Vạch trần sai phạm hàng loạt của Bí thư Quảng Ngãi Lê Viết Chữ

(Kiến Thức) - Bí thư tỉnh Quảng Ngãi bị đề nghị xem xét, thi hành kỷ luật do có nhiều vi phạm, khuyết điểm nghiêm trọng trong lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện công tác quản lý, sử dụng đất đai, tài chính ngân sách, dự án đầu tư và công tác cán bộ.

Tại kỳ họp 45 (từ ngày 1 đến 4/6), Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã xét nội dung, tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm và đề nghị Bộ Chính trị xem xét, thi hành kỷ luật ông Lê Viết Chữ, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Ngãi.
Trước đó tại kỳ họp 44, qua xem xét, giải quyết tố cáo đối với ông Lê Viết Chữ, Ủy ban Kiểm tra Trung ương kết luận, Bí thư tỉnh Quảng Ngãi đã có nhiều vi phạm, khuyết điểm nghiêm trọng trong lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện công tác quản lý, sử dụng đất đai, tài chính ngân sách, dự án đầu tư và công tác cán bộ, ảnh hưởng xấu đến uy tín của cấp ủy, chính quyền địa phương, đến mức phải xem xét kỷ luật.
Vach tran sai pham hang loat cua Bi thu Quang Ngai Le Viet Chu
Bí thư Quảng Ngãi Lê Viết Chữ.
Ông Lê Viết Chữ (SN 1963 tại Quảng Ngãi). Ông Chữ là Ủy viên Trung ương Đảng Khóa XII. Hiện là Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi
Ông Chữ đã từng giữ nhiều chức vụ quan trọng ở tỉnh Quảng Ngãi như Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Quảng Ngãi, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi, Bí thư Thành ủy Quảng Ngãi.
Trước đó, dư luận tỉnh Quảng Ngãi đã tỏ ra bất bình về công tác cán bộ tại địa phương này.
Theo VOV dẫn lời ông Phan Văn Hiếu, Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Quảng Ngãi cho biết, năm 2017, ông được luân chuyển về làm Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Nghĩa Hành. Khi thực hiện nhiệm vụ mới, ông phát hiện nơi đây xảy ra rất nhiều vấn đề "nóng" cần được xử lý. Từ công tác cán bộ đến đầu tư xây dựng cơ bản đều có dấu hiệu sai phạm. Nổi cộm là một số sai phạm liên quan đến ông Phan Bình, Bí thư Huyện ủy, kiêm Chủ tịch UBND huyện.
Cụ thể, ông Bình ưu ái giao nhiều công trình, dự án cho doanh nghiệp do em ruột mình đứng tên, chất lượng xây dựng công trình không đảm bảo, gây bất bình trong dư luận nhân dân.
Những vụ việc này được ông Hiếu đưa ra tại các cuộc họp ở địa phương nhưng đều bị bỏ qua. Sau đó, ông Hiếu làm báo cáo những việc sai phạm xảy ra ở huyện Nghĩa Hành gửi đến Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ngãi và nhiều lần đăng ký làm việc với Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi Lê Viết Chữ nhưng Bí thư Tỉnh ủy cũng không chỉ đạo xử lý rốt ráo.
Ngày 10/1/2019, Huyện ủy Nghĩa Hành tổ chức lấy phiếu tín nhiệm giữa nhiệm kỳ đối với các Ủy viên Ban Thường vụ Huyện ủy. Tại Hội nghị này, Phó Bí thư Huyện ủy Nghĩa Hành Phan Văn Hiếu nhận 23/33 phiếu tín nhiệm thấp. Căn cứ kết quả phiếu tín nhiệm này, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ngãi quyết định điều động ông Phan Văn Hiếu về Liên hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật tỉnh, bầu làm Phó Chủ tịch Liên hiệp hội. Ông Phan Văn Hiếu nhiều lần đề đạt nguyện vọng ở lại huyện Nghĩa Hành cho đến khi kết thúc việc kiểm tra dấu hiệu vi phạm của Ban Thường vụ Huyện ủy nhưng không được chấp nhận.
Từ sự việc của mình, ông Phan Văn Hiếu cho rằng, ông Lê Viết Chữ, Bí thư Tỉnh ủy và các Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ngãi đã có những sai phạm trong công tác cán bộ.
"Sai sót của Bí thư Tỉnh ủy theo Nghị quyết Trung ương 4 là không sâu sát cơ sở. Khi tôi đã báo cáo rồi nhưng cũng không quan tâm, không chỉ đạo xử lý những vấn đề ở cơ sở. Thứ hai, có dấu hiệu bao che. Vi phạm quy định 105 của Trung ương, nếu có điều chuyển tôi thì điều chuyển về công chức Đảng hoặc chính quyền chứ không thể đưa tôi ra hội đoàn thể. Khi đang kiểm tra dấu hiệu vi phạm thì không được điều chuyển. Làm công tác cán bộ thì ít nhất, đồng chí Bí thư, Ban Tổ chức cũng phải nghe tâm tư nguyện vọng của cán bộ. Tôi không có sở trường, năng khiếu về Liên hiệp hội, tâm tư, tình cảm của tôi để tôi về trường Chính trị", ông Hiếu nói.
Ngoài ra, dư luận tỉnh Quảng Ngãi cũng từng lên tiếng trước những trường hợp cán bộ được ưu ái trong đề bạt, bổ nhiệm như trường hợp ông Võ Đình Trà, Giám đốc Sở Công Thương, được bổ nhiệm khi không bảo đảm tiêu chuẩn, trình độ chuyên môn. Hơn nữa, trước khi được bổ nhiệm chức giám đốc Sở Công Thương, trong thời gian giữ chức chủ tịch UBND huyện Bình Sơn, ông Trà có nhiều vi phạm, khuyết điểm trong thực thi nhiệm vụ.
Tương tự là trường hợp ông Trần Em, Phó trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy. Trước khi giữ chức vụ hiện tại, ông Em cũng có nhiều điều tiếng liên quan đến sai phạm tại kỳ thi tuyển giáo viên năm 2017-2018 do chính ông Em làm chủ tịch hội đồng thi, hay sai phạm tại dự án nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt huyện Đức Phổ.
Ngoài ra còn những trường hợp khác như ông Nguyễn Viết Vy, nguyên thư ký của ông Lê Viết Chữ (Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi), được điều động làm Bí thư Huyện ủy Lý Sơn khi mới 33 tuổi; ông Nguyễn Văn Huy, nguyên thư ký của ông Trần Ngọc Căng, được bổ nhiệm làm Phó chánh Văn phòng UBND tỉnh, cũng gây nhiều điều tiếng.
Trao đổi với báo chí, ông Nguyễn Hoàng Sơn, nguyên Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Ngãi cho biết, khi Ủy ban Kiểm tra Trung ương kết luận những sai phạm của lãnh đạo tỉnh, bản thân ông cũng như những người theo dõi tình hình Quảng Ngãi không bất ngờ. Lâu nay, dư luận râm ran quá nhiều về những bất thường trong công tác cán bộ.
 >>> Mời độc giả xem thêm video Bộ Công an kỷ luật 3 Phó Giám đốc Công an tỉnh Đồng Nai

Nguồn: Truyền hình Nhân dân.

Thanh Hoá: Bất ngờ với nhà của “hộ cận nghèo” ở xã Quảng Lưu

Tận mắt chứng kiến những ngôi nhà thuộc "hộ cận nghèo" ở xã Quảng Lưu (Thanh Hóa), nhiều người sẽ không khỏi bất ngờ trước sự bề thế, khang trang, thậm chí có nhiều ngôi nhà có thể xem như biệt thự.

Thanh Hoa: Bat ngo voi nha cua “ho can ngheo” o xa Quang Luu
UBND xã Quảng Lưu, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa đang tiến hành rà soát lại danh sách những hộ nghèo, hộ cận nghèo tại địa phương này sau khi việc chi trả gói an sinh xã hội 62.000 tỉ đồng hỗ trợ người dân trong đại dịch Covid-19 phát sinh nhiều bất cập. Trong ảnh là một căn nhà bề thế, khang trang của một gia đình trong danh sách hộ cận nghèo

 
Thanh Hoa: Bat ngo voi nha cua “ho can ngheo” o xa Quang Luu-Hinh-2

Xã Quảng Lưu là xã nông thôn mới của huyện Quảng Xương từ năm 2016, xã này hiện có 6 thôn, dân số có 2.015 hộ/10.000 nhân khẩu. Tuy nhiên, xã hiện có 32 hộ nghèo và 712 hộ cận nghèo, chiếm khoảng 1/3 dân số của xã. Nhìn ngôi nhà 2 tầng khang trang, hiện đại như thế này không ai có thể ngờ rằng chủ nhân của ngôi nhà này lại là "hộ cận nghèo" của thôn Mậu Đông 

Thanh Hoa: Bat ngo voi nha cua “ho can ngheo” o xa Quang Luu-Hinh-3
Cụ thể, trong số 712 hộ cận nghèo của năm 2019 tại địa phương này có rất nhiều hộ khá giả, thậm chí giàu có, đảng viên, trưởng thôn, bí thư chi bộ, người thân lãnh đạo xã... cũng "lọt" vào danh sách được nhận tiền hỗ trợ Covid-19, khiến người dân địa phương rất bất bình. 
Thanh Hoa: Bat ngo voi nha cua “ho can ngheo” o xa Quang Luu-Hinh-4

Ghi nhận thực tế tại nhiều thôn của xã Quảng Lưu, phóng viên không khỏi bất ngờ khi chứng kiến những ngôi nhà "lọt" vào hộ cận nghèo của xã. Ngoài những ngôi nhà kiên cố, khang trang, thì tại xã này có nhiều ngôi nhà được xây dựng như những căn biệt thự vẫn vào danh sách hộ cận nghèo. Nhìn từ mọi hướng, ngôi nhà toát lên vẻ khá giả, nhưng chẳng hiểu trong quá trình đi bình xét, chấm điểm, lãnh đạo địa phương này căn cứ vào tiêu chí gì để xét gia đình này thuộc hộ cận nghèo. 

Thanh Hoa: Bat ngo voi nha cua “ho can ngheo” o xa Quang Luu-Hinh-5

Cách căn nhà trên vài bước chân là 1 hộ cận nghèo khác... Đáng nói, ngay ở thôn Mậu Đông, có tới 3 ngôi nhà 2 tầng khang trang, to đẹp và ở ngay sát nhà Chủ tịch UBND xã Quảng Lưu Mai Xuân Chiến, nhưng những người "giàu" này vẫn "lọt" vào danh sách hộ cận nghèo. Điều này cho thấy việc xét duyệt, thẩm định người nghèo tại địa phương này đang có vấn đề.

Thanh Hoa: Bat ngo voi nha cua “ho can ngheo” o xa Quang Luu-Hinh-6
 Ngôi nhà kín cổng cao tường này là của một gia đình trong danh sách hộ cận nghèo ở thôn Mậu Đông. Thậm chí, có thôn cả bí thư chi bộ, trưởng thôn, anh em họ hàng nhà những "quan thôn" này cũng vào danh sách hộ cận nghèo. Trong khi có những người ở trong những căn nhà cũ nát, không có công ăn việc làm thì cho thoát nghèo, thậm chí không được "nghèo".
Thanh Hoa: Bat ngo voi nha cua “ho can ngheo” o xa Quang Luu-Hinh-7
 Ngôi nhà xây theo kiến trúc biệt thự
Thanh Hoa: Bat ngo voi nha cua “ho can ngheo” o xa Quang Luu-Hinh-8
 Trong ảnh, bên phải là ngôi nhà của Chủ tịch UBND xã Quảng Lưu Mai Xuân Chiến, còn bên trái là ngôi nhà 2 tầng của một gia đình trong danh sách hộ cận nghèo của xã
Thanh Hoa: Bat ngo voi nha cua “ho can ngheo” o xa Quang Luu-Hinh-9
 Có quán karaoke, có trang trại nuôi gà nhưng một gia đình khác cũng "lọt" danh sách "hộ cận nghèo"
Thanh Hoa: Bat ngo voi nha cua “ho can ngheo” o xa Quang Luu-Hinh-10
 Còn đây là nhà của một hộ cận nghèo ở ngay sát, là anh trai một Phó chủ tịch UBND xã Quảng Lưu
Thanh Hoa: Bat ngo voi nha cua “ho can ngheo” o xa Quang Luu-Hinh-11

Tại thôn Mậu Đông, gia đình bí thư chi bộ thôn cũng là hộ cận nghèo. Đáng nói, ngoài ông bí thư chi bộ thôn này còn có 2 con trai cũng thuộc hộ cận nghèo. Trong ảnh là ngôi nhà mái bằng kiên cố của "hộ cận nghèo" là con trai ông bí thư chi bộ thôn

Thanh Hoa: Bat ngo voi nha cua “ho can ngheo” o xa Quang Luu-Hinh-12
 Trưởng thôn Mậu Đông cũng là hộ cận nghèo
Thanh Hoa: Bat ngo voi nha cua “ho can ngheo” o xa Quang Luu-Hinh-13
 Có lẽ nhiều người khi được tận mắt chứng kiến ngôi nhà của một hộ cận nghèo ở thôn Hiền Đông, xã Quảng Lưu sẽ không khỏi ngỡ ngàng. Một ngôi nhà bề thế bậc nhất xã Quảng Lưu lại nằm ngay trục đường chính của xã nhưng vẫn rơi vào "hộ cận nghèo"
Thanh Hoa: Bat ngo voi nha cua “ho can ngheo” o xa Quang Luu-Hinh-14
 Trong khi đó, hộ gia đình bà Lê Thị Vang ở thôn Mậu Đông năm 2018 là hộ nghèo đến năm 2019, bà được vận động cho thoát nghèo và rơi vào hộ cận nghèo giống như một số hộ có nhà cửa khang trang, bề thế ở trên. Bà Vang sống một mình trong căn nhà cũ nát của bố mẹ để lại. Bà không có công ăn việc làm, thường xuyên đau ốm, nguồn thu nhập của bà trông chờ vào 2 sào ruộng và đi nhặt ve chai
Thanh Hoa: Bat ngo voi nha cua “ho can ngheo” o xa Quang Luu-Hinh-15
 Ngôi nhà bà Vang đang ở không có gì đáng giá, ngoài chiếc tivi cũ

Cảnh nhạy cảm trong giờ ngủ lớp mầm non: Kiểm điểm BGH, giáo viên

Chủ tịch UBND xã Tú Sơn, huyện Kiến Thuỵ, Hải Phòng cho biết, đã yêu cầu Ban giám hiệu và giáo viên mầm non bỏ lớp đi ăn trưa phải kiểm điểm.

Canh nhay cam trong gio ngu lop mam non: Kiem diem BGH, giao vien
 Cơ quan chức năng làm việc với lãnh đạo trường mầm non L-X
Ngày 6/6, trao đổi với Báo Giao thông, ông Bùi Văn Tiếp, Chủ tịch UBND xã Tú Sơn cho biết, sau khi nắm được thông tin giáo viên mầm non bỏ lớp đi ăn trưa dẫn đến sự việc bé trai "tò mò" bạn nữ trong lớp, xã đã phối hợp với Phòng Giáo dục làm việc với nhà trường và phụ huynh hai cháu.