Ukraine đòi “xử” Nga sau thảm kịch MH17

Thủ tướng Ukraine tuyên bố Kiev vừa thành lập một ủy ban để xử phạt các cá nhân và tổ chức Nga nghi gây nên thảm kịch MH17.

“Chính phủ Ukraine vừa lập ủy ban nhằm để áp đặt các biện pháp xử phạt lên Liên bang Nga. Ủy ban này bao gồm đại diện của Bộ Ngoại giao, Bộ Phát triển Kinh tế và Thương mại cũng như các cơ quan tài chính của chính phủ”, Thủ tướng Ukraine Arseniy Yatseniuk tuyên bố trong một cuộc họp chính phủ hôm nay (23.7).
Thủ tướng Ukraine Arseniy Yatseniuk.
Thủ tướng Ukraine Arseniy Yatseniuk.
Ông Yatseniuk cũng lệnh cho ủy ban này lập danh sách các biện pháp trừng phạt đối với Nga, cũng như các cá nhân, hoặc tổ chức Nga trực tiếp hoặc gián tiếp hỗ trợ "những kẻ khủng bố" ở miền Đông Ukaine trong thời hạn 10 ngày.
“Danh sách các biện pháp trừng phạt Nga và các cá nhân, tổ chức Nga ủng hộ hoặc hỗ trợ tài chính cho những kẻ khủng bố ở Ukraine, xâm phạm độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine phải được đề xuất lên chính phủ trong thời gian 10 ngày”, Thủ tướng Ukraine nhấn mạnh.
Động thái trên được đưa ra trong bối cảnh căng thẳng giữa Ukraine và Nga leo thang mạnh mẽ sau thảm kịch máy bay Malaysia MH17 bị bắn rơi ở Đông Ukraine khiến 298 người thiệt mạng.
Chính quyền Kiev không ngừng đổ lỗi cho Nga vũ trang và cung cấp hỗ trợ kỹ thuật cho quân ly khai tại Donetsk với loại tên lửa đã được dùng để bắn rơi chiếc máy bay của Malaysia. Moscow bác bỏ mọi cáo buộc và nhấn mạnh, sự việc xảy ra trên đất của Ukraine thì Ukraine phải chịu trách nhiệm.

Liên Hợp Quốc ra tuyên bố chung về vụ rơi máy bay MH17

(Kiến Thức) - Liên Hiệp Quốc (LHQ) kêu gọi mở ra một cuộc điều tra toàn diện, minh bạch về vụ máy bay Malaysia MH17 bị bắn rơi.

Theo đó, sau khi kết thúc phiên họp khẩn cấp ngày 18/7, Tổng thư ký LHQ Ban Ki-moon đã có bài phát biểu với báo giới để nêu tuyên bố chung của các nước thành viên đối với thảm họa máy bay này. Ông Ban cho biết, ông đang theo dõi sát sao những diễn biến mới của vụ việc cùng với Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế.
Tổng thư ký LHQ Ban Ki-moon.
 Tổng thư ký LHQ Ban Ki-moon.

Nhân viên Malaysia Airlines từ chối bay sau MH17

(Kiến Thức) - Sau thảm kịch MH370 và MH17, nhiều nhân viên Malaysia Airlines (MAS) bao gồm cả phi hành đoàn gặp nhiều áp lực về mặt tình thần, thậm chí từ chối bay.

Thực vậy, trong vòng hơn 3 tháng, hãng hàng không MAS liên tiếp nhận 2 cú sốc và là “tiền lệ chưa từng có trong lịch sử ngành hàng không thế giới”, đó là vụ biến mất bí ẩn của chiếc máy bay MH370 ngày 8/3 và vụ bắn rơi máy bay MH17 ngày 17/7 ở Ukraine.
Trước những mất mát to lớn đó, hãng hiện cũng đang thực hiện một số biện pháp để khích lệ tinh thần của các nhân viên, phi công của mình. Đơn cử, ban lãnh đạo MAS gửi các thư điện tử khích lệ tinh thần, đích thân tới các khu vực đăng ký/kiểm tra thủ tục khách hàng và làm công tác vận động tư vấn các nhóm nhân viên có liên kết chặt chẽ với nhau. Gạt bỏ những đau buồn phía sau, MAS còn đang vật lộn với việc làm sao để công ty tránh lâm vào tình trạng phá sản khi mà tình hình phát triển của MAS không mấy khả quan sau vụ MH370 và ngày một tồi tệ hơn sau tai nạn MH17.