Ukraine đối mặt với hiểm họa “các tiểu đoàn tình nguyện”

(Kiến Thức) - Theo báo Đức Die Zeit, các tiểu đoàn tình nguyện chính là hiểm họa thực sự đối với Ukraine, khi chúng thoát khỏi vòng kiềm tỏa của chính quyền Kiev.

Ukraine đang phải đối mặt với hiểm họa mang tên các “tiểu đoàn tình nguyện”, khi  chính quyền Kiev không thể nào kiểm soát nổi đám dân binh của nhóm cực hữu và các trùm tài phiệt.
Ukraine doi mat voi hiem hoa
Tiểu đoàn tình nguyện Azov bao gồm các phần tử cực hữu và phát xít mới là lực lượng chủ lực chiến đấu với quân ly khai ở miền đông Ukraine.
Báo Đức Die Zeit dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Stepan Poltorak nói  rằng không hề có đơn vị tình nguyện nào trong chiến dịch “chống khủng bố” ở miền đông Ukraine. Bằng cách nói như vậy, ông Poltorak cho rằng tất cả các đơn vị đang chiến đấu cho Kiev ở Donbass đã trở thành một phần của Quân đội Ukraine.
Nhìn bề ngoài, tuyên bố của ông bộ trưởng Stepan Poltorak  có vẻ đúng, nhưng trên thực tế, chính phủ Ukraine lại không thể kiểm soát nổi các tiểu đoàn tình nguyện. Một trong những ví dụ điển hình là chiến sự mới nhất ở làng Shirokino. Chiến sự bùng phát là do Tiểu đoàn tình nguyện Azov  không chịu rời làng  Shirokino, nằm gần cảng chiến lược Mariupol ở miền đông Ukraine.
Mặc dù trên danh nghĩa các  Tiểu Đoàn Azov và Tiểu đoàn Donbass là một bộ phận của lực lượng Cảnh sát Quốc gia, nhưng việc kiểm soát các đơn vị này quả là là một nhiệm vụ khó khăn bởi vì quan điểm của các tiểu đoàn này hoàn toàn khác với quan điểm của giới tướng lĩnh hàng đầu ở Kiev.
Theo báo Die Zeit , bất đồng quan điểm chỉ là một phần của vấn đề. Sự hiện diện của các phần tử phát xít mới trong hàng ngũ của Tiểu đoàn Azov và hành động cướp bóc Tiểu đoàn Aidar  mới là vấn đề đau đầu đối với chính quyền Kiev.
Viện dẫn cuộc xung đột gần đây giữa Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko và nhà tài phiệt Ihor Kolomoyskyi, báo Đức Die Zeit viết điều này chứng tỏ rằng các doanh nhân giàu có đang tác động rất lớn đến các tiểu đoàn tình nguyện. Khốn nỗi, chính quyền Kiev lại không thể thẳng tay trấn áp các tiểu đoàn tình nguyện cưỡng lệnh vì lo ngại  “hiệu ứng boomerang”  (đòn phản hồi).
Trong bối cảnh  này, chính quyền Kiev đành phải thỏa hiệp và nhượng bộ, tránh để cho các tiểu đoàn tình nguyện trở thành một mối đe dọa nghiêm trọng đến sự thống nhất của Ukraine.

Cực hữu Ukraine mưu toan cướp chính quyền

(Kiến Thức) - Với mưu toan cướp chính quyền, Thủ lĩnh Dmitry Yarosh của nhóm cực hữu Right Sector tuyên bố tái khởi động "một giai đoạn mới của cách mạng Ukraine”.

Phát biểu trước hàng trăm người tập hợp trên Quảng trường Maidan, Yarosh nói rằng Right Sector sẽ cho thấy rằng nhóm này "là lực lượng cách mạng chân chính" và cuộc mít tinh trên Quảng trường Maidan đánh dấu "bắt đầu giai đoạn mới của cách mạng Ukraine”.Trên thực tế, lực lượng cực hữu Ukraine mưu toan cướp chính quyền.
Cuc huu Ukraine muu toan cuop chinh quyen
Thủ lĩnh Dmitry Yarosh của nhóm cực hữu Right Sector tuyên bố tái khởi động "một giai đoạn mới của cách mạng Ukraine”. 
Ngoài ra, tại đại hội của đảng Right Sector, các phần tử cực hữu đòi hợp pháp hoá các tiểu đoàn tình nguyện vũ trang của họ, không chịu sự lãnh đạo của quân đội và cảnh sát quốc gia. Đó là câu trả lời phản ứng lại tuyên bố của Tổng thống Ukraina Petro Poroshenko.

Ukraine mắc kẹt trong thế đối đầu Nga-Mỹ

(Kiến Thức) - Xung đột ở Ukraine đã kéo dài hơn một năm mà chưa có dấu hiệu lắng dịu. Tính chất phức tạp của “ván bài Ukraine” nằm ở đâu và ai mới là người chơi chính?

Kết cục cuộc chiến ở miền đông Ukraine không thể được quyết định được bằng một trận đánh ở sân bay Donetsk hay thị trấn chiến lược Debaltsevo, mà là tại các tổng hành dinh ở Washington, Moscow, Brussels, Paris, London. Bởi vì hành động quân sự chỉ là một thành tố của toan tính chính trị.
Ukraine mac ket trong the doi dau dia chinh tri Nga-My
Đối đầu Nga - Mỹ chỉ chấm dứt nếu một bên giành thắng lợi. 
Quân sự là giải pháp cuối cùng và cứng rắn nhất, nhưng nó không giúp chấm dứt xung đột. Chiến tranh chỉ là bước trung gian phản ánh việc các bên tạm thời chưa thể tiến đến một bước thỏa hiệp. Bản chất của nó là để tạo ra những điều kiện mới để có thể đạt được thỏa hiệp. Khi thời cơ dàn xếp xuất hiện, khi giao tranh chấm dứt, binh sĩ trở về doanh trại và các tướng lĩnh chuẩn bị cho ra những hồi ức chiến tranh, thì đó là lúc mà các nhà lãnh đạo chính trị-ngoại giao sẽ quyết định kết cục tại bàn đàm phán.

Ai được lợi khi châm ngòi chiến tranh ở Ukraine?

(Kiến Thức) - Tổng thống Poroshenko tuyên bố rằng Nga sắp xâm lược Ukraine, nhưng “tia lửa đốt cháy cánh đồng” lại được tìm thấy ở vấn đề trong nước.

Tổng thống Petro Poroshenko nói trước quốc hội rằng Ukraine đang phải đối mặt với "mối đe dọa to lớn" sắp xảy ra và đó là cuộc xâm lược tổng lực của Nga.
Ai duoc loi khi cham ngoi chien tranh o Ukraine?
Tổng thống Petro Poroshenko: Ukraine đang phải đối mặt với "mối đe dọa to lớn" sắp xảy ra. 
Trên thực tế, không hẳn là như vậy. Trong khi nguy cơ chiến tranh tái bùng phát là rất thực tế do bạo lực leo thang ở miền đông Ukraine, nhưng kẻ chủ mưu châm ngòi chiến tranh ở Ukraine nhiều khả năng ngồi ở Kiev hoặc ở miền đông Ukraine, chứ không phải ở Moscow hay ở các thủ đô phương Tây.