VDSC: HSG và NKG có triển vọng lợi nhuận quý 2, HPG sẽ gặp khó

Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) cho rằng giá thép đang chịu áp lực trong ngắn hạn và có thể tăng trở lại trong nửa cuối năm 2022.

Trung Quốc mở cửa kinh tế trở lại là chất xúc tác cho giá thép phục hồi
Tại châu Âu, giá thép giảm dần sau khi lập đỉnh trong tháng 4. Tâm lý thị trường thép châu Âu hoảng loạn bởi chiến sự Nga-Ucraina bùng nổ đã phản ánh vào giá thép tại thị trường này giai đoạn đầu tháng 3 đến đầu tháng 4 với giá HRC giao ngay tăng vọt từ 1.068 USD/tấn lên 1.584 USD/tấn. Các lệnh trừng phạt của EU với Nga và sự tàn phá của chiến tranh khiến các nhà máy lo ngại chi phí sản xuất cao do giá năng lượng tăng.
Ngược lại, người mua e ngại viễn cảnh nguồn cung thép từ các nhà cung cấp lớn như Nga và Ucraina sẽ bị cắt đứt hoặc giảm mạnh và sản xuất thép nội khối sẽ gặp nhiều khó khăn.
VDSC: HSG va NKG co trien vong loi nhuan quy 2, HPG se gap kho
 
Từ giữa tháng 4 đến nay, giá HRC giao ngay đã liên tục giảm, đạt 1.300 USD/tấn vào cuối tuần trước nhưng vẫn cao hơn giai đoạn trước chiến tranh.
Đối với các hợp đồng giao sau, giá HRC hiện chốt quanh mức 1.000 USD/tấn giao sau 2 tháng và 960-970 USD/tấn giao sau 3 tháng. Các mức giá này là thấp nhất từ khi chiến tranh bắt đầu và đã đi ngang hơn một tuần nay. Tuy nhiên, ít hợp đồng được chốt do các nhà máy thép châu Âu đang gánh chi phí sản xuất cao còn người mua giảm đặt hàng do triển vọng kinh tế ảm đạm.
Hiệp hội thép châu Âu EUROFER gần đây đã đưa ra dự báo tiêu thụ thép của khu vực có thể giảm 1,9% trong năm nay thay vì tăng 3,2% như dự báo đưa ra trong tháng 2. Các nhân tố như giá năng lượng cao, đứt gãy chuỗi cung ứng và cú sốc chiến tranh có thể dẫn đến giảm nhu cầu tiêu thụ các mặt hàng lâu bền sử dụng nhiều thép như ô tô và đồ điện gia dụng.
Tuy nhiên, theo đánh giá của VDSC, việc Trung Quốc mở cửa kinh tế trở lại là chất xúc tác cho giá thép phục hồi. Việc Trung Quốc cho phép mở cửa kinh tế trở lại từ đầu tháng 6 kết hợp với các chính sách đẩy mạnh đầu tư cho tăng trưởng của nước này trong nửa cuối năm có thể giúp giá thép cũng như giá các nguyên liệu sản xuất thép sớm phục hồi trên toàn cầu.
Mặt khác, kỳ vọng giá thép trong nước giảm sẽ khuyến khích nhu cầu trở lại sau khoảng thời gian trầm lắng từ đầu tháng 4 đến nay.
Lợi nhuận HPG gặp khó, ngược lại NKG và HSG có thể cải thiện trong quý 2
Về triển vọng kinh doanh của các doanh nghiệp ngành thép trong nước, VDSC nhận định, các nhà sản xuất tôn mạ, có thể đạt được biên lợi nhuận tốt hơn trong quý 2 nhờ chốt hợp đồng xuất khẩu sang châu Âu vào thời điểm giá cao.
Biến động địa chính trị tại châu Âu khiến chênh lệch giá HRC Châu Âu – Việt Nam tăng từ 256 USD/tấn vào đầu tháng 2 lên 667 USD/tấn cuối tháng 3 và điều chỉnh về 405 USD/tấn ngày 20/5/2022. Sự thu hẹp-mở rộng của khoảng chênh lệch kết hợp với thời gian nhận đơn hàng thường trước 3 tháng gợi ý rằng biên lợi nhuận gộp các nhà máy tôn mạ (NKG, HSG) có thể mở rộng tạm thời trong quý 2.
VDSC: HSG va NKG co trien vong loi nhuan quy 2, HPG se gap kho-Hinh-2
 
Triển vọng giá bán quý 3 sẽ phụ thuộc vào mức tồn kho của người mua tại châu Âu và thời điểm mua nguyên liệu HRC của doanh nghiệp. Tuần trước, Formosa và Hòa Phát đã công bố giá HRC cho đợt giao hàng tháng 7 với các mức giảm giá khá sâu.
Về sản lượng xuất khẩu, mức sản lượng cao cùng kỳ khó lặp lại, trên cơ sở các đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu, kết hợp với nhu cầu hàng không thiết yếu suy giảm do lạm phát kỷ lục tại châu Âu; cạnh tranh tại Mỹ gia tăng do nước này đã nới lỏng chính sách thuế quan với thép Nhật và châu Âu và Nga đặt mục tiêu xuất khẩu nhiều hơn sang Đông Nam Á.
Yếu tố tích cực hỗ trợ cho giá bán cả nội địa và xuất khẩu phục hồi sẽ nằm ở khả năng gia tăng tiêu thụ của thị trường Trung Quốc.
Đối với các nhà sản xuất thượng nguồn (HPG, Formosa), VDSC duy trì quan điểm giá than luyện cốc tăng mạnh sẽ là một thách thức cho biên lợi nhuận. Trong khi các nước châu Âu và Nhật Bản tìm kiếm nguồn cung than thay thế cho Nga, Ấn Độ cũng tăng cường mua than dự trữ và Trung Quốc mới đây đã giảm thuế nhập khẩu than từ mức 3-6% về 0% từ tháng 5/2022 đến tháng 3/2023.
Mặc dù Trung Quốc và Ấn Độ đang chuyển hướng sang nguồn than rẻ từ Nga, giá than thế giới vẫn neo ở mức hơn 500 USD/tấn do nguồn cung hạn chế và lũ lụt mùa hè tại Úc.
VDSC cho rằng vị thế quan trọng của Nga trong nguồn cung năng lượng toàn cầu, chiến sự kéo dài và khó khăn của các nước trong tìm kiếm nguồn thay thế cho Nga có thể khiến giá than duy trì cao ít nhất đến đầu năm sau. Giá quặng và giá phế đang giảm sẽ chỉ là xu hướng ngắn hạn và sẽ sớm quay đầu khi nền kinh tế Trung Quốc vận hành trở lại.

3 loại gia vị Tây Bắc cực đắt đỏ, có tiền chưa chắc mua được

Trước kia, các loại gia vị này chỉ vài nghìn đến vài chục nghìn đồng, nhưng giờ đây chúng có giá vô cùng đắt đỏ, có loại tới vài triệu đồng.

3 loai gia vi Tay Bac cuc dat do, co tien chua chac mua duoc
 Là thứ giá vị đắt đỏ trong ẩm thực, hạt dổi rừng được ví như "vàng đen" của vùng đất Tây Bắc. Ảnh: Vietnamnet

3 loai gia vi Tay Bac cuc dat do, co tien chua chac mua duoc-Hinh-2
 Hạt dổi rừng còn "gây sốt" trên thị trường với giá lên tới 3 triệu đồng/kg, thậm chí xuất khẩu sang châu Âu. Ảnh: Lâm Việt

3 loai gia vi Tay Bac cuc dat do, co tien chua chac mua duoc-Hinh-3
 Theo người dân Tây Bắc, loại thượng hạng, đắt đỏ nhất là hạt của những cây dổi rừng cổ thụ, già trên 30 năm. Ảnh: Dân Việt

3 loai gia vi Tay Bac cuc dat do, co tien chua chac mua duoc-Hinh-4
 Tuy nhiên, muốn mua hạt dổi thượng hạng phải có mối quen. Bởi, trên thị trường chủ yếu là hạt dổi loại thường. Ảnh: Điện Biên Food

3 loai gia vi Tay Bac cuc dat do, co tien chua chac mua duoc-Hinh-5
 Mắc khén là một trong những loại gia vị nổi tiếng của núi rừng Tây Bắc. Nó được xem là "linh hồn" của các nhiều món ăn dân tộc như chẩm chéo, trâu bò gác bếp...Ảnh: Facebook 

3 loai gia vi Tay Bac cuc dat do, co tien chua chac mua duoc-Hinh-6
 Hạt mắc khén có mùi giống cam nhưng thoang thoảng, dễ chịu hơn. Khi ăn, mắc khén có vị cay cay, tê đầu lưỡi. Ảnh: Internet

3 loai gia vi Tay Bac cuc dat do, co tien chua chac mua duoc-Hinh-7
 Ngày nay, hạt mắc khén là đặc sản Tây Bắc được bán với giá lên tới 350.000 đồng/kg. Ảnh: Shopee

3 loai gia vi Tay Bac cuc dat do, co tien chua chac mua duoc-Hinh-8
 Thảo quả được xem là "nữ hoàng" gia vị với đặc tính vừa thơm, vừa ngọt lại cay. Ảnh: AmthucTayBac

3 loai gia vi Tay Bac cuc dat do, co tien chua chac mua duoc-Hinh-9
 Thảo quả thường mọc hoang dại thành từng khóm ở các vùng núi Hoàng Liên Sơn và Tây Bắc như Lào Cai, Yên Bái...Ảnh: Internet

3 loai gia vi Tay Bac cuc dat do, co tien chua chac mua duoc-Hinh-10
 Trên chợ mạng và các sàn thương mại điện tử, thứ gia vị Tây Bắc này được rao bán lên tới 265.000 đồng/kg. Thảo quả dùng để tẩm ướp các món nướng, kho, hay làm lẩu, làm chè lam...Ảnh: Shopee

Video: Lạp sườn Cao Bằng - Đặc sản vùng Đông Bắc. Nguồn: VTV24



Ngắm cơ ngơi đồ sộ 3 cầu thủ trên 23 tuổi của U23 Việt Nam

Sau nhiều năm tích góp, cầu thủ Đỗ Hùng Dũng và Hoàng Đức đã xây tặng bố mẹ căn nhà khang trang. Còn cơ ngơi của gia đình Tiến Linh rộng 300m2.

Ngam co ngoi do so 3 cau thu tren 23 tuoi cua U23 Viet Nam
Cùng với toàn đội, bộ 3 cầu thủ trên 23 tuổi, Tiến Linh, Hoàng Đức và Hùng Dũng được đánh giá là "vũ khí" hạng nặng góp công lớn giúp U23 Việt Nam giành ngôi vô địch. Ảnh: Lao động 

Doanh thu tăng mạnh, đại gia Lê Phước Vũ bỏ túi hơn 600 tỷ đồng

Ghi nhận kết quả kinh doanh tăng mạnh trong 3 tháng đầu của niên độ tài chính 2021-2022, doanh nghiệp của Lê Phước Vũ ghi nhận lãi hơn 600 tỷ đồng.

Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoa Sen (HSG) của đại gia đi tu Lê Phước Vũ đã công bố kết quả kinh doanh hợp nhất quý I, niên độ tài chính 2021-2022 (từ 1/10/2021 đến 31/12/2021).

Theo đó, sản lượng tiêu thụ tháng quý I trong niên độ tài chính 2021-2022 của HSG đạt 604.518 tấn, tương đương 113% so với cùng kỳ; doanh thu đạt 16.934 tỉ đồng, bằng 186% so với khoản doanh thu chỉ 9.100 tỷ đồng của cùng kỳ.