Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H
  • Tài chính - Ngân hàng
  • Bất động sản
  • Golf & Doanh nhân
  • Doanh nghiệp
  • Tin 24/7
  • Hitech - Xe
  • Tiêu dùng - Bạn đọc
VietnamDaily Relax
Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H
Tài chính - Ngân hàng Bất động sản Golf & Doanh nhân Doanh nghiệp Tin 24/7 Hitech - Xe Tiêu dùng - Bạn đọc

Quân sự

Ukraine dùng cao tốc làm đường băng cho F-16 "né đòn" Nga

10/09/2024 14:00

Truyền thông Pháp đưa tin, quân đội Ukraine đang cải tạo một số đoạn cao tốc thành đường băng cho tiêm kích F-16 thay vì dùng căn cứ không quân, động thái này được cho là để giảm nguy cơ bị Nga tập kích.

Theo Việt Hùng/ANTĐ

Nga: Toàn bộ F-16 ở Ukraine có thể bị bắn hạ trong 20 ngày

Slovakia: Đặt hàng 5 năm mới nhận chiếc F-16 đầu tiên

Bao nhiêu quốc gia thuộc NATO đang sở hữu tiêm kích F-16?

Moscow không tin F-16 của Ukraine rơi vì “trục trặc kỹ thuật”

Nga cảnh báo phương Tây sẽ gặp 'rủi ro lớn' nếu cung cấp máy bay chiến đấu F-16 cho Ukraine

"Thay vì để cho tiêm kích F-16 xuất kích từ đường băng tại các căn cứ quân sự cố định, binh sĩ Ukraine đã cải tạo một số đoạn cao tốc để cho chiến đấu cơ có thể cất, hạ cánh", kênh truyền hình Pháp LCI TV ngày 29/8 đưa tin.
"Thay vì để cho tiêm kích F-16 xuất kích từ đường băng tại các căn cứ quân sự cố định, binh sĩ Ukraine đã cải tạo một số đoạn cao tốc để cho chiến đấu cơ có thể cất, hạ cánh", kênh truyền hình Pháp LCI TV ngày 29/8 đưa tin.
"Một số đoạn đường cao tốc không còn dải phân cách giữa. Chúng đã được gia cố và dọn sạch", truyền thông Pháp cho biết thêm.
"Một số đoạn đường cao tốc không còn dải phân cách giữa. Chúng đã được gia cố và dọn sạch", truyền thông Pháp cho biết thêm.
Việc biến đường cao tốc thành đường băng sẽ giúp giảm nguy cơ tiêm kích F-16 bị hệ thống phòng không Nga đánh trúng khi hoạt động tại các sân bay quân sự truyền thống.
Việc biến đường cao tốc thành đường băng sẽ giúp giảm nguy cơ tiêm kích F-16 bị hệ thống phòng không Nga đánh trúng khi hoạt động tại các sân bay quân sự truyền thống.
Quân đội Nga nắm rõ vị trí các căn cứ không quân của Ukraine và thường xuyên tập kích vào những mục tiêu này, vì thế giới quan sát cho rằng, việc lên kế hoạch dùng cao tốc làm đường băng là điều hợp lý.
Quân đội Nga nắm rõ vị trí các căn cứ không quân của Ukraine và thường xuyên tập kích vào những mục tiêu này, vì thế giới quan sát cho rằng, việc lên kế hoạch dùng cao tốc làm đường băng là điều hợp lý.
Tướng Pháp Michel Yakovleff, tham gia bản tin của TCL TV với tư cách chuyên gia, cho biết NATO từng triển khai phương án tương tự tại các quốc gia khác.
Tướng Pháp Michel Yakovleff, tham gia bản tin của TCL TV với tư cách chuyên gia, cho biết NATO từng triển khai phương án tương tự tại các quốc gia khác.
Tuy nhiên, ông Yakovleff lưu ý cất cánh từ cao tốc tiềm ẩn nhiều rủi ro hơn so với từ đường băng chuyên dụng tại căn cứ.
Tuy nhiên, ông Yakovleff lưu ý cất cánh từ cao tốc tiềm ẩn nhiều rủi ro hơn so với từ đường băng chuyên dụng tại căn cứ.
Ukraine ngày 4/8 tiếp nhận lô tiêm kích F-16 đầu tiên do phương Tây viện trợ. Đây là loại khí tài Kiev nhiều lần kêu gọi đồng minh cung cấp, kỳ vọng giúp Ukraine tăng cường năng lực phòng vệ trước các cuộc oanh tạc của Nga. Quan chức Mỹ nói lô này gồm 6 tiêm kích.
Ukraine ngày 4/8 tiếp nhận lô tiêm kích F-16 đầu tiên do phương Tây viện trợ. Đây là loại khí tài Kiev nhiều lần kêu gọi đồng minh cung cấp, kỳ vọng giúp Ukraine tăng cường năng lực phòng vệ trước các cuộc oanh tạc của Nga. Quan chức Mỹ nói lô này gồm 6 tiêm kích.
Tổng thống Volodymyr Zelensky ngày 28/8 cho biết quân đội Ukraine đã triển khai tiêm kích F-16 để hạ UAV và tên lửa Nga trong các đợt tập kích gần đây.
Tổng thống Volodymyr Zelensky ngày 28/8 cho biết quân đội Ukraine đã triển khai tiêm kích F-16 để hạ UAV và tên lửa Nga trong các đợt tập kích gần đây.
Một ngày sau, quân đội Ukraine xác nhận đã mất chiếc F-16 đầu tiên, bị rơi trong lúc ứng phó đợt tập kích của Nga ngày 26/8.
Một ngày sau, quân đội Ukraine xác nhận đã mất chiếc F-16 đầu tiên, bị rơi trong lúc ứng phó đợt tập kích của Nga ngày 26/8.
Ukraine được cho là sẽ nhận hàng trăm chiến đấu cơ F-16 do các quốc gia phương Tây viện trợ.
Ukraine được cho là sẽ nhận hàng trăm chiến đấu cơ F-16 do các quốc gia phương Tây viện trợ.
Dù F-16 là dòng chiến đấu cơ hạng nhẹ nổi tiếng do Mỹ sản xuất, tuy nhiên nhiều chuyên gia cho rằng chúng cũng không thể xoay chuyển cục diện chiến trường Đông Âu.
Dù F-16 là dòng chiến đấu cơ hạng nhẹ nổi tiếng do Mỹ sản xuất, tuy nhiên nhiều chuyên gia cho rằng chúng cũng không thể xoay chuyển cục diện chiến trường Đông Âu.
Mặc dù từ năm 2000, Không quân Mỹ không đặt hàng, nhưng tiêm kích F-16 hiện nay vẫn được sản xuất để xuất khẩu.
Mặc dù từ năm 2000, Không quân Mỹ không đặt hàng, nhưng tiêm kích F-16 hiện nay vẫn được sản xuất để xuất khẩu.
Chương trình Máy bay chiến đấu hạng nhẹ (Lightweight Fighter - LWF) bắt đầu vào năm 1971 là tiền để cho F16 - Fighting Falcon đã ra đời.
Chương trình Máy bay chiến đấu hạng nhẹ (Lightweight Fighter - LWF) bắt đầu vào năm 1971 là tiền để cho F16 - Fighting Falcon đã ra đời.
Mặc dù tên phổ biến chính thức của F-16 là “Fighting Falcon”, nó được các phi công biết đến với cái tên “Viper”, mật danh dự án của General Dynamics trong thời gian đầu phát triển.
Mặc dù tên phổ biến chính thức của F-16 là “Fighting Falcon”, nó được các phi công biết đến với cái tên “Viper”, mật danh dự án của General Dynamics trong thời gian đầu phát triển.
Ngay từ đầu, F-16 đã được dự định trở thành một “quái điểu" hiệu quả về chi phí, có thể thực hiện nhiều loại nhiệm vụ khác nhau và duy trì trạng thái sẵn sàng hoạt động suốt ngày đêm.
Ngay từ đầu, F-16 đã được dự định trở thành một “quái điểu" hiệu quả về chi phí, có thể thực hiện nhiều loại nhiệm vụ khác nhau và duy trì trạng thái sẵn sàng hoạt động suốt ngày đêm.
F-16 đơn giản và nhẹ hơn nhiều so với tiêm kích tiền nhiệm, sử dụng khung thân khí động học và hệ thống điện tử hàng không tiên tiến, bao gồm cả việc sử dụng Fly-by-wire (FBW).
F-16 đơn giản và nhẹ hơn nhiều so với tiêm kích tiền nhiệm, sử dụng khung thân khí động học và hệ thống điện tử hàng không tiên tiến, bao gồm cả việc sử dụng Fly-by-wire (FBW).
Fly-by-wire (FBW) là hệ thống thay thế các điều khiển bay cơ học thông thường bằng giao diện điện tử; nhờ đó máy bay có thể duy trì hiệu suất cao hơn rất nhiều so với trước đây.
Fly-by-wire (FBW) là hệ thống thay thế các điều khiển bay cơ học thông thường bằng giao diện điện tử; nhờ đó máy bay có thể duy trì hiệu suất cao hơn rất nhiều so với trước đây.
F-16 có kíp lái 1 hoặc 2 thành viên tùy theo biến thể, máy bay có chiều dài 14,8m, cao 4,8m, sải cánh 9,8m, trọng lượng cất cánh 16,875 tấn, tốc độ 2.100km/h, tầm bay trên 3.200km, trần bay 15.240m.
F-16 có kíp lái 1 hoặc 2 thành viên tùy theo biến thể, máy bay có chiều dài 14,8m, cao 4,8m, sải cánh 9,8m, trọng lượng cất cánh 16,875 tấn, tốc độ 2.100km/h, tầm bay trên 3.200km, trần bay 15.240m.
Chiến đấu cơ hạng nhẹ này được trang bị một khẩu pháo M61 Vulcan và có thể được trang bị tên lửa không đối không và nhiều loại tên lửa hoặc bom…
Chiến đấu cơ hạng nhẹ này được trang bị một khẩu pháo M61 Vulcan và có thể được trang bị tên lửa không đối không và nhiều loại tên lửa hoặc bom…
F-16 được phát triển với rất nhiều phiên bản phù hợp cho các yêu cầu tác chiến khác nhau.
F-16 được phát triển với rất nhiều phiên bản phù hợp cho các yêu cầu tác chiến khác nhau.
Hiện biến thể đang được sản xuất mới nhất định danh là F-16V, chúng còn được biết đến với cái tên F-16E/F Block 70/72.
Hiện biến thể đang được sản xuất mới nhất định danh là F-16V, chúng còn được biết đến với cái tên F-16E/F Block 70/72.
Với việc trang bị radar mảng pha chủ động AN/APG-83 AESA cùng với bộ thiết bị điện tử Sniper ATP và tên lửa AIM-9X, những chiếc tiêm kích F-16V có khả năng chiến đấu ngang ngửa với chiến đấu cơ hạng nặng Su-35 của Nga.
Với việc trang bị radar mảng pha chủ động AN/APG-83 AESA cùng với bộ thiết bị điện tử Sniper ATP và tên lửa AIM-9X, những chiếc tiêm kích F-16V có khả năng chiến đấu ngang ngửa với chiến đấu cơ hạng nặng Su-35 của Nga.
Tập đoàn Lockheed Martin đã quyết định phát triển và trang bị hệ thống radar tạo chùm nhanh (SABR) quét mảng pha điện tử chủ động (AESA) APG-83 tân tiến của tập đoàn Northrop Grumman cho các chiến đấu cơ F-16V.
Tập đoàn Lockheed Martin đã quyết định phát triển và trang bị hệ thống radar tạo chùm nhanh (SABR) quét mảng pha điện tử chủ động (AESA) APG-83 tân tiến của tập đoàn Northrop Grumman cho các chiến đấu cơ F-16V.
Hệ thống radar kiểm soát hỏa lực APG-83 giúp F-16V có được những khả năng chiến đấu không đối không và không đối đất của các dòng tiêm kích thế hệ thứ 5.
Hệ thống radar kiểm soát hỏa lực APG-83 giúp F-16V có được những khả năng chiến đấu không đối không và không đối đất của các dòng tiêm kích thế hệ thứ 5.
Northdrop Grumman trước khi cung cấp radar hiện đại cho F-16V thì đã được biết đến là đơn vị cung cấp các loại radar AESA cho dòng máy bay tối tân nhất hiện nay của Mỹ là F-22 Raptor và F-35 Lightning II.
Northdrop Grumman trước khi cung cấp radar hiện đại cho F-16V thì đã được biết đến là đơn vị cung cấp các loại radar AESA cho dòng máy bay tối tân nhất hiện nay của Mỹ là F-22 Raptor và F-35 Lightning II.
Rõ ràng radar mảng pha chủ động tạo cho chiến đấu cơ một sức mạnh mới, nhiều nhà quan sát cho rằng F-16V có một số thông số còn nhỉnh hơn chiến đấu cơ hạng nặng Su-35 vốn chỉ được trang bị radar mảng pha bán chủ động.
Rõ ràng radar mảng pha chủ động tạo cho chiến đấu cơ một sức mạnh mới, nhiều nhà quan sát cho rằng F-16V có một số thông số còn nhỉnh hơn chiến đấu cơ hạng nặng Su-35 vốn chỉ được trang bị radar mảng pha bán chủ động.
Do tính phức tạp cũng như giá thành chế tạo cao của loại thiết bị này nên thông thường dòng radar mảng pha chủ động chỉ được trang bị trên chiến đấu cơ thế hệ thứ 5.
Do tính phức tạp cũng như giá thành chế tạo cao của loại thiết bị này nên thông thường dòng radar mảng pha chủ động chỉ được trang bị trên chiến đấu cơ thế hệ thứ 5.
Tuy vậy Mỹ quyết định mang chúng xuống các dòng chiến đấu cơ thế hệ thứ 4+ cho thấy khả năng các chiến đấu cơ này sẽ vẫn tiếp tục song hành cùng chiến đấu cơ thế hệ thứ 5 thêm một thời gian dài nữa.
Tuy vậy Mỹ quyết định mang chúng xuống các dòng chiến đấu cơ thế hệ thứ 4+ cho thấy khả năng các chiến đấu cơ này sẽ vẫn tiếp tục song hành cùng chiến đấu cơ thế hệ thứ 5 thêm một thời gian dài nữa.
Về khả năng mang vác vũ khí, F-16V có thể mang theo 7,8 tấn vũ khí, tức gần tương đương với mức 8 tấn trên Su-35.
Về khả năng mang vác vũ khí, F-16V có thể mang theo 7,8 tấn vũ khí, tức gần tương đương với mức 8 tấn trên Su-35.
Trung bình tuổi thọ khung thân của F-16 là 8.000 giờ bay, và trải qua đại tu chúng có thể lên tới 12.000 giờ bay, trong khi đó máy bay Su-30/35 của Nga có tuổi thọ khung thân là 3.000 giờ bay và khi đại tu chúng cũng chỉ có thể bay thêm 1.000 giờ bay nữa mà thôi.
Trung bình tuổi thọ khung thân của F-16 là 8.000 giờ bay, và trải qua đại tu chúng có thể lên tới 12.000 giờ bay, trong khi đó máy bay Su-30/35 của Nga có tuổi thọ khung thân là 3.000 giờ bay và khi đại tu chúng cũng chỉ có thể bay thêm 1.000 giờ bay nữa mà thôi.
Việc có tuổi thọ khung thân lớn sẽ rất có ích trong việc duy trì hoạt động của chiến đấu cơ, cũng như việc nâng cấp sau này.
Việc có tuổi thọ khung thân lớn sẽ rất có ích trong việc duy trì hoạt động của chiến đấu cơ, cũng như việc nâng cấp sau này.
Dù Mỹ sẽ không mua thêm chiến đấu cơ F-16 để trang bị, nhưng nước này vẫn đang duy trì dây chuyền sản xuất loại máy bay này để bán cho đồng minh.
Dù Mỹ sẽ không mua thêm chiến đấu cơ F-16 để trang bị, nhưng nước này vẫn đang duy trì dây chuyền sản xuất loại máy bay này để bán cho đồng minh.

Top tin bài hot nhất

Cuộc phản công thảm họa của quân đội Ukraine ở thành phố Toretsk

Cuộc phản công thảm họa của quân đội Ukraine ở thành phố Toretsk

14/05/2025 19:33
Estonia bắt tàu chở dầu Nga, Su-35 lập tức xuất kích

Estonia bắt tàu chở dầu Nga, Su-35 lập tức xuất kích

16/05/2025 06:25
Pháo nhiệt áp của Nga dội vào quân Ukraine ở Chasov Yar

Pháo nhiệt áp của Nga dội vào quân Ukraine ở Chasov Yar

15/05/2025 09:59
300 xe tăng Sư đoàn 4 tạo thành cơn "lũ thép"ở Donbass

300 xe tăng Sư đoàn 4 tạo thành cơn "lũ thép"ở Donbass

29/04/2025 14:07
S-400 giúp Ấn Độ đánh bật đòn phản công của Pakistan thế nào?

S-400 giúp Ấn Độ đánh bật đòn phản công của Pakistan thế nào?

16/05/2025 10:03

Bạn có thể quan tâm

Quân đội Nga chiếm làng chiến lược Bogatyr, Lữ đoàn 33 Ukraine vỡ trận

Quân đội Nga chiếm làng chiến lược Bogatyr, Lữ đoàn 33 Ukraine vỡ trận

Thực tế khắc nghiệt ở Ukraine giúp AK-12 Nga mạnh mẽ hơn

Thực tế khắc nghiệt ở Ukraine giúp AK-12 Nga mạnh mẽ hơn

Hai sư đoàn Nga tấn công dữ dội, Lữ đoàn 109 Ukraine tháo chạy

Hai sư đoàn Nga tấn công dữ dội, Lữ đoàn 109 Ukraine tháo chạy

Ukraine thấp thỏm lo Nga phóng tên lửa đạn đạo liên tục địa tầm bắn 10.000km

Ukraine thấp thỏm lo Nga phóng tên lửa đạn đạo liên tục địa tầm bắn 10.000km

Bỉ bí mật thử nghiệm xe tăng Leopard 1 "lai robot" ở Ukraine

Bỉ bí mật thử nghiệm xe tăng Leopard 1 "lai robot" ở Ukraine

Quân đội Ukraine chỉ còn kiểm soát 10% “lò vôi” Chasiv Yar

Quân đội Ukraine chỉ còn kiểm soát 10% “lò vôi” Chasiv Yar

Giấy phép hoạt động báo chí số 29/GP-CBC, Bộ TTTT cấp ngày 24/12/2020

Tổng biên tập: Nhà báo Nguyễn Thị Mai Hương.

Phó Tổng biên tập: Nhà báo Nguyễn Danh Châu

Tòa soạn: 70 Trần Hưng Đạo, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

VPĐD tại TP.HCM: 54 Phạm Huy Thông, phường 7, quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh.

Điện thoại: 024 6 254 3519

Hotline: 096 523 77 56 (Toà soạn Hà Nội) / 091 122 12 22 (VPĐD TPHCM)

Email: tkts@kienthuc.net.vn

Chuyên trang của Báo

Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H

Liên hệ quảng cáo

Email: quangcao.kienthuc@gmail.com

Powered by ePi Technologies

DMCA.com Protection Status