Venezuela chuẩn bị phát hành tiền ảo riêng tên "Petro"

Chính quyền Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro tìm đến tiền ảo trong cơn khủng hoảng toàn diện của nền kinh tế và các biện pháp cấm vận của Mỹ.

Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro ngày 3/12 tuyên bố nước này sẽ phát hành tiền ảo "Petro" để giúp vực dậy nền kinh tế và chống lại lệnh trừng phạt của Mỹ. "Venezuela sẽ tạo ra một loại tiền ảo với sự hậu thuẫn của nguồn dự trữ dầu mỏ, khí gas, vàng và kim cương", ông Maduro nói trên truyền hình hôm 3/12.
Loại tiền ảo có tên là “Petro” này sẽ giúp Venezuela “thúc đẩy các vấn đề làm chủ tiền tệ, thực hiện các giao dịch tài chính và chống lại các lệnh phong tỏa tài chính”, ông Maduro nói.
Venezuela đang trải qua cơn khủng hoàng toàn diện về kinh tế. Quốc gia này rơi vào cảnh nợ nần trong bối cảnh giá dầu lao dốc trong khi ngành xuất khẩu của Venezuela lại phụ thuộc nhiều vào dầu mỏ.
Đồng nội tệ Bolivar của Venezuela đang rơi tự do trong vài tuần qua sau khi các lệnh trừng phạt của Mỹ khiến nước này càng thêm khó khăn để giải quyết các khoản nợ chính phủ.
Tiền ảo Venezuela định phát hành sẽ có tên là "Petro". Ảnh minh hoạ.
 Tiền ảo Venezuela định phát hành sẽ có tên là "Petro". Ảnh minh hoạ.
Trong thông báo của mình, Tổng thống Maduro nhấn mạnh rằng các biện pháp cấm vận mà chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đưa ra đang khiến Venezuela mất khả năng chuyển tiền thông qua hệ thống ngân hàng quốc tế.
Chính quyền ông Maduro bắt đầu chuyển trọng tâm từ đồng USD sau “sự lên ngôi” của đồng tiền ảo Bitcoin thời gian gần đây và có nhiều dấu hiệu cho thấy tiền ảo đang dần nhận được nhiều chú ý của giới đầu tư chính thống.
Hiện nay, tiền ảo, đặc biệt là Bitcoin chưa được công công nhận chính thức tại hầu hết quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, tại Venezuela, nhiều người đã tìm tới tiền ảo để thực hiện các giao dịch trong cơn khủng hoảng kinh tế.
Quốc gia này đang thiếu trầm trọng các nhu yếu phẩm như đồ ăn và thuốc men. Hàng triệu người Venezuela lâm vào cảnh đói nghèo và phải vật lộn để kiếm 3 bữa ăn mỗi ngày.
Trong khi đó, các nhà kinh tế và lãnh đạo phe đối lập cho rằng ông Maduro đã liều lĩnh khi không xem lại các chính sách kiểm soát tiền tệ quốc gia và ngăn chặn cuộc khủng hoảng kinh tế. Họ cho rằng quyết định phát hành tiền ảo của Tổng thống Maduro phải nhận được sự chấp thuận của quốc hội trước khi đưa vào thực hiện.
Chính sách quản lý tiền tệ cùng với việc in tiền quá mức khiến đồng bolivar của Venezuela tăng tới 57% so với đồng USD chỉ trong tháng trước và khiến mức lương tối thiểu tháng giảm xuống chỉ còn 4,3 USD.

NĐT Việt bất an vì sàn giao dịch tiền thuật toán BTC-e gặp sự cố

(Kiến Thức) - Sàn giao dịch tiền thuật toán BTC-e - sàn giao dịch tiền ảo quy mô lớn trên thế giới với mức độ bảo mật cao dừng hoạt động khiến nhiều nhà đầu tư Việt lo lắng.

Ngày 27/7, Sàn giao dịch tiền thuật toán BTC-e – sàn giao dịch tiền ảo có quy mô lớn trên thế giới với mức độ bảo mật rất cao đã dừng hoạt động sau khi cảnh sát Nga đã bắt giữ một nghi can rửa tiền tại Hy Lạp được cho là nhân vật chủ chốt đứng sau sàn giao dịch tiền thuật toán BTC-e. Nghi can tên là Vinnik bị cáo buộc đã rửa tiền từ các hoạt động phi pháp bằng cách chuyển tài sản thành bitcoin.

Ngay sau thông tin Vinnik bị bắt giữ, sàn BTC-e không thể truy cập được và ban quản trị sàn chỉ đưa ra thông báo "BTC-e đang được bảo trì" để lý giải. Mặc dù vậy, thông tin sàn giao dịch tiền ảo nguy cơ bị sập khiến không ít nhà đầu tư Việt lo lắng.

NDT Viet bat an vi san giao dich tien thuat toan BTC-e gap su co
Alexander Vinnik bị cảnh sát bắt giữ tại Hy Lạp hôm 26/7. Ảnh: Reuters. 

Nickname Hùng btc chia sẻ: “Bitcoin lãi rất nhiều nếu ai biết cách sử dụng nó. Không phải dạng đa cấp hay lừa đảo gì cả. Nó giống chứng khoán vậy. Nhưng Bitcoin thì lãi cao hơn bù lại rủi ro cũng cao. Tôi đầu tư 20 Bitcoin từ thời 1k7$ 1 Bitcoin. Nhưng tới giờ tôi đã bán hơn 7 bit. Và còn trong đó 15 bit vs 89 ETH và 300 ltc. Mà chủ Bitcoin em bị bắt. Tôi thấy bất an quá…. Sáng nay tôi như chết lặng. Khi không vào được BTC-e. Còn 15 bit trong đó không biết sao nữa. Hy vọng nó sẽ mở lại. Để chuyển qua hết blockchain cho chắc”.

NDT Viet bat an vi san giao dich tien thuat toan BTC-e gap su co-Hinh-2
Chia sẻ của nhiều nhà đầu tư Việt trước tin đồn sàn  BTC-e có thể bị sập.

Tình cảnh tương tự, anh Hùng ở Hà Nội chia sẻ, anh hiện có hơn 3 bitcoin (gần 200 triệu đồng) trên sàn BTC-e nên trước thông tin này anh rất hoang mang không biết liệu sàn có sập và anh có mất trắng hay không.

NDT Viet bat an vi san giao dich tien thuat toan BTC-e gap su co-Hinh-3
 Một ví Bitcoin có lượng giao dịch lớn ngay thời điểm sàn BTC-E dừng hoạt động. Ảnh: Zing.

Giống như anh Hưng, chán cảnh chạy xe ôm công nghệ, anh V. Linh nghe hướng dẫn của bạn thân gom vốn đầu tư đồng Litecoin trên sàn BTC-e. Gia nhập sàn từ đầu tháng 7, lời lãi chưa được bao nhiêu thì nay anh Linh điêu đứng do không thể truy cập được BTC-e.

"Tài sản tích cóp gần 1 năm lái xe ôm công nghệ giờ còn không truy cập được để rút về, tương lai cũng không biết ra sao. Nếu sàn sập thì mình mất hết nên đang rất hoang mang. Thay vì trực giao dịch thì gần hai ngày nay mình như ngồi trên đống lửa", anh Linh chia sẻ trên Zing.

Không tiết lộ rõ đã đầu tư bao nhiêu trên BTC-e nhưng anh úp mở con số này không dưới 30 triệu đồng.

Bên cạnh những sự lo lắng của các nhà đầu tư Việt, nhiều bạn đọc lại cho rằng các nhà đầu tư cần phải hết sức thận trọng với những loại tiền ảo này vì nó luôn chứa đựng những rủi ro bất ngờ. Tất cả giao dịch đều phụ thuộc vào hệ thống tại nước ngoài nên khi xảy ra sự cố người chịu thiệt luôn là khách hàng.

Nickname Bảo Trần Tuấn cho biết: “Nếu các bạn nhìn thấy ngay từ đầu thì đã không nên đầu tư vào cái thứ gọi là tiền thuật toán. Tiền ảo - Sàn giao dịch ảo- thì giá trị gửi vào cũng ảo nốt. Đồng tiền đi liền khúc ruột, mà khúc ruột thì không nên là khúc ruột ảo phải không bài học nhé”.

NDT Viet bat an vi san giao dich tien thuat toan BTC-e gap su co-Hinh-4
Nhiều bạn đọc lại cho rằng các nhà đầu tư cần phải hết sức thận trọng với những loại tiền ảo này
Tương tự, nickname Thực Bùi nếu quan điểm: “Bitcoin là đồng tiền điện tử... Nó như cổ phiếu vậy, cũng không phải là tiền tệ, nhưng nó có giá trị, ai gọi ảo cũng được không sao. Chơi Bitcoin cũng như chơi cổ phiếu, lên thì lời, xuống thì lỗ, sập sàn thì phá sản... Y hệt sàn cổ phiếu thôi”.
Phản đối ý kiến của nickname Thực Bùi, nickname Trung Kiên cho hay: “Mình không đồng ý với bạn, cổ phiếu được quản lý rất chặt, bảo vệ cũng rất chặt. Cổ phiếu thì cá mập làm chủ”.
NDT Viet bat an vi san giao dich tien thuat toan BTC-e gap su co-Hinh-5
Một vài ý kiến bình luận khác.

Đồng quan điểm với nickname Trung Kiên, anh Danh cho rằng: “Nhiều người không biết cứ nghĩ xấu về bitcoin. Bản thân nó không xấu. Chỉ có người sử dụng nó vào mục đích xấu thôi như hacker, tội phạm, rửa tiền.

Đa số người ta đầu tư và sử dụng nó chỉ để kiếm lời 1 cách nhanh chóng mà quên đi cái hay của công nghệ nền tảng đứng sau bitcoin là blockchain. Và giao dịch tiền ảo bitcoin là điển hình của công nghệ này.

Tương lai nó có thể áp dụng cho quản lí giao dịch tài chính, y tế, giáo dục,chính phủ,... Ngay cả Nhật Bản cũng đã công nhận bitcoin là 1 phương thức thanh toán rồi. Nền công nghiệp 4. 0 vẫn sẽ bùng nổ cho dù chúng ta có đón nhận hay không đón nhận nó”.

Khi Venezuela thiếu dầu

Venezuela, một trong những nước có trữ lượng dầu thô hàng đầu thế giới, từng là quốc gia giàu có nhất Nam Mỹ, đã thiếu thốn đủ thứ từ nhiều năm nay.

Khi Venezuela thieu dau
Những giá hàng trống trơn trong siêu thị là cảnh thường thấy ở Venezuela. 
Giờ đây, khi khủng hoảng kinh tế và chính trị vẫn tiếp tục leo thang, thì ngay cả dầu và khí đốt để nấu ăn cũng trở nên vô cùng khan hiểm.

Hình ảnh khu chợ chỉ bán cỏ dại độc nhất miền Tây

(Kiến Thức) - Chợ Ô Lâm chỉ bán một thứ mặt hàng duy nhất: cỏ dại - thứ tưởng chừng như bỏ đi nhưng lại góp phần cải thiện thu nhập cho người dân nơi đây.

Nằm ở xã miền núi Ô Lâm, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang, chợ Ô Lâm trở nên khác biệt với tất cả các khu chợ khác ở miền Tây khi chỉ bán một mặt hàng duy nhất là cỏ. (Ảnh Wp)
 Nằm ở xã miền núi Ô Lâm, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang, chợ Ô Lâm trở nên khác biệt với tất cả các khu chợ khác ở miền Tây khi chỉ bán một mặt hàng duy nhất là cỏ. (Ảnh Wp)
Chợ cỏ Ô Lâm thường bắt đầu họp từ 11h sáng và tan chợ tầm 15h chiều. (Ảnh Canthotv)
 Chợ cỏ Ô Lâm thường bắt đầu họp từ 11h sáng và tan chợ tầm 15h chiều. (Ảnh Canthotv)
Tại đây, người mua không cần mặc cả hay trả giá bởi cỏ ở khu chợ này đã được định giá sẵn: 10.000 đồng/3 bó cỏ (nặng khoảng 5kg). (Ảnh Vanhien)
 Tại đây, người mua không cần mặc cả hay trả giá bởi cỏ ở khu chợ này đã được định giá sẵn: 10.000 đồng/3 bó cỏ (nặng khoảng 5kg). (Ảnh Vanhien)
Chợ cỏ Ô Lâm họp quanh năm nhưng đông đúc và sôi động nhất là vào mùa nước nổi. (Ảnh Imageshack)
 Chợ cỏ Ô Lâm họp quanh năm nhưng đông đúc và sôi động nhất là vào mùa nước nổi. (Ảnh Imageshack)
Chợ cỏ Ô Lâm được hình thành từ năm 2000 khi nhu cầu về thức ăn cho gia súc xung quanh vùng tăng cao. (Ảnh Imageshack)
 Chợ cỏ Ô Lâm được hình thành từ năm 2000 khi nhu cầu về thức ăn cho gia súc xung quanh vùng tăng cao. (Ảnh Imageshack)
Các loại cỏ chủ yếu bán tại chợ cỏ Ô Lâm được cắt từ các cánh đồng hoang hay cỏ ở ven sông rạch như lùn, xả, mật…(Ảnh Imageshack)
 Các loại cỏ chủ yếu bán tại chợ cỏ Ô Lâm được cắt từ các cánh đồng hoang hay cỏ ở ven sông rạch như lùn, xả, mật…(Ảnh Imageshack)
Chợ cũng không có các quầy, sạp bày bán. Thay vào đó, cỏ được chất đống hai bên bờ kênh để người mua thoải mái lựa chọn. (Ảnh Imageshack)
Chợ cũng không có các quầy, sạp bày bán. Thay vào đó, cỏ được chất đống hai bên bờ kênh để người mua thoải mái lựa chọn. (Ảnh Imageshack) 
Đôi khi, người mua cũng không cần phải trả tiền. Thay vào đó, người mua có thể trao đổi bằng hàng hóa như bắp ngô, củ khoai, trái cây...(Ảnh Imageshack)
 Đôi khi, người mua cũng không cần phải trả tiền. Thay vào đó, người mua có thể trao đổi bằng hàng hóa như bắp ngô, củ khoai, trái cây...(Ảnh Imageshack)
Người mua bán ở chợ cỏ Ô Lâm đều là bà con người Khmer. Lượng người tới khu chợ này giao dịch mỗi ngày lên tới cả trăm người. (Ảnh Imgur)
 Người mua bán ở chợ cỏ Ô Lâm đều là bà con người Khmer. Lượng người tới khu chợ này giao dịch mỗi ngày lên tới cả trăm người. (Ảnh Imgur)
Dù chỉ bán cỏ dại nhưng chợ cỏ Ô Lâm không bao giờ có khái niệm “ế”. (Ảnh Imageshack)
Dù chỉ bán cỏ dại nhưng chợ cỏ Ô Lâm không bao giờ có khái niệm “ế”. (Ảnh Imageshack)