Vì sao ba nước Đông Nam Á tuần tra chung ở Biển Sulu?

(Kiến Thức) - Việc ba nước Đông Nam Á tuần tra chung ở Biển Sulu là sự khởi đầu của nỗ lực khu vực nhằm ngăn chặn phiến quân Hồi giáo cực đoan.

Các lực lượng của Indonesia, Philippines và Malaysia bắt đầu tuần tra  chung ở Biển Sulu từ tháng 6, với các cuộc tuần tra trên không và trên đất liền có thể được tiến hành sau đó.
Vi sao ba nuoc Dong Nam A tuan tra chung o Bien Sulu?
Vị trí địa lý của Biển Sulu. Ảnh: EagleSpeak 
Bộ trưởng Quốc phòng Indonesia, ông Ryamizard Ryacudu cho biết sáng kiến tuần tra chung ở Biển Sulu nằm giữa bang Sabah và miền nam Philippines là một "thỏa ước tập thể". Sau đó sẽ là việc thành lập các sở chỉ huy chung và các cuộc tập trận chung giữa ba nước Đông Nam Á hữu quan.
Bộ trưởng Ryamizard nói rằng tuần tra chung là một nỗ lực để "bảo vệ biên giới” của ba nước và “đóng cửa biên giới, ngăn chặn phiến quân đến các khu vực khác". Ông nói thêm: "Nếu tình hình leo thang và lan sang các vùng biển khác, chúng tôi sẽ yêu cầu các nước khác tham gia”.
Vi sao ba nuoc Dong Nam A tuan tra chung o Bien Sulu?-Hinh-2
Phiến quân Abu Sayyaf tuyên thệ trung thành với IS hoạt động mạnh ở Biển Sulu. Ảnh: Terror Trend Bullettin 
Sự hiện diện của phiến quân Hồi giáo cực đoan đã được cảm nhận trong khu vực. Quân đội Philippines đang chiến đấu để xua đuổi 500 tay súng Hồi giáo cực đoan khỏi thành phố Marawi. Việc phiến quân Hồi giáo cực đoan đánh chiếm thành phố Marawi là một trong những cuộc tấn công táo bạo nhất ở Đông Nam Á trong nhiều năm qua.
Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Philippines, Ricardo David Jr. cho hay, 40 tay súng nước ngoài đã tham gia cuộc tấn công đánh chiếm thành phố Marawi và có thể đã đến miền nam Philippines qua Biển Sulu.
Các cuộc tuần tra chung không được thực hiện dưới sự bảo trợ của Hiệp hội các nước Đông Nam Á gồm 10 thành viên, trong đó có Indonesia, Philippines và Malaysia.
Bộ trưởng Quốc phòng Indonesia giải thích: "ASEAN không phải là khối quân sự. Mối đe dọa mà chúng ta đang phải đối mặt là mối đe dọa chung. Khủng bố là kẻ thù của chúng ta. Đặc biệt ở ASEAN, chúng tôi không có bất kỳ sự bất đồng nào. Tôi tin rằng đây (tuần tra chung) có thể là một khuôn khổ cho các nước khác ở Trung Đông".
Bộ trưởng Quốc phòng Singapore Ng Eng Hen cho biết ông đã đề nghị hỗ trợ kế hoạch tuần tra chung nói trên, dưới hình thức chia sẻ thông tin tại Căn cứ Hải quân Changi.

Ba nữ bộ trưởng tài sắc của giới quân sự thế giới

Ba nữ bộ trưởng Quốc phòng Pháp, Nhật Bản và Australia tại Đối thoại Shangri-La đều là những phụ nữ tài sắc nhưng nổi tiếng cứng rắn trong giới quân sự.

Ba nu bo truong tai sac cua gioi quan su the gioi
Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Sylvie Goulard (giữa) duyệt đội danh dự lực lượng chống khủng bố của Pháp ở châu Phi trong chuyến thăm Mali cùng tổng thống Pháp ngày 19/5. Ảnh: Getty. 

Giao tranh ác liệt, số người chết ở Marawi vượt quá 100

Số người chết ở thành phố Marawi, miền nam Philippines đã vượt quá 100 người, trong số đó có ít nhất 27 dân thường và 61 tay súng khủng bố.

Theo RT, khoảng 2.000 người dân vẫn bị mắc kẹt khi các tay súng thánh chiến Maute có liên hệ với tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng thề giết chết “những kẻ phản bội” cố chạy khỏi Marawi.
Giao tranh ac liet, so nguoi chet o Marawi vuot qua 100
 Binh sĩ Phillippines trong chiến dịch truy quét phiến quân ở thành phố Marawi ngày 25/5. Ảnh: EPA/TTXVN

Philippines bắt giữ hàng chục người Indonesia dính líu bạo động ở Mindanao

Người phát ngôn cảnh sát quốc gia Indonesia Setyo Wasisto cho biết 38 công dân nước này đã bị cáo buộc tham gia vào một mạng lưới khủng bố dính líu đến những bạo động ở thành phố Marawi trên đảo Mindanao, miền Nam Philippines.

Theo phóng viên TTXVN tại Jakarta ngày 3/6, trong số các đối tượng trên có 37 nam giới và 1 phụ nữ. Bốn tên trong số này được cho là đã chết, 12 đối tượng bị trục xuất về Indonesia và 22 tên khác vẫn còn đang ở Philippines.
Trước đó, cảnh sát Indonesia công bố một báo cáo của cảnh sát Philippines tiết lộ 7 người Indonesia đã bị truy nã với cáo buộc liên quan đến phiến quân Maute có quan hệ với tổ chức khủng bố “Nhà nước Hồi giáo” (IS) tự xưng tại thành phố Marawi. Lực lượng này đã lên kế hoạch xây dựng căn cứ tại thành phố Marawi để kiểm soát Đông Nam Á.