Vàng mã Việt Nam xuất khẩu sang Lào, Đài Loan trước Tết

Sát ngày ông Công, ông Táo và Tết Nguyên đán, nơi sản xuất đồ vàng mã lại hối hả với việc giao hàng cho các điểm buôn bán trên thành phố.

Vang ma Viet Nam xuat khau sang Lao, Dai Loan truoc Tet
 Sản phẩm phục vụ cõi âm tại các làng sản xuất vàng mã truyền thống.
Ngày mai là đến Tết ông Công ông Táo (23 tháng chạp) và 1 tuần nữa là nhà nhà cùng nhau đón Tết Nguyên đán. Những dịp quan trọng này trong năm không thể thiếu vắng đồ vàng mã để tiễn ông Táo về trời. Qua khảo sát tại một số làng làm vàng mã truyền thống như làng Đông Hồ (Bắc Ninh) hay làng Duyên Trường (Thường Tín, Hà Nội) không khí vào vụ rất hối hả, khẩn trương.
Trao đổi với báo Một Thế Giới về vấn đề này, ông Thảo (59 tuổi, làng Đông Hồ, Thuận Thành, Bắc Ninh) kể: “Nhiều năm nay, người dân làng Đông Hồ đã chuyển sang nghề “phục vụ người âm”. Vào vụ, mỗi nhà sản xuất hàng trăm đến hàng ngàn bộ áo mũ Táo quân, tiền vàng, hoa vàng, cá chép…”.
Theo chị Nguyễn Thị Huyền, người làng Đông Hồ, những ngày gần Tết như hôm nay là phải huy động tất cả mọi người trong nhà cùng làm cho kịp ngày giao hàng.
Nhiều người dân trong làng Đông Hồ cũng đang hối hả làm hàng mã để giao hàng cho kịp ngày ông Táo về trời. Nhiều người dân cho biết giá buôn bán mỗi bộ đồ tiễn ông Táo rơi vào khoảng 80.000 - 100.000 đồng/bộ, những bộ nhỏ thì giá rẻ hơn. Tuy nhiên, những bộ đồ lễ này khi chuyển về Hà Nội hay đi các nơi khác thường đội giá lên chóng mặt.
Vang ma Viet Nam xuat khau sang Lao, Dai Loan truoc Tet-Hinh-2
Vào vụ, mỗi nhà sản xuất hàng trăm đến hàng ngàn bộ áo mũ Táo quân, tiền vàng, hoa vàng, cá chép... 
Cùng chung không khí hối hả, tay làm không ngơi, tại làng Duyên Trường (Thường Tín, Hà Nội), nhiều người dân cũng đang dần hoàn tất những công đoạn cuối cùng để chuẩn bị đưa hàng lên Hà Nội và các tỉnh, thành tiêu thụ.
Chia sẻ về nghề sản xuất vàng mã truyền thống tại làng Duyên Trường, các cụ trong làng kể lại: “Nhiều năm nay, ngoài các mặt hàng truyền thống như mũ, áo, ngựa, tiền vàng… người dân Duyên Trường còn làm các vật dụng cao cấp bằng giấy (ôtô, tivi, nhà tầng…) để phục vụ nhu cầu của khách hàng với ý niệm trần sao thì âm vậy.
Cũng nhờ có nghề sản xuất vàng mã mà người dân Duyên Trường cũng như người dân Đông Hồ có thêm thu nhập, thoát khỏi cái nghèo. “Các mặt hàng “hóa” xuống âm phủ đang dần tạo việc làm cho nhiều người, thậm chí là cứu sống cả làng nghề. Đồng thời, việc làm lúc rảnh rỗi cũng khiến cho nông thôn giảm bớt các tệ nạn xã hội không đáng có”, ông Thảo (người làng Đông Hồ) bày tỏ.
Được biết, tại các “thủ phủ cõi âm”, mùa Tết là mùa bận rộn gấp 10 lần so với bình thường. Những chi tiết, mẫu mã làm ra đòi hòi sự tỉ mì, khéo léo, công phu. Theo những người dân trong làng Duyên Trường, các mẫu mã phục vụ lễ cúng ông Công ông Táo vẫn như mọi năm, các vị thần Táo Quân thì giày, mũ, cá chép… Tuy nhiên, dịp Tết ông Công ông Táo và chuẩn bị cho Tết Nguyên đán khiến nhu cầu người dân tăng gấp đôi, thậm chí gấp ba lần so với các ngày lễ khác nên hiện tại đang là thời điểm nước rút.
Vang ma Viet Nam xuat khau sang Lao, Dai Loan truoc Tet-Hinh-3
Các mặt hàng được xếp lên xe phục vụ bà con dịp Tết ông Công, ông Táo và Tết Nguyên đán. 
Về với các làng có truyền thống sản xuất vàng mã như làng Đông Hồ (Bắc Ninh) hay làng Duyên Trường (Thường Tín, Hà Nội) dịp cận Tết mới thấy được sự hối hả của một làng nghề. Nhiều thương lái khắp cả nước cũng về đây để đặt hàng và chở đi khắp nơi phục vụ dịp lễ, Tết.
Hiện nay, đồ mã của làng Đông Hồ hay của làng Duyên Trường không chỉ có sức tiêu thụ ở thị trường miền Bắc mà còn được chuyển sang cả Lào, Đài Loan (TQ)…Tại thời điểm những ngày giáp Tết, ô tô ở các tỉnh cứ ùn ùn kéo tới lấy hàng khiến người dân xoay sở không kịp.

“Thủ phủ cõi âm” sẵn sàng phục vụ Tết nguyên đán

Tìm đến làng Đông Hồ (Thuận Thành, Bắc Ninh) những ngày giáp Tết Nguyên đán mới thấy được không khí khẩn trương tại "thủ phủ cõi âm" này.

Chúng tôi tìm đến làng Cót - nơi được mệnh danh Thủ phủ cõi âm với nghề truyền thống làm hàng mã cung cấp chính cho các tỉnh miền Bắc nhưng khi tới nơi, được dân làng cho hay đã bỏ nghề từ lâu. Ngay cả đồ hàng mã ở đây cũng nhập từ bên Đông Hồ (Bắc Ninh) về nên chúng tôi lại lên đường ghé thăm “thủ phủ” đích thực của người âm.
 
Làng Đông Hồ xưa nay được biết đến với nghề làm tranh truyền thống nức tiếng cả nước. Nhưng vài chục năm trở lại đây, do nhu cầu của thị trường cũng như sự mai một của nghề truyền thống mà nhiều người còn biết đến làng Đông Hồ như là “thủ phủ” của cõi âm.
Do đời sống kinh tế vẫn còn khó khăn, ngoài công việc làm ruộng, gắn bó với nông nghiệp là chủ yếu, người làng Đông Hồ dần chuyển sang gia công đồ gia dụng hàng mã để kiếm thêm thu nhập lúc nông nhàn.
 
Trao đổi với báo điện tử Một thế giới, ông Thảo (58 tuổi, làng Đông Hồ, Thuận Thành, Bắc Ninh) kể: “Xưa làng Đông Hồ nhà nhà làm tranh nhưng nay còn có 1, 2 nhà nên hầu như không có thị trường, lượng tiêu thụ thấp. Nhiều năm nay, người dân chuyển sang nghề “phục vụ người âm”. Vào vụ, mỗi nhà sản xuất hàng trăm đến hàng ngàn bộ áo mũ Táo quân, tiền vàng, hoa vàng, cá chép...”.
Đi sâu vào trong làng tìm hiểu thêm, chị Nguyễn Thị Huyền cho biết: “Người dân ở đây bên cạnh làm ruộng có làm thêm đồ hàng mã, nghề này chỉ có tính thời vụ nhưng làm được quanh năm. Những ngày gần Tết như này, làm không ngơi tay, mọi người trong nhà từ trẻ con đến người già đều xắn tay vào làm cho kịp”.
Được biết, đồ gia dụng hàng mã rất đang được ưa chuộng bởi sản phẩm có sự khéo léo và bề dày nghề nghiệp trong lĩnh vực này. Vì vậy, khi đi tới làng Đông Hồ, từ cổng làng bước vào đã thấy được không khí chuẩn bị nhộn nhịp, khẩn trương của người dân, từ phơi giấy, dán giấy đến đóng gói chờ xuất xưởng.
Nhà nhà, người người ai cũng ráo riết, tay làm thoăn thoắt không ngơi. “Lượng hàng hóa trung chuyển ngày càng nhiều nên người sản xuất phải tận dụng cơ hội kinh doanh phục vụ nhu cầu ngày càng gia tăng của giới tâm linh”, chị Huyền nói thêm.
Nghề này quanh năm có việc, Tết đến người dân trong làng đa số chỉ lo làm vàng mã, đồ cúng tiễn ông Táo lên trời... cũng đủ chi tiêu. Năm nay, đồ hàng mã của người làng Đông Hồ đẹp hơn do có thêm nhiều loại giấy ánh kim bắt sáng, viền mũ cũng được đi đường viền cao cấp mà giá bán không hơn mọi năm là bao.
Chị Nguyễn Thị Nga, người làng Đông Hồ cũng đang hối hả làm hàng mã để chào bán kịp ngày ông Táo về trời, tay chị vừa làm thoăn thoắt vừa nói: “Giá buôn bán mỗi bộ đồ tiễn Táo quân rơi vào khoảng 80.000-100.000 đồng/ bộ, những bộ nhỏ thì giá rẻ hơn. Tuy nhiên, những bộ đồ lễ này khi chuyển về Hà Nội hay đi các nơi khác thường đội giá lên chóng mặt”.
Hàng mã làng Đông Hồ không chỉ tiêu thụ mở miền Bắc mà còn được chuyển sang cả Lào, Đài Loan... Có thời điểm, ô tô ở các tỉnh cứ ùn ùn kéo tới đánh hàng khiến người dân xoay sở không kịp.
 

Choáng người cõi âm “cưỡi” máy bay, ô tô mui trần mùa Vu Lan

Gần đến rằm tháng 7, thị trường vàng mã Đông Hồ lại sôi động với các mặt hàng đa dạng: nhà lầu, xe hơi, xe SH, túi xách hàng hiệu,...

Thi truong vang ma Nguoi coi am cuoi may bay o to mui tran
Những ngày này, trên đường liên thôn trung tâm vàng mã Đông Hồ (xã Song Hồ, Thuận Thành, Bắc Ninh) có hàng trăm đại lý, kinh doanh đủ các loại mẫu mã theo đúng quan niệm "trần sao âm vậy, thứ gì cũng có".