VEAM sắp trả cổ tức, Bộ Công Thương nhận về hơn 4.500 tỷ đồng

(Vietnamdaily) - Tổng Công ty Máy động lực và máy nông nghiệp Việt Nam (VEAM, HoSE: VEA) vừa công bố Nghị quyết Hội đồng quản trị về việc chi trả cổ tức năm 2018.
 

Cụ thể, VEAM sẽ chi trả cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ 38,84%. Với gần 1,33 tỷ cổ phiếu đang lưu hành, Công ty sẽ chi ra 5.161 tỷ đồng để thanh toán cổ tức trong đợt này.

Bộ Công Thương hiện đang nắm giữ gần 88,5% cổ phần tại VEAM, sẽ nhận gần 4.566 tỷ đồng trong đợt cổ tức vào đầu năm 2020.

Đây là đợt chi trả cổ tức tiền mặt thứ hai của VEAM kể từ ngày đầu tiên đưa cổ phiếu lên giao dịch tại UPCoM. Trước đó, vào đầu tháng 8/2018, doanh nghiệp này đã chi hơn 490 tỷ đồng để trả cổ tức cho năm 2017.

Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu VEA đã giảm hơn 23% kể từ mức đỉnh lập hồi cuối tháng 7 vừa rồi, sau đợt tăng giá kéo dài từ những ngày đầu giao dịch tại sàn UPCoM. Kết phiên 13/12, cổ phiếu VEA có giá 49.600 đồng/cp.

VEAM sap tra co tuc, Bo Cong Thuong nhan ve hon 4.500 ty dong
 VEAM sắp trả cổ tức với tỷ lệ 38,84%.

Được biết, VEAM hiện đang sở hữu 30% cổ phần Honda, 20% cổ phần Toyota, 25% cổ phần Ford và đây cũng là nguồn lợi nhuận chủ yếu của Công ty trong nhiều năm qua.

Theo đó, dù hoạt động kinh doanh chính thua lỗ, VEAM được cứu bởi cổ tức từ các liên doanh. Cụ thể, 9 tháng, VEAM đạt doanh thu 3.352 tỷ đồng, giảm 28% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, lợi nhuận đến từ công ty liên doanh, liên kết và tiền gửi nên lợi nhuận sau thuế của VEAM tăng lên hơn 5.151 tỷ đồng, tăng 6% so với cùng kỳ năm 2018.

VEAM tiết lộ tin sốc ngay trước khi hàng loạt sếp lớn bị khởi tố

(VietnamDaily) - Mới đây, Cơ quan CSĐT Bộ Công an ra Quyết định khởi tố nguyên Chủ tịch và Tổng giám đốc Tổng Công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam (Veam). Trước đó, Veam công bố những thông tin tích cực về tình hình kinh doanh.

Vào ngày hôm qua (3/8), Cơ quan CSĐT Bộ Công an ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự về tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí xảy ra Tổng công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam (VEAM) và một số đơn vị thành viên.
Cũng trong ngày hôm đó, quyết định khởi tố bị can, Lệnh khám xét được đưa ra đối với: Trần Ngọc Hà, nguyên Chủ tịch hội đồng quản trị, nguyên Tổng Giám đốc Veam; Lâm Chí Quang, nguyên Tổng Giám đốc Veam; Vũ Từ Công, Phó Tổng Giám đốc Veam; Nguyễn Mạnh Chung, Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn máy kéo nông nghiệp về tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí quy định tại Điều 219 Bộ Luật hình sự năm 2015 và áp dụng biện pháp ngăn chặn Bắt bị can để tạm giam đối với 3 bị can Trần Ngọc Hà, Lâm Chí Quang và Nguyễn Mạnh Chung; Áp dụng biện pháp ngăn chặn Cấm đi khỏi nơi cư trú đối với bị can Vũ Từ Công.

Các tập đoàn có sếp bị công an sờ gáy làm ăn như thế nào?

(Vietnamdaily) - Từ đầu năm đến nay có nhiều cú “ngã ngựa” của các sếp lớn doanh nghiệp.  

Cổ phiếu PTL của Petroland tăng đột biến, nhưng kinh doanh vẫn chưa mấy khởi sắc

Gần đây nhất là vụ “ngã ngựa” của sếp CTCP Đầu tư Hạ tầng và Đô thị Dầu khí (Petroland, PTL). Ngày 2/10, Cơ quan an ninh điều tra Bộ Công an đã khởi tố bị can, bắt tạm giam ông Bùi Minh Chính, Chủ tịch HĐQT của Petroland để điều tra về hành vi "lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ".

Nhiều ngân hàng ép khách mua bảo hiểm mới cho vay: Kiếm lợi nhuận bất chấp

(Vietnamdaily) - Không ít ngân hàng tìm cách ép khách hàng mua một số loại bảo hiểm để hưởng hoa hồng, hưởng lãi suất trên khoản vay mua bảo hiểm...

Trước đây, khách hàng vay diện thế chấp nhà, xưởng chỉ phải mua bảo hiểm tài sản đảm bảo (trong đó có bảo hiểm cháy nổ, động đất). Đây là một biện pháp đảm bảo của ngân hàng về khả năng thanh lý tài sản thế chấp nếu chẳng may xảy ra sự cố, tránh nợ xấu cho ngân hàng. Điều này có thể chấp nhận được.

Nhưng hiện nay, theo phản ánh từ nhiều người, khách vay diện thế chấp đang bị ép phải mua đủ loại bảo hiểm không liên quan, như bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe.