Vì sao Bộ GTVT bất ngờ hủy đấu thầu quốc tế với dự án cao tốc Bắc - Nam?

(Kiến Thức) - Bộ GTVT vừa quyết định hủy sơ tuyển theo hình thức đấu thầu rộng rãi quốc tế và điều chỉnh hồ sơ tuyển với hình thức đấu thầu rộng rãi trong nước lựa chọn nhà đầu tư dự án xây dựng một số tuyến đường cao tốc Bắc - Nam phía Đông.

Ngày 24/9, Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) đã phát đi thông tin báo chí về việc lựa chọn nhà đầu tư dự án xây dựng một số tuyến đường cao tốc Bắc - Nam phía Đông.
Thông cáo cho biết, Bộ GTVT đã quyết định hủy đấu thầu quốc tế, điều chỉnh hồ sơ mời sơ tuyển phù hợp với hình thức đấu thầu rộng rãi trong nước nhằm lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 8 dự án PPP thuộc Dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông.
Theo Bộ GTVT, thực hiện Nghị Quyết số 52/2017/QH14 của Quốc hội khóa XIV về chủ trương đầu tư dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020, Bộ GTVT nhận thức rất rõ đây là dự án trọng điểm của Quốc gia, có vai trò quan trọng và ý nghĩa to lớn trong việc thúc đẩy phát triển KT-XH của đất nước, đặc biệt đối với những địa phương có dự án đi qua.
Vi sao Bo GTVT bat ngo huy dau thau quoc te voi du an cao toc Bac - Nam?
 Ảnh minh họa.
Do vậy, quá trình triển khai dự án, Bộ GTVT quán triệt tinh thần phải tiến hành nghiêm túc, đảm bảo đúng quy định pháp luật, hiệu quả, khách quan, minh bạch và đảm bảo sự cạnh tranh bình đẳng giữa các thành phần kinh tế.
Căn cứ những quy định của pháp luật hiện hành, đặc biệt Luật Đấu thầu (Điều 15), đối với 8 dự án thành phần được Quốc hội phê duyệt đầu tư theo hình thức đối tác công - tư (PPP), thời gian qua Bộ GTVT đã tiến hành sơ tuyển lựa chọn nhà đầu tư theo hình thức đấu thầu quốc tế. Tính đến cuối tháng 7/2019, sau 2 tháng kể từ thời điểm phát hành hồ sơ mời sơ tuyển, bên mời thầu (các Ban Quản lý dự án của Bộ GTVT) đã nhận được 60 bộ hồ sơ dự tuyển.
Theo kết quả đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển của bên mời thầu và quá trình thẩm định làm rõ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, có 4 dự án không có nhà đầu tư vượt qua sơ tuyển, 2 dự án có duy nhất 1 nhà đầu tư vượt qua sơ tuyển, 1 dự án có từ 2 nhà đầu tư và 1 dự án có 3 nhà đầu tư vượt qua sơ tuyển. Như vậy, số lượng nhà đầu tư vượt qua sơ tuyển không nhiều, tính cạnh tranh không cao.
Bộ GTVT nhấn mạnh quan điểm, triển khai thành công dự án trọng điểm của quốc gia trong bối cảnh thế giới và khu vực tiếp tục có những diễn biến phức tạp, đảm bảo an ninh quốc phòng, đặc biệt để phát huy nội lực, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước tham gia đầu tư dự án và phát triển năng lực doanh nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực xây dựng kết cấu hạ tầng.
Sau khi đánh giá trách nhiệm pháp lý quy định tại hồ sơ mời sơ tuyển quốc tế đã phát hành và Luật Đấu thầu, trên cơ sở thống nhất của các cơ quan liên quan, Bộ GTVT quyết định hủy sơ tuyển theo hình thức đấu thầu rộng rãi quốc tế và điều chỉnh hồ sơ mời sơ tuyển phù hợp với hình thức đấu thầu rộng rãi trong nước lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 8 dự án PPP thuộc dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông.
“Hiện nay, Bộ GTVT đang khẩn trương rà soát, hoàn thiện các thủ tục pháp lý liên quan để triển khai dự án. Mọi thông tin về các bước thực hiện tiếp theo sẽ được Bộ GTVT kịp thời cung cấp tới các cơ quan thông tấn báo chí và toàn thể nhân dân được biết, giám sát”, Bộ GTVT nêu rõ.

Dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017-2020 được Quốc hội thông qua tại Nghị quyết 52/2017/QH14 có chiều dài 654km với tổng mức đầu tư 118.716 tỷ đồng, trong đó 55.000 tỷ đồng là vốn Nhà nước và 63.716 tỷ đồng là vốn huy động ngoài ngân sách.

Dự án được chia thành 11 dự án thành phần, gồm 3 dự án đầu tư công: Cao Bồ-Mai Sơn, Cam Lộ-La Sơn, cầu Mỹ Thuận 2 và 8 dự án đầu tư theo hình thức PPP, loại hợp đồng BOT: Mai Sơn-Quốc lộ 45, Quốc lộ 45-Nghi Sơn, Nghi Sơn-Diễn Châu, Diễn Châu-Bãi Vọt, Nha Trang-Cam Lâm, Cam Lâm-Vĩnh Hảo, Vĩnh Hảo-Phan Thiết và Phan Thiết-Dầu Giây.

Đường sắt Cát Linh - Hà Đông: Chậm tiến độ, đội vốn “khủng” thế nào?

(Kiến Thức) - Sau nhiều lần lỡ hẹn, đội vốn lên đến 10 nghìn tỷ đồng nhưng đến nay dù đã hoàn thành 99% nhưng tuyến đường sắt Cát Linh – Hà Đông vẫn chưa thể khai thác thương mại.

Hoàn thành đến 99% và dự kiến vận hành trong tháng 4/2019, tuy nhiên đến nay dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông tiếp tục trễ hẹn. Trong kết luận mới đây, Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội cho rằng, vẫn còn một số vấn đề về kỹ thuật, đăng kiểm, nghiệm thu và bàn giao chưa thống nhất giữa chủ đầu tư (Bộ GTVT) và tổng thầu của dự án, nên tiến độ bàn giao, vận hành tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông liên tục bị chậm so với cam kết của chủ đầu tư và tổng thầu.
Do vậy, Hà Nội cho rằng, những khó khăn vướng mắc hiện nay của dự án thuộc thẩm quyền xem xét, giải quyết của các bộ, ngành có liên quan, do đó, phải báo cáo Thủ tướng xem xét, quyết định.

Cô giáo Lào Cai bị chồng giết vì... 180 triệu đồng?

(Kiến Thức) - Đối tượng Nguyễn Tiến Dũng khai nhận đã đưa cho vợ 180 triệu đồng, sau đó bán xe đưa tiếp 150 triệu đồng. Dũng sau đó tìm nữ giáo viên ở trường đòi giải quyết chuyện tiền nong.

Liên quan đến vụ việc chồng giết cô giáo ở Lào Cai, nghi can Nguyễn Tiến Dũng đã bị cơ quan công an bắt giữ sau khi gây án. 
Tại cơ quan công an Dũng khai rằng đã đưa cho vợ là chị N.T.L.T. (SN 1978, trú tại xã Sơn Hải, huyện Bảo Thắng, giáo viên một trường cấp hai trên địa bàn) 180 triệu đồng. Đến tháng 11/2018, Dũng lại bán xe đưa tiếp cho vợ 150 triệu đồng.

Các nhà đầu tư trong nước “bắt tay” để đấu thầu cao tốc Bắc-Nam

Theo Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải - Nguyễn Ngọc Đông, qua kết quả sơ tuyển của nhà đầu tư cao tốc Bắc-NamBộ này đã nhận được một số hồ sơ đầu tư liên kết, liên doanh của các nhà đầu tư trong nước tham gia dự án này.

Cac nha dau tu trong nuoc “bat tay” de dau thau cao toc Bac-Nam
Các nhà đầu tư trong nước “bắt tay” để đấu thầu cao tốc Bắc-Nam. Ảnh minh hoạ