Ukraine không thể vào NATO, xung đột Moscow - Kiew chấm dứt?

Việc Ukraine từ bỏ nỗ lực gia nhập NATO, khiến nhiều người tin rằng xung đột Moscow - Kiev sẽ sớm chấm dứt, nhưng sự thật lại phức tạp hơn rất nhiều.

Chủ nhật vừa rồi, cố vấn Tổng thống Ukraine ông Igor Zhovkva đã trả lời xác nhận với tờ Financial Times rằng, quốc gia này sẽ từ bỏ nỗ lực gia nhập NATO.
Việc Ukraine từ bỏ nỗ lực gia nhập NATO, khiến nhiều người tin rằng xung đột Kiev - Moscow sẽ sớm đi tới hồi kết. Tuy nhiên, thực tế lại phức tạp hơn nhiều. Giới phân tích nhận định, việc Ukraine từ bỏ mọi nỗ lực gia nhập liên minh quân sự do Mỹ dẫn đầu, chỉ là một trong số nhiều yếu tố khiến xung đột giữa Nga và Ukraine kết thúc.
Kể từ khi bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt của mình, Nga đã tuyên bố mục tiêu của chiến dịch nhằm "phi quân sự hoá và phi phát xít hoá" Ukraine. Với mục tiêu này, rõ ràng Moscow vẫn chưa đạt được, khi quân đội Ukraine vẫn đang tiếp tục chống trả quyết liệt các đợt tấn công ở miền Đông.
Ngoài ra, ngay sau xác nhận của phía Ukraine về việc không gia nhập NATO, tổng thống nước này ông Zelensky đã khẳng định rằng: "Tất cả thành phố của chúng ta, Sievierodonetsk (Severodonetsk), Donetsk, Lugansk, chúng ta sẽ lấy lại hết".
Ukraine khong the vao NATO, xung dot Moscow - Kiew cham dut?
 Nhiều thành phố của Ukraine đã biến thành "bình địa" sau 5 tháng hứng hoả lực từ cả hai phía. Ảnh: Foxnews.
Điều này có nghĩa, ngay cả khi Nga muốn giữ nguyên hiện trạng ở Ukraine, Kiev cũng không đồng ý, và sẽ nỗ lực tới cùng để giành lại những phần lãnh thổ đã mất. Trong một bài phát biểu mới đây, Tổng thống Ukraine khẳng định sẽ nỗ lực hết mình để khôi phục hiện trạng lãnh thổ nước này vào thời điểm trước khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt.
Mặc dù vậy, giới quan sát cho rằng với tương quan lực lượng hiện tại, việc Ukraine có thể khôi phục lại toàn bộ hiện trạng lãnh thổ như trước giai đoạn xảy ra xung đột, là điều rất khó khăn. Cần phải nhớ rằng, trong cuộc xung đột Ukraine kể từ năm 2014, Nga luôn chiếm thế chủ động, bản thân Kiev cũng từng rất muốn lấy lại bán đảo Crimea, nhưng không thể thành công.
Ở tình trạng hiện tại, binh lực của Ukraine rõ ràng là thua thiệt Nga rất nhiều. Ví dụ như ở trên không và trên biển, dù vẫn còn ít nhiều thiệt hại, nhưng quân đội Nga đang gần như làm chủ. Trên đất liền, xung đột giữa các bên đã chuyển từ "toàn diện" sang "tiêu hao" với không gian xung đột gói gọn ở khu vực miền Đông.
Việc thu hẹp không gian giao tranh, giúp Nga có thể dồn toàn lực, giáng đòn mạnh vào Donbas để sớm giải tào khu vực này. Trong khi đó, với việc dựa vào viện trợ từ phương Tây, Ukraine tỏ ra kém lợi thế, khi bị thiếu hụt nghiêm trọng các loại hoả lực hạng nặng.
Vậy nên, sẽ rất khó để có thể nhìn thấy sự kết thúc của cuộc xung đột Nga - Ukraine, nhất là khi các mục tiêu quan trọng và cũng không kém phần "tham vọng" của cả hai bên, đều chưa thể đạt được. Chưa kể tới việc, nỗ lực đàm phán giữa các bên dường như cũng đã gián đoạn từ lâu.

Đức tăng mạnh chi phí Quân sự sau khi xung đột Nga - Ukraine bắt đầu

Cuộc tấn công của Nga vào Ukraine đang là hồi chuông cảnh báo với Đức nhằm bảo vệ nền độc lập nước này.

Ba thập kỷ trước, quân đội Đức có khoảng 500,000 quân, hơn 2,000 xe tăng và gần 1,000 máy bay tiêm kích – một con số đáng nể khi nước này chuẩn bị cho Chiến tranh Lạnh.

Với sự sụp đổ của Liên minh Soviet, Đức đã bắt đầu cắt giảm lực lượng quân sự, bãi bỏ ràng buộc và tái cơ cấu nhân sự nhằm theo đuổi một mục đích mới: các nhiệm vụ can thiệp nhanh chóng ngoài lãnh thổ với các lực lượng đặc biệt. Trong trật tự thế giới mới, các thương vụ, ngoại giao và hỗ trợ kinh tế mới là điều đảm bảo an ninh quốc gia, trong khi xe tăng, tiêm kích và chiến hạm chỉ còn là những phương tiện tốn kém.

"Sát thủ vô hình" trong cuộc xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine là cuộc chiến lớn nhất tại châu Âu kể từ Thế chiến 2 và hình thức tác chiến đã thay đổi rất nhiều từ khi lực lượng Đồng minh đánh bại quân Đức Quốc xã.

Mặc dù các bên tham chiến vẫn sử dụng chiến thuật, thậm chí khí tài quân sự có từ Thế chiến 2, chẳng như máy bay phản lực và tên lửa vác vai nhưng đã có sự xuất hiện của hình thức tác chiến không gian mạng và tác chiến điện tử.

Các hệ thống tác chiến điện tử Palantin-K EW của Nga trong một cuộc diễn tập ở vùng Voronezh, Nga năm 2021. Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga