Ukraine, Gruzia và Moldova ký hiệp định liên kết với EU

(Kiến Thức) - Hiệp định liên kết với Liên minh châu Âu (EU) giúp 3 nước hạ thấp rào cản thương mại với EU cũng như tăng cường cải cách dân chủ

Hiệp định liên kết với Liên minh châu Âu sẽ giúp Ukraine, Moldova và Gruzia điều chỉnh cơ quan lập pháp phù hợp với tiêu chuẩn châu Âu cũng như tạo khu vực thương mại tự do.
Cờ Liên minh châu Âu xuất hiện trong cuộc biểu tình ở Kiev năm 2013.
Cờ Liên minh châu Âu xuất hiện trong cuộc biểu tình ở Kiev năm 2013. 
Buổi lễ ký kết Hiệp định Liên kết kể trên diễn ra trong ngày 27/6 tại hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Âu tại thủ đô Belgia. Dự kiến, buổi lễ sẽ kéo dài hơn 1 giờ. Mỗi tài liệu phải được người đứng đầu nhà nước và chính phủ của 28 nước thành viên EU ký kết cùng với Chủ tịch Hội đồng châu Âu Herman Van Rompuy và Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jose Manuel Barroso.
Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko, Thủ tướng Gruzia Irakly Garibashvili và Thủ tướng Moldova Iurie Leancă trước đó đã ký kết vào hiệp định qua những người đại diện.
Bản hiệp định có hiệu lực sau khi được tất cả các thành viên Liên minh châu Âu thông qua. Bản hiệp định kể trên chưa đưa 3 nước trở thành thành viên Liên minh châu Âu.

Hé lộ nguyên do Putin không "cứu" đồng nhiệm Ukraine

(Kiến Thức) - Trong mối quan hệ với Nga và phương Tây, Tổng thống Ukraine Viktor Yanukovich đã đứng ở giữa để trục lợi về cho cá nhân mình, Giám đốc Trung tâm Carnegie Moscow là Dmitri Trenin nhận định.

Báo Mỹ: Washington có cơ hội tiếp cận quân cảng Cam Ranh?

(Kiến Thức) - Tờ báo trực thuộc Bộ Quốc phòng Mỹ nhận định: Nếu Việt Nam cho phép Hải quân Mỹ tiếp cận quân cảng Cam Ranh - đó sẽ là bước tiến lớn hơn trong mối quan hệ quân sự giữa hai nước.

Tờ Stars and Stripes trực thuộc Bộ Quốc phòng Mỹ vừa đăng tải bài viết của tác giả Erik Slavin nhận định: mặc dù chưa rõ liệu các lực lượng Mỹ có thể sử dụng Cam Ranh, một cảng biển có giá trị bên Biển Đông hay không nhưng việc Việt Nam hoan nghênh các chuyến thăm của tàu chiến và máy bay Mỹ đang khiến khả năng đó tiến gần hơn tới hiện thực. 

Dưới đây là nội dung bài viết được Kiến Thức lược dịch:

Quan hệ Mỹ - Việt nồng ấm vì Trung Quốc hung hăng

Chính sách Mỹ - châu Âu “lộn tùng phèo” vì... Ukraine

(Kiến Thức) - Tầm nhìn quan hệ hợp tác chiến lược giữa Mỹ-châu Âu trong thế kỷ 21 đã bị “một phen khốn đốn” bởi cuộc khủng hoảng Ukraine.

Trong bài phát biểu phác thảo nội dung của chính sách đối ngoại của Mỹ trong thế kỉ 21 ở Paris, Ngoại trưởng Mỹ khi đó là Hillary Clinton từng nói: “Những chia rẽ gay gắt của cuộc chiến tranh Lạnh đã được thay thể bởi sự đoàn kết, hợp tác và hòa bình. Nga không còn là đối thủ của chúng tôi. Giờ họ là đối tác mà thôi”. Phát ngôn trên được bà Clinton đưa ra vào năm 2010, một năm sau khi chính quyền Washington tìm cách “tái thiết lập với Nga”.
Tuy nhiên, mối quan hệ giữa Nga-Mỹ đã “sứt mẻ” đi ít nhiều sau khi điện Kremlin chính thức sáp nhập Crimea và tập trung quân đội dọc biên giới với Ukraine. Các chuyên gia phân tích, cựu quan chức hay nhà ngoại giao Mỹ cho hay, sự bất ổn mới của châu Âu này cho thấy điểm yếu lâu dài trong tầm nhìn đối tác của Tổng thống Obama đối với nước Nga.