Vệ tinh NanoDragon của Việt Nam sẽ lên quỹ đạo vào ngày 1/10

Trung tâm Vũ trụ Việt Nam cho biết, ngày 20/8, Cơ quan Hàng không vũ trụ Nhật Bản thông báo lịch phóng vệ tinh NanoDragon của Việt Nam.

Theo đó, lịch phóng vệ tinh NanoDragon của Việt Nam vào khoảng 7h48 - 7h59, ngày 1/10/2021 theo giờ Việt Nam.
Tại lần phóng này, tên lửa Epsilon 5 sẽ xuất phát bãi phóng Trung tâm Vũ trụ Uchinoura, tỉnh Kagoshima, phía Nam Nhật Bản, mang theo 9 vệ tinh lên quỹ đạo trong đó có một vệ tinh của Việt Nam là NanoDragon (nặng 3,8kg) và 8 vệ tinh khác của Nhật Bản. Thời gian phóng dự bị từ ngày 2/10 đến ngày 30/11/2021.
Ve tinh NanoDragon cua Viet Nam se len quy dao vao ngay 1/10
Vệ tinh NanoDragon do Trung tâm Vũ trụ Việt Nam chế tạo sẵn sàng lên quỹ đạo vào ngày 1/10 tới. 
Trước đó, ngày 11/8, vệ tinh NanoDragon do Trung tâm Vũ trụ Việt Nam chế tạo đã được chuyển đi từ Sân bay Nội Bài, Việt Nam đến sân bay Narita, Tokyo, Nhật Bản. Sau đó NanoDragon đã được chuphútyển về bãi phóng Trung tâm Vũ trụ Uchinoura, tỉnh Kagoshima để kiểm tra lần cuối cùng về hình dáng, kích thước, hệ thống đóng cắt nguồn điện trong khi phóng,… quá trình kiểm tra diễn ra trong hai ngày 16 - 17/8. Ngay sau công đoạn kiểm tra, trong ngày 17/8, NanoDragon đã chính thức được bàn giao cho Cơ quan Hàng không vũ trụ Nhật bản (JAXA) để phóng theo Chương trình “Trình diễn công nghệ vệ tinh tiên tiến 2”.
NanoDragon là vệ tinh dạng cubesat lớp nano nặng 3,8 kg với kích thước tiêu chuẩn 3U(100 x 100 x 340,5 mm), được Trung tâm Vũ trụ Việt Nam phát triển. Vệ tinh là sản phẩm của Đề tài “Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo, phóng và vận hành thử nghiệm vệ tinh siêu nhỏ cỡ nano” thuộc “Chương trình khoa học và công nghệ cấp quốc gia về công nghệ vũ trụ giai đoạn 2016 - 2020”. Quá trình nghiên cứu, thiết kế, tích hợp, thử nghiệm chức năng vệ tinh hoàn toàn được thực hiện tại Việt Nam, bởi các cán bộ nghiên cứu của Trung tâm Vũ trụ Việt Nam.
Vệ tinh NanoDragon được phát triển với mục đích chứng minh có thể dùng công nghệ chùm vệ tinh cỡ siêu nhỏ để thu tín hiệu nhận dạng tự động tàu thủy (Automatic Identification System - AIS) sử dụng cho mục đích theo dõi, giám sát phương tiện trên biển. Vệ tinh NanoDragon cũng được thiết kế để nhằm xác minh chất lượng của hệ thống điều khiển và xác định tư thế vệ tinh và một máy tính tiên tiến mới được phát triển riêng dành cho vệ tinh cỡ nhỏ. Vệ tinh NanoDragon dự kiến sẽ hoạt động ở quỹ đạo đồng bộ mặt trời ở độ cao khoảng 560 km.
NanoDragon là vệ tinh được nghiên cứu, thiết kế, chế tạo 100% tại Việt Nam và là một sản phẩm nằm trong lộ trình phát triển Vệ tinh nhỏ “Made in Vietnam” của Trung tâm Vũ trụ Việt Nam nhằm thực hiện "Chiến lược phát triển và ứng dụng khoa học và công nghệ vũ trụ đến năm 2030" đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vào ngày 4/2/2021.

Các loài cú mèo độc nhất VN: Như sinh vật “ngoài hành tinh” (2)

Hù phương Đông, cú vọ mặt trắng, cú vọ lưng nâu... là những loài cú mèo bản địa Việt Nam có vẻ ngoài ngộ nghĩnh, gây bất ngờ cho những ai lần đầu nhìn thấy.

Cac loai cu meo doc nhat VN: Nhu sinh vat “ngoai hanh tinh” (2)
Dù dì Kêtupu (Ketupa ketupu) dài 45-47 cm, là loài định cư hiếm đến không phổ biến tại Trung, Nam Trung Bộ và Nam Bộ. Loài cú mèo này sống ở rừng lá rộng thường xanh nơi gần nước, rừng ngập mặn, rừng trồng, vườn cây gỗ, đất nông nghiệp có cây lớn.

"Nội soi" vệ tinh siêu nhỏ “made in Việt Nam” chuẩn bị phóng lên vũ trụ

Vệ tinh NanoDragon do Việt Nam nghiên cứu và phát triển đã được chuyển đến sân bay Narita, Tokyo, bàn giao cho Cơ quan Hàng không vũ trụ Nhật Bản (JAXA) và chuẩn bị phóng lên vũ trụ.

Sau khi chuyển về bãi phóng Trung tâm Vũ trụ Uchinoura, tỉnh Kagoshima, vệ tinh NanoDragon của Việt Nam sẽ được bàn giao cho Cơ quan Hàng không vũ trụ Nhật Bản (JAXA) để chuẩn bị phóng lên vũ trụ.
 Sau khi chuyển về bãi phóng Trung tâm Vũ trụ Uchinoura, tỉnh Kagoshima, vệ tinh NanoDragon của Việt Nam sẽ được bàn giao cho Cơ quan Hàng không vũ trụ Nhật Bản (JAXA) để chuẩn bị phóng lên vũ trụ.

Cảnh báo sốc: Cuộc đại tuyệt chủng 359 triệu năm trước sẽ lặp lại?

Khoảng 416 đến 332 triệu năm trước, một thảm họa xảy ra đã khiến 50% thực vật và động vật biến mất khỏi Trái Đất, và các nhà khoa học cho rằng thảm họa đại tuyệt chủng này sẽ còn lặp lại. 

Canh bao soc: Cuoc dai tuyet chung 359 trieu nam truoc se lap lai?
 Theo nghiên cứu, khoảng 416 đến 332 triệu năm trước từ trường Trái đất bị suy yếu nghiêm trọng, khiến bức xạ vũ trụ tấn công mạnh mẽ. Giai đoạn đó được gọi là "lưỡng cực giữa Paleozoi thấp".