Vàng có nguồn gốc từ đâu trên vũ trụ?

(Kiến Thức) - Bỏ qua câu chuyện vàng có mặt trên Trái đất, nếu có vàng trên vũ trụ, liệu vàng có nguồn gốc từ đâu?

Các nhà nghiên cứu tại Đại học bang Michigan cùng với các đồng nghiệp đến từ Đại học kỹ thuật Darmstadt ở Đức đang bắt tay vào nghiên cứu giải thích xem liệu vàng có nguồn gốc từ đâu trên vũ trụ?
Hiện có hai quan điểm có thể xác định được vàng có nguồn gốc từ đâu. Một là sự va chạm “nảy lửa” giữa một siêu tân tinh và một ngôi sao già cỗi. Hai là hai ngôi sao Neutron va chạm vào nhau, tạo ra các mảnh vỡ trong đó có một lượng vàng được giải phóng và tồn tại trên vũ trụ.
Vang co nguon goc tu dau tren vu tru?
Nguồn ảnh: Shiva1225.deviantart.
Trong một bài báo gần đây đăng trên tạp chí Physical Review Letters, các nhà nghiên cứu đã đề cập tới việc họ sử dụng công nghệ máy tính lượng tử để giải thích cho câu hỏi này.
“Hiện tại chưa ai biết rõ câu trả lời”- Witold Nazarewicz, một giáo sư tại MSU nói trong một tuyên bố.
“Sử dụng công nghệ mô hình máy tính lượng tử cùng phương pháp tính toán hiệu năng cao cấp sẽ giúp chúng ta tiến hành thí nghiệm thuận lợi cũng như dễ dàng phát triển các lý thuyết để tìm ra câu trả lời vàng có nguồn gốc từ đâu trên vũ trụ?…”.
Xem thêm video: Mô phỏng thiên thạch va vào trái đất 2029 (nguồn video: Tan Thanh).
Theo Sciencedaily

Có gì bên trong phòng điều khiển của NASA?

Phòng điều khiển của NASA theo dõi mọi hoạt động của phi hành gia và nghiên cứu ảnh hưởng của môi trường ngoài vũ trụ tới con người.

Phòng điều khiển của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) theo dõi mọi hoạt động của phi hành gia và nghiên cứu ảnh hưởng của môi trường ngoài vũ trụ tới cơ thể, tâm lý con người.

Co gi ben trong phong dieu khien cua NASA?
 Bên trong phòng điều khiển mọi hoạt động trên ISS của NASA. Ảnh: NASA.

Phòng điều khiển của NASA là một căn phòng tối nằm cách xa hàng rào an ninh thuộc căn cứ quân sự Redstone Arsenal, thành phố Huntsville, bang Alabama, Mỹ. Tại đây, 8 người bao gồm cả đàn ông và phụ nữ ngồi trước hàng máy tính màn hình lõm. Các dòng dữ liệu phản chiếu lên mặt họ.

Thỉnh thoảng, một phụ nữ quay sang nói nhỏ vào tai người bên cạnh. Màn hình máy tính hiển thị các hình ảnh của trái đất, đồ thị, biểu đồ thời gian và hình ảnh một phi hành gia đang di chuyển trên Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) – nơi cách bề mặt trái đất gần 400 km.

Trung tâm tích hợp và điều hành trọng tải – nơi kiểm soát tất cả thí nghiệm khoa học trên ISS – luôn có nhân viên làm việc suốt ngày đêm. Tại đây, mỗi phút làm việc của các phi hành gia trên quỹ đạo đều được hạch toán, theo dõi và điều chỉnh nếu cần thiết. Phòng điều khiển bí mật này thuộc Trung tâm nghiên cứu bay không gian Marshall.

Khó khăn

“Chúng tôi là những người trung gian giúp kết nối các nhà khoa học dưới mặt đất và phi hành đoàn trên ISS”, bà Sam Shine, giám đốc trung tâm, nói.

Shine là một trong số ít người trên mặt đất có thể nói chuyện trực tiếp với các nhà du hành ở trạm ISS và quan sát họ làm việc hàng ngày.

“Việc trao đổi thông tin với các phi hành gia gặp nhiều khó khăn. Chúng tôi có những rào cản do khác biệt ngôn ngữ, chênh lệch múi giờ. Tôi cảm thấy dễ dàng hơn khi làm việc với một phi hành gia người Italy, nhưng sẽ thật khó khăn nếu anh ấy là người Đức”, Shine cho biết.

Trạm Vũ trụ Quốc tế là công trình nghiên cứu không gian do Mỹ, Nga, Nhật và châu Âu hợp tác xây dựng và hoàn thành năm 2011. Dự án trị giá 100 tỷ USD.

“Mọi hoạt động trên ISS đều phải tuân thủ những quy tắc khoa học nghiêm ngặt. Các phi hành gia thực hiện thí nghiệm trong môi trường vi trọng, từ việc nghiên cứu sự tăng trưởng của thực vật đến tìm hiểu tính chất của kim loại lỏng”, bà Shien cho hay.

Co gi ben trong phong dieu khien cua NASA?-Hinh-2
 Bên trong phòng điều khiển mọi hoạt động trên ISS của NASA. Ảnh: NASA.

Nghiên cứu

Phần lớn công việc ở phòng điều khiển ở Alabama liên quan đến việc nghiên cứu những tác động của môi trường vũ trụ tới phi hành đoàn, đặc biệt là sự ảnh hưởng tới xương và cơ.

Các nhà khoa học cũng nghiên cứu những biến đổi tâm lý của con người khi sống xa trái đất, cô lập trong một cỗ máy kim loại, ăn đồ khô, uống nước tái chế từ nước tiểu và xung quanh họ chỉ có đồng nghiệp.

Theo các nhà nghiên cứu thực phẩm và dinh dưỡng tại Đại học Minnesota, họ đang tìm ra những thực phẩm làm giảm căng thẳng cho các phi hành gia.

“Chúng tôi cố gắng giúp các nhà du hành cảm thấy thoải mái khi sống ngoài vũ trụ một thời gian dài. Mỗi thành viên trên ISS phải ghi lại toàn bộ cuộc sống của họ bao gồm những cảm xúc, suy nghĩ, sự căng thẳng hay nỗi nhớ nhà”, bà Shine cho hay.

Hầu hết chuyến du hành đến ISS kéo dài từ 6 tháng đến một năm. Dựa vào kết quả nghiên cứu, các nhà khoa học phát hiện, bước sang tháng thứ 4 thực hiện sứ mệnh, các phi hành gia đều cảm thấy mệt mỏi và muốn trở về nhà. Họ muốn gặp gia đình.

Tìm kiếm đồ vật thất lạc

Ngoài ra, trung tâm điều khiển ở Alabama còn phụ trách việc tìm những thứ thất lạc trong không gian cho phi hành gia. Các nhân viên của Phòng sắp xếp sẽ đảm nhiệm công việc này. Đây là một trong những nhiệm vụ khó khăn nhất trong chương trình không gian.

“Đôi khi các phi hành gia không đặt mọi thứ đúng vị trí theo cách ở môi trường vô trọng. Họ phải tìm kiếm khi cần đến. Nhiệm vụ của các nhân viên tại trung tâm điều khiển là xem lại những cảnh quay trước đó và xác định vị trí đồ vật. Ở ngoài vũ trụ, khi bạn đặt đồ vật xuống một nơi, nó có thể dễ dàng trôi đến vị trí khác. Rất nhiều lần chúng tôi tìm thấy các đồ vật trong lỗ thông hơi”.

Theo Shine, đây là nguyên do trung tâm có hàng nghìn nhân viên để hỗ trợ các phi hành gia trên ISS.

Bí ẩn ít biết về thiên thạch cổ Gujba mới phát hiện

(Kiến Thức) - Một thiên thạch cổ đại có tên gọi là Gujba vừa được phát hiện có chứa những bí ẩn được giải mã cực kỳ thú vị.

Công trình do tiến sĩ Jonathan Oulton - Viện Khoa học Trái đất, đại dương, thiên thạch Munir Humayun thực hiện, ông đã phát hiện ra một thiên thạch cổ đại mới và đặt tên nó là Gujba.
Bằng công nghệ tia laser tinh vi, quang phổ kế và hệ thống phân tích kỹ thuật cao tại phòng thí nghiệm khoa học FSU, tiến sĩ đã tiến hành phân tích thành phần hóa học của thiên thạch cổ Gujba cũng như giai đoạn, lịch sử hình thành.