Ủy viên Bộ Chính trị nằm trong diện kiểm tra, giám sát tài sản

(Kiến Thức) - "Sẽ không có vùng cấm trong kiểm tra, giám sát tài sản của các cán bộ, kể cả Uỷ viên Bộ Chính trị, thành viên Ban Bí thư", Phó Chủ nhiệm UB Kiểm tra Trung ương cho biết.

Sáng 29/5, trao đổi với báo chí bên hành lang Quốc hội, bà Lê Thị Thủy - Phó chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương cho biết, Bộ Chính trị ban hành quy định về kiểm tra, giám sát tài sản của cán bộ diện Bộ Chính trị, Ban bí thư quản lý. Trong đó sẽ bao gồm cả các cán bộ là Uỷ viên Bộ Chính trị, thành viên Ban bí thư.
Phó chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Lê Thị Thủy khẳng định: "Sẽ không có vùng cấm trong kiểm tra, giám sát tài sản của các cán bộ là Uỷ viên Bộ Chính trị, thành viên Ban Bí thư nằm trong diện đối tượng được kiểm tra, giám sát, nhưng phải theo đúng 3 căn cứ mà quy định của Bộ Chính trị nêu".
Uy vien Bo Chinh tri nam trong dien kiem tra, giam sat tai san
Phó chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương - bà Lê Thị Thủy. 
Triển khai thực hiện nghiêm túc, sẽ không có vùng cấm
Nhiều ý kiến bày tỏ quan ngại sẽ không kiểm tra cán bộ cấp cao đương chức trong diện Bộ Chính trị, thành viên Ban Bí thư quản lý do lo ngại sẽ có vùng cấm, không kiểm tra đến cán bộ đang đương chức?
Phó chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Lê Thị Thủy: Quy định này là của Bộ Chính trị nên sẽ được triển khai thực hiện nghiêm túc, đối tượng nằm trong quy định này sẽ không có vùng cấm.
Nói như vậy, kể cả khi cán bộ cấp cao dù nghỉ hưu nếu có dấu hiệu sai phạm thì vẫn có thể kiểm tra được?
Phó chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Lê Thị Thủy: Trong quy định đã nói rõ toàn bộ cán bộ là đối tượng thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý mà khi có 3 căn cứ đã nêu thì sẽ phải kiểm tra. Ba trường hợp phải kiểm tra từ nay trở đi sẽ có lộ trình kế hoạch xem việc kiểm tra, giám sát như nào. Khi cơ quan tổ chức có thẩm quyền yêu cầu cần phải kiểm tra, giám sát tài sản của cán bộ này vì lý do nào đó thì Uỷ ban Kiểm tra TƯ sẽ tiến hành làm. Đối tượng thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Chính trị, Ban Bí thư thì giao cho Uỷ ban Kiểm tra TƯ làm. Thứ hai, khi có kiến nghị, phản ánh, đơn thư tố cáo có việc kê khai tài sản không trung thực. Thứ ba, khi có dấu hiệu vi pham quy định của Đảng, Nhà nước về kê khai tài sản.
Quy định của Bộ Chính trị có hỗ trợ việc xác minh nguồn gốc tài sản?
Khó khăn trong xử lý án tham nhũng hiện nay là việc xác minh nguồn gốc tài sản tham nhũng. Quy định này có thúc đẩy, gỡ cho việc này không, thưa bà?
Phó chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Lê Thị Thủy: Quy trình xử lý các vụ án là do cơ quan tố tụng tiến hành và người ta làm như thế nào vừa đúng quy định, vừa đảm bảo xét xử nghiêm túc, đúng quy định của pháp luật, khách quan là trách nhiệm của họ.
Vậy, Quy định của Bộ Chính trị có hỗ trợ việc xác minh nguồn gốc tài sản?
Phó chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Lê Thị Thủy: Tôi đã nói rồi nó nằm trong quy trình của các tố tụng thì các cơ quan tố tụng tiến hành làm theo đúng quy trình của mình và khi đưa ra xét xử thì các điều kiện đó đã đầy đủ, đảm bảo vụ việc đó được xét xử khách quan, đúng quy định pháp luật, đúng người, đúng tội.
Điển hình như vụ 6 lô biệt thự mà các cán bộ, người thân của cán bộ ở tỉnh Lào Cai trúng đấu giá, hiện Uỷ ban Kiểm tra Trung ương đã nắm tình hình đến đâu rồi, thưa bà?
Phó chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Lê Thị Thủy: Các công việc của Ủy ban Kiểm tra Trung ương luôn được bàn bạc tập thể, vì vậy khi nào mà các đồng chí được giao nhiệm vụ nắm tình hình về báo cáo mới có thông tin, còn từ hôm họp Quốc hội đến nay, Thường trực Ủy ban Kiểm tra Trung ương chưa họp. Theo quy định, khi nắm tình hình xong thì đồng chí, tổ được phân công nắm tình hình sẽ báo cáo thường trực Ủy ban Kiểm tra Trung ương trong kỳ họp gần nhất.
Thời gian tới Ủy ban Kiểm tra Trung ương sẽ xây dựng kế hoạch thế nào?
Phó chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Lê Thị Thủy: Như tôi đã trao đổi hôm trước, mọi việc này đều do Thường trực của UBKT TƯ nhưng đến giờ phút này, quy định mới ra ngày 23/5 và thường trực Ủy ban chưa họp nên chưa có thông tin gì về việc đã bàn về việc này.
Tiến hành kiểm tra tài sản khi có 1 trong 3 căn cứ
Với các cán bộ cấp cao liệu có cần đủ cả 3 căn cứ mới điều tra, xác minh hay chỉ cần 1 căn cứ thôi đã tiến hành?
Phó chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Lê Thị Thủy: Tức là trong 3 căn cứ đó thì chỉ cần 1 căn cứ. Ví dụ, khi có kế hoạch, yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền thì mình tiến hành kiểm tra hoặc khi có phản ánh, tố cáo có căn cứ là có việc là kê khai tài sản không trung thực thì tiến hành kiểm tra, hoặc là khi có dấu hiệu vi phạm các quy định của Đảng, Nhà nước về việc kê khai tài sản không trung thực thì tiến hành xác minh, không cần đủ cả 3 căn cứ.
Đối với cán bộ cấp cao dễ xảy ra lo ngại, né tránh thì làm sao mình giám sát để quy định được thực hiện nghiêm túc, hiệu quả?
Phó chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Lê Thị Thủy: Việc này là việc của các cơ quan mà trực tiếp là Ủy ban KTTU được giao nhiệm vụ thì sẽ căn cứ theo quy định của Đảng, pháp luật nhà nước và không có vùng cấm, đồng nghĩa với việc không có né tránh.

Truy tố tội giết người kẻ giết nữ sinh bỏ vào thùng xốp

Cơ quan CSĐT Công an TP.HCM đã hoàn tất kết luận điều tra, đề nghị truy tố bị can Nguyễn Phạm Quốc Bình về hai tội “Giết người” và “Cướp tài sản”.

Cơ quan CSĐT Công an TP.HCM đã hoàn tất kết luận điều tra, chuyển hồ sơ sang VKSND cùng cấp đề nghị truy tố bị can Nguyễn Phạm Quốc Bình (16 tuổi, ngụ đường Nguyễn Kiệm, quận Gò Vấp) về hai tội “Giết người” và “Cướp tài sản”.
Bình là nghi can sát hại nạn nhân là Nguyễn Thị Thu Hằng (15 tuổi), học sinh lớp 9 tại một trường THCS trên địa bàn quận Gò Vấp, TP.HCM.

Theo kết quả điều tra, khoảng 20 giờ 30 phút ngày 12/1, Bình là bạn học và rủ Hằng đi chơi. Sau khi đón Hằng tại nhà,  Bình chở thiếu nữ 15 tuổi đến  chung cư Hà Đô (quận Gò Vấp). Dẫn Hằng lên tầng 5 chung cư, Bình đã dùng đá đập vào đầu khiến nạn nhân bất tỉnh, tử vong sau đó và lấy đi điện thoại đắt tiền.
Truy to toi giet nguoi ke giet nu sinh bo vao thung xop
 Nghi can Bình và nơi xảy ra vụ án mạng
Gây án xong, nghi can 16 tuổi đã kéo xác nạn nhân vào lối thoát hiểm chung cư cất giấu. Sau đó, y cầm cố điện thoại của nạn nhân được 900.000 đồng rồi bình thản trả lời điện thoại của cha mẹ Hằng như không có chuyện gì và nói không biết Hằng đi đâu.

Nghi ngờ, cha mẹ Hằng dẫn Bình lên công an phường nhưng Bình vẫn nói không biết. Đến sáng hôm sau, Bình được công an cho về.

Để phi tang xác nạn nhân, Bình ra chợ mua 2 thùng xốp rồi thuê xe ba gác chở tới chung cư trên. Tiếp đó, y cho xác nạn nhân vào thùng xốp chuyển xuống đất thì bị bảo vệ chung cư phát hiện, yêu cầu trình giấy chuyển đồ.

Biết sẽ bị lộ, Bình bỏ đi, để lại thùng xốp. Nhận tin báo, công an Q. Gò Vấp nhanh chóng có mặt tại hiện trường và kiểm tra thùng xốp thì phát hiện sự việc.

Nghi can Bình bị bắt giữ ngay sau đó. Tại công an, Bình thừa nhận toàn bộ hành vi phạm tội của mình. Trả lời điều tra viên về hành vi vì sao sát hại nữ sinh lớp 9, Bình bình thản nói rằng chỉ vì thích chiếc ĐTDĐ hiệu SamSung của nữ sinh Hằng. Về phía gia đình nạn nhân đã yêu cầu bồi thường 580 triệu tiền chi phí ma chay, tổn thất tinh thần nhưng gia đình Bình chỉ mới hỗ trợ 20 triệu.

Dự thảo Luật Tố cáo: Chưa quy định về việc giải quyết tố cáo nặc danh

(Kiến Thức) - Tố cáo nặc danh gây khó khăn cho các cơ quan nhà nước. Người tố cáo lợi dụng quyền tố cáo để tố cáo nặc danh sai sự thật thì không có căn cứ để xem xét.

Tại phiên họp sáng 29/5, Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIV, Tổng Thanh tra Chính phủ Phan Văn Sáu, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình dự án Luật Tố cáo (sửa đổi). Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Nguyễn Khắc Định trình bày Báo cáo thẩm tra dự án Luật Tố cáo (sửa đổi).Theo đó, Dự thảo Luật tố cáo bao gồm 9 chương với 64 điều.
Du thao Luat To cao: Chua quy dinh ve viec giai quyet to cao nac danh
 Quốc hội khóa XIV. Ảnh: Quochoi.vn