Uống nước ép dưa hấu sai cách coi chừng suy thận

Kiên trì uống 2 cốc nước ép dưa hấu mỗi ngày, người đàn ông không ngờ cơ thể ngày càng suy kiệt, mắc tiểu đường rồi cuối cùng là suy thận, phải chạy thận.

Nhiều người thích uống một cốc nước ép dưa hấu mát lạnh để giải tỏa cơn khát trong mùa hè nóng bức, tuy nhiên nếu uống quá nhiều có thể gây ảnh hưởng xấu đến cơ thể.
Bác sĩ Lưu Bác Nhân - chuyên gia về dinh dưỡng và y học chức năng người Trung Quốc, mới đây chia sẻ một trường hợp trên chương trình chuyên về sức khoẻ. Theo bác sĩ Lưu, anh từng tiếp nhận một trường hợp nam bệnh nhân uống nước ép trái cây để tăng cường sức khoẻ, nào ngờ lại hại chính bản thân mình.
Uong nuoc ep dua hau sai cach coi chung suy than
 Ảnh minh họa. 
Bác sĩ Lưu cho biết, nam bệnh nhân là một người đàn ông trung niên, vài ngày trước đi khám bệnh vì trong người phù nề không rõ nguyên nhân. Sau khi kiểm tra, bác sĩ phát hiện tốc độ lọc của cầu thận của người đàn ông giảm sút nghiêm trọng, phải chạy thận nhân tạo.
Hỏi ra mới biết, nguyên nhân là do người đàn ông này uống 2 cốc nước ép dưa hấu mỗi ngày, duy trì trong suốt một thời gian dài.
Cụ thể, người đàn ông rất thích ăn dưa hấu nên thường tích trữ nhiều dưa hấu ở nhà. Mỗi ngày, anh phải uống 2 cốc nước ép dưa hấu trong suốt một thời gian dài. Người đàn ông không biết rằng, dưa hấu là một loại trái cây có hàm lượng đường cao, khiến anh bị tiểu đường, tình trạng ngày một tồi tệ hơn và cuối cùng dẫn đến suy giảm chức năng thận.
Qua trường hợp này, bác sĩ nhắc nhở mọi người, mặc dù ăn trái cây là tốt, nhưng ăn quá nhiều hoặc ăn trái cây quá ngọt có thể gây ra gánh nặng về thể chất. Lượng trái cây ăn vào hàng ngày chỉ nên giới hạn ở kích thước bằng hai nắm tay, một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng không nên ăn trái cây sau 19 giờ, nếu không sẽ dễ dẫn đến gan nhiễm mỡ, đường huyết cũng khó kiểm soát.
>>> Mời quý độc giả xem thêm video: Phòng bệnh thận yếu, tiểu đêm bằng y học cổ truyền

Nguồn video: Sức khỏe & Đời sống

Uống nước trái cây thế nào để không phản tác dụng?

Nhiều người có thói quen ăn hoặc uống nước trái cây sau uống thuốc để giảm bớt vị đắng mà không ngờ rằng nhiều loại trái cây được chứng minh là gây hại nếu dùng chung với thuốc.

Đồ ăn, thức uống có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc uống, thế nhưng có nhiều người rất thích dùng nước ép trái cây để uống thuốc, hoặc uống thuốc với nước xong, vội vàng ăn thật nhiều trái cây để làm mất dư vị khó chịu của thuốc.

Nam thiếu niên bị gút khi uống nước trái cây sai cách

Bệnh viện số 2 trực thuộc Đại học Y học Cổ truyền Chiết Giang (Trung Quốc) vừa tiếp nhận bệnh nhân gút chỉ 16 tuổi. Điều đáng bàn, thiếu niên này chưa từng uống rượu bia, không thích hải sản.

Được biết, bệnh nhân Tiểu Lợi 16 tuổi, hiện đang học trung học. Cậu không thích hải sản, cũng không uống rượu bia.
Tiểu Lợi rất thích nước ngọt song người thân không cho uống nhiều do lo ngại loại nước này chứa chất phụ gia. Thay vào đó, gia đình cho cậu uống nước ép trái cây. Nghĩ nước ép trái cây chứa nhiều dinh dưỡng nên gia đình không hạn chế Tiểu Lợi uống. Mỗi ngày cậu uống vài ly, thay nước lọc khi khát.

Ấn tượng những pháo đài cổ hoang phế nổi tiếng phía Bắc

Từng án ngữ những vị trí hiểm yếu ở khu vực miền núi phía Bắc, các pháo đài kiên cố do người Pháp xây dựng này chỉ còn là phế tích sau nhiều thăng trầm lịch sử.

An tuong nhung phao dai co hoang phe noi tieng phia Bac
1. Trên quả đồi nằm ở phía Đông Nam của TP Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng ngày nay vẫn tồn tại hệ thống tàn tích đồ sộ của một tòa pháo đài cổ được xây dựng từ thời Pháp thuộc. Theo các tư liệu lịch sử, pháo đài này được khởi công từ năm 1941 và hoàn thành vào năm 1943.