Ukraine sẵn sàng cho Trung Quốc thuê căn cứ quân sự

(Kiến Thức) - Chính quyền Ukraine sẵn sàng cho Trung Quốc thuê lại căn cứ huấn luyện phi công tiêm kích hạm hoạt động trên tàu sân bay ở nước này.

Tạp chí Jane's Defence Weekly đưa tin, Ukraine đang chuẩn bị đưa ra chính sách nhằm cung cấp quyền sử dụng cơ sở huấn luyện tàu sân bay cho phi công Trung Quốc. Cơ sở này được xây dựng từ thời Liên Xô (cũ) để cung cấp đào tạo phi công tiêm kích hạm cho hạm đội tàu sân bay Liên Xô và nước Nga sau này.
Trung tâm huấn luyện không quân hạm (NITKA) nằm ở một sân bay gần thành phố Saki thuộc Ukraine. Phân đội phi công tàu sân bay Hải quân Nga sắp rút khỏi căn cứ này. Theo truyền thông Nga và Ukraine cho biết, đơn vị quản lý đang cân nhắc việc cho Hải quân Trung Quốc thuê lại.
Trung tâm huấn luyện không quân hạm (NITKA) ở Ukraine.
 Trung tâm huấn luyện không quân hạm (NITKA) ở Ukraine.
Hải quân Ukraine không có tàu sân bay, vì vậy, đối với nước này thì căn cứ huấn luyện hoàn toàn không sử dụng, tuy nhiên, các nước thuộc Liên Xô (cũ) cũng không có các căn cứ tương tự. Chính vì vậy, Hải quân Nga đã phải dựa vào NITKA để tiến hành huấn luyện cho phi công tiêm kích hạm Su-33, Su-25UTG hoạt động trên tàu sân bay Kuznetsov. Tuy nhiên, hiện Hải quân Nga đã không muốn tiếp tục thuê cơ sở này một phần vì giá cao, phần còn lại thì Nga đã tự xây dựng cơ sở mới trong nước.
Căn cứ được thiết kế nhiều đường băng lắp thiết bị hãm đà chuyên dùng để huấn luyện hạ cánh cho tiêm kích hạm. Căn cứ này còn được thiết kế mô phỏng boong phóng nhảy cầu tàu sân bay Kuznetsov để máy bay cất cánh.
Một quan chức Ukraine giấu tên tiết lộ, nếu không đạt được thỏa thuận với Hải quân Trung Quốc, thì Ukraine cũng có thể cho Hải quân Ấn Độ thuê căn cứ này. Tuy vậy, nguồn tin cho hay, các công trình, thiết bị hiện có của cơ sở đào tạo và thể chế huấn luyện đã vận dụng hơn 20 năm đều phù hợp hơn với yêu cầu của Trung Quốc hơn.
Hải quân Trung Quốc đang sử dụng tiêm kích hạm J-15 – mẫu sao chép cải tiến tiêm kích hạm Su-33 (Nga). Máy bay J-15 đã được Trung Quốc thực hiện huấn luyện cất/hạ cánh nhiều lần ở trên tàu sân bay Liêu Ninh. Vì vậy, nếu Trung Quốc thuê NITKA thì hầu như không cần tiến hành thay đổi gì cũng có thể sử dụng được luôn.
J-15 được chế tạo dựa trên Su-33 nên NITKA hoàn toàn phù hợp với việc huấn luyện phi công tiêm kích hạm J-15 Trung Quốc.
 J-15 được chế tạo dựa trên Su-33 nên NITKA hoàn toàn phù hợp với việc huấn luyện phi công tiêm kích hạm J-15 Trung Quốc.
Còn Hải quân Ấn Độ hiện nay sử dụng loại tiêm kích hạm MiG-29K mới nhất có sự khác biệt rất lớn so với Su-33, muốn phù hợp với yêu cầu huấn luyện của loại máy bay chiến đấu này thì phải tiến hành rất nhiều điều chỉnh đối với phần cứng và chương trình huấn luyện ở cơ sở Ukraine.
Tờ Jane's Defense Weekly cũng từng đưa ra nhận định nguyên nhân ảnh hưởng tới việc sẽ làm giảm mối quan tâm của Trung Quốc đối với NITKA, đó chính là việc nước này đã xây dựng Viện nghiên cứu bay thử Trung Quốc. Cho dù như vậy, trước đây đã có nhiều quan chức Trung Quốc bày tỏ rất quan tâm tới NITKA. Dự đoán, họ sẽ có thái độ hoan nghênh đối với việc có cơ hội học tập và nắm chắc kỹ năng chuyên nghiệp của Ukraine trong lĩnh vực này.

Trung Quốc: tiêm kích hạm J-15 mạnh hơn F/A-18, MiG-29K

(Kiến Thức) - Tướng Hải quân Trung Quốc cho rằng, tiêm kích hạm J-15 vượt trội hơn F/A-18 trong không chiến và hơn hẳn MiG-29K trên toàn diện.

“Soi” phương tiện chở tàu ngầm Hà Nội về Cam Ranh

(Kiến Thức) - Tàu ngầm Kilo Project 636 đầu tiên của Việt Nam mang tên HQ-182 Hà Nội sắp về tới Cam Ranh trên chiếc tàu vận tải Rolldock Sea của Hà Lan.

Theo trang mạng MarineTraffic, sáng ngày 28/12, tàu vận tải siêu trường siêu trọng Rolldock Sea chở tàu ngầm Kilo HQ-182 Hà Nội đã cập cảng Singapore an toàn. Con tàu sẽ ở lại cảng 1 ngày và sau đó tiếp tục lên đường hành trình về quân cảng Cam Ranh - điểm đến cuối cùng trong cuộc hành trình. Dự kiến, ngày 31/12, con tàu sẽ về đến quân cảng Cam Ranh. Như vậy, đồng nghĩa với việc tàu ngầm Hà Nội về muộn hơn 1 ngày so với thông tin mà truyền thông Nga đưa trước đó.
 Theo trang mạng MarineTraffic, sáng ngày 28/12, tàu vận tải siêu trường siêu trọng Rolldock Sea chở tàu ngầm Kilo HQ-182 Hà Nội đã cập cảng Singapore an toàn. Con tàu sẽ ở lại cảng 1 ngày và sau đó tiếp tục lên đường hành trình về quân cảng Cam Ranh - điểm đến cuối cùng trong cuộc hành trình. Dự kiến, ngày 31/12, con tàu sẽ về đến quân cảng Cam Ranh. Như vậy, đồng nghĩa với việc tàu ngầm Hà Nội về muộn hơn 1 ngày so với thông tin mà truyền thông Nga đưa trước đó.