đối với Mỹ, nhưng lại khiến cho Washington "khá  bối rối" vì hai lý do. Ông Waqqaf giải thích: “Thứ nhất, hành động quân sự của Nga bộc lộ rằng người ta (phương Tây) đã rất nhẹ tay với tổ chức khủng bố IS và người ta (phương Tây) chưa thực sự quan tâm đến việc đánh bại IS. Người ta dung túng IS và hướng đến việc đánh bại chính phủ Syria. Thứ hai, điều quan trọng nhất hiện nay là trong khi sáng kiến của Nga tuân thủ luật pháp quốc tế thì sáng kiến của Mỹ không được chính phủ Syria yêu cầu và cũng không có sự ủy nhiệm của Liên Hợp Quốc”.
Tạo ra sự khác biệt lớn
Nhà phân tích Alexander Mercouris, biên tập viên quan hệ quốc tế của tạp chí “Nội tình nước Nga” (Russia Insider) nhận định: “Lực lượng không quân hùng mạnh hậu thuẫn cho quân đội Syria sẽ tạo ra sự khác biệt lớn. Người Nga đang sử dụng tất cả các quy phạm pháp luật và đang xây dựng một liên minh”. Theo ông Mercouris, sử dụng sức mạnh không quân Nga sẽ có "tác động rất đáng kể” trên chiến trường Syria.
Nhà phân tích Mercouris giải thích: "Có một vấn đề lớn mà chúng ta đã thấy là không quân Syria rất nhỏ bé và lỗi thời, không có thiết bị nhắm bắn mục tiêu hiện đại. Lực lượng không quân Nga là một đẳng cấp hoàn toàn khác. Và vấn đề đối với các cuộc không kích của Mỹ là không có sự phối hợp với các lực lượng mặt đất. Quân đội Syria  đang chiến đấu trên mặt đất và bây giờ nhận được sự yểm trợ không quân mạnh mẽ. Tôi chắc chắn điều này sẽ tạo ra một sự khác biệt lớn”.
Nga “dọn dẹp” đống hỗn độn do phương Tây gây ra
Châu Âu đang phát đi tín hiệu lẫn lộn khi một mặt giảm bớt các chiến dịch tuyên truyền chống Tổng thống Assad, nhưng mặt khác lại muốn điều tra hình sự chống lại nhà lãnh đọa Syria này. Theo nhà phân tích Marcus Papadopoulos, điều đó thể hiện “sự hỗn loạn tuyệt đối của chính sách phương Tây ở Syria”. Nhà phân tích Trung Đông Marcus Papadopoulos nói: “Đối với phương Tây, mục tiêu lật đổ chính phủ Syria thông qua việc sử dụng các nhóm Hồi giáo khác nhau đã thất bại và sự thất bại này đã gây ra tình trạng hỗn loạn và tàn sát dã man ở Syria. Người Mỹ, người Anh và người Pháp một mặt công khai nói rằng họ có nhu cầu về một số loại hình hành động phối hợp nào đó -  có thể với Nga, có thể với Iran - để đánh ISIS, nhưng mặt khác, họ lại không muốn mất mặt. Vì vậy, họ có thể duy trì luận điểm gây tranh cãi từ năm 2011 rằng Tổng thống Assad là 'bạo chúa', là 'kẻ diệt chủng’.... Chính sách của phương Tây đã thất bại thảm hại. Và bây giờ, Nga đã nhập cuộc và dọn dẹp cái mớ hỗn độn mà phương Tây và các đồng minh trong khu vực - Ả-rập Xê-út, Qatar và Thổ Nhĩ Kỳ - đã gây ra ở Syria”.  
“Nga nhập cuộc vì lý do an ninh”
Chuyên gia về Trung Đông Ali Rizk khẳng định “cái gọi là liên minh quốc tế chống lại ISIS đã không thành công”, khi  nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo vẫn tiếp tục mở rộng địa bàn hoạt động.
Nhà phân tích Ali Rizk nói với đài RT: "Tôi nghĩ rằng về cơ bản, Tổng thống Nga Vladimir Putin không có sự lựa chọn nào khác bởi vì ... có một sự gia tăng đột biến các chiến binh công dân Liên bang Nga tham gia ISIS. Khoảng 1.700 chiến binh công dân  Liên bang Nga từng chiến đấu cùng ISIS đã trở về nước. Tham gia IS, còn có một số lượng lớn các công dân Turkmenistan, Uzbekistan và những người đến từ Caucasus. Thậm chí, có sự hiện diện đáng kể của ISIS ở Afghanistan, cách Nga không xa. Vì vậy, chiến dịch không kích của Nga ở Syria là hợp lý và cấp bách đối với Moscow... bởi vì an ninh quốc gia đang bị các nhóm khủng bố đe dọa”.

Hai kịch bản phòng thủ-tấn công dành cho Nga ở Syria

(Kiến Thức) - Theo các chuyên gia, sẽ có hai kịch bản phòng thủ-tấn công dành cho Nga trong chiến dịch không kích phiến quân IS ở Syria.

Ngày 30/9, Nga bắt đầu không kích phiến quân IS ở Syria. Báo Kommersant dẫn lời các chuyên gia Nga và nước ngoài cho biết, với chiến dịch quân sự đang được tiến hành tại Syria như hiện tại, Moscow sẽ có hai kịch bản tiếp theo: hoặc phòng thủ hoặc tấn công.
Về kịch bản phòng thủ, các lực lượng của Nga sẽ hỗ trợ quân đội Syria duy trì  quyền kiểm soát khu vực ven Địa Trung Hải. Đây là nơi sinh sống của sắc tộc Alawite – lực lượng ủng hộ Tổng thống Syria Bashar al-Assad. Ngoài ra, Mosow cũng sẽ giúp quân đội Syria bảo vệ cảng Latakia và Turtus, các khu vực dân cư đông đúc và có nền công nghiệp phát triển như Damascus và vùng lân cận cùng khu vực ven Địa Trung Hải.
Theo các chuyên gia, mặc dù kịch bản tấn công có thể mạo hiểm hơn đối với Moscow nhưng mang lại danh tiếng cho Nga trên trường quốc tế, nhất là so với nỗ lực không đem lại hiệu quả trong cuộc chiến chống IS của liên minh do Mỹ cầm đầu.
Chẳng hạn, Nga có thể sẽ yểm trợ không quân  cho chiến dịch tái chiếm thành phố cổ Palmyra đang bị phiến quân IS tàn phá. Tuy nhiên, dư luận chưa thể đoán trước tác động của những cuộc tấn công như vậy.
Hai kich ban phong thu-tan cong danh cho Nga o Syria
Nga bắt đầu không kích phiến quân IS tại Syria từ ngày 30/9.

Chuyên gia phương Tây khen Nga, chê Mỹ về Syria

(Kiến Thức) - Các chuyên gia phương Tây cho rằng chỉ có thể đánh bại IS ở Syria và Iraq thông qua liên minh rộng rãi được LHQ ủy thác, như  ông Putin đề xuất.

Các chuyên gia phương Tây nói với đài Sputnik rằng Tổng thống Putin “hoàn toàn đúng” khi nói rằng  một liên minh rộng rãi chống Nhà nước Hồi giáo là cần thiết và liên minh này  phải bao gồm các nước Hồi giáo dưới sự ủy thác của Liên Hợp Quốc.
Chuyen gia phuong Tay khen Nga, che My ve Syria
Chuyên gia Helena Cobban: Nga đã thành công hơn trong việc xử lý vấn đề Trung Đông bởi vì nghĩ nhiều hơn đến khía cạnh ngoại giao và địa chính trị.
Phóng viên kỳ cựu chuyên về Trung Đông và là chủ nhà xuất bản Just World Books, bà Helena Cobban, nói với đài Sputnik ngày 29/9 rằng các quan chức Nga đã thành công hơn trong việc xử lý vấn đề Trung Đông bởi vì họ nghĩ nhiều hơn đến khía cạnh ngoại giao và địa chính trị chứ không chỉ đơn thuần nghĩ đến giải pháp quân sự như các quan chức Mỹ. Bà Cobban nói: “…Người Nga hiểu đây là những thách thức cơ bản về địa chính trị chứ không phải là thách thức quân sự thuần túy".