Ukraine chốt chặn Biển Đen bằng tên lửa chống hạm cực mạnh

Lép vế trước Nga về chiến hạm, Ukraine tuyên bố sẽ dùng lực lượng tên lửa bờ cực mạnh của mình để ngăn chặn đối thủ tại Biển Đen và Biển Azov.

Quân đội Ukraine vừa tiến hành thử nghiệm tên lửa chống hạm mới nhằm tăng cường phòng thủ ven bờ Biển Đen và Biển Azov - người đứng đầu Ủy ban An ninh và Quốc phòng Ukraine (NSDC) là ông Aleksandr Turchinov tuyên bố.
Ông Turchinov cho biết, cuộc thử nghiệm diễn ra thành công ở thao trường khu vực Odessa và đảo Snake. Cuộc thử nghiệm tên lửa đã chứng minh rằng, Ukraine có đủ khả năng bảo vệ biên giới biển của mình trong vùng Biển Đen và Biển Azov.
Ukraine chot chan Bien Den bang ten lua chong ham cuc manh
Tên lửa chống hạm Neptune do Ukraine tự phát triển. Nguồn ảnh: liveuamap.
Bởi theo giới quân sự nước này, nếu trong trường hợp nổ ra chiến tranh cục bộ với Nga, do Hải quân Ukraine gần như không còn chiến hạm nào đủ khả năng tác chiến cho nên Kiev phải dựa vào không quân và lực lượng tên lửa bờ với Neptune là chủ lực để thực hiện chiến thuật chống phong tỏa.
Tên lửa hành trình chống hạm Neptune của Ukraine có vẻ ngoài rất giống Kh-35 của Nga, đây là một sản phẩm được Kiev hoàn thiện từ thiết kế ra đời dưới thời kỳ Liên Xô, tuy nhiên so với tên lửa Uran mà Nga sử dụng thì tầm bắn của Neptune lên tới 300km - ngang bằng với K-300P Bastion-P và hơn hẳn Bal của Nga.
Ông Turchinov thông báo với báo giới rằng: "Tên lửa hành trình chống hạm của Ukraine cung cấp khả năng phòng thủ đáng tin cậy tại khu vực Biển Đen và Biển Azov, có thể bắn trúng tàu chiến địch từ cách xa 300km, nếu cần thiết, thậm chí ngay cả khi chúng đang neo đậu trong cảng".
Ông này cho rằng, các cơ sở quân sự và hạ tầng kỹ thuật, đặc biệt là "các cây cầu chiến lược và các chuyến phà trong trường hợp kẻ địch sử dụng để xâm lược chúng ta cũng có thể bị phá hủy bởi loại tên lửa hành trình này", có thể nhận thấy rất rõ ông Turchinov đang muốn ám chỉ đến cây cầu vượt eo biển Kerch.
Với chiến thuật sử dụng không quân và lực lượng tên lửa bờ nằm dưới ô bảo vệ của máy bay chiến đấu cùng các tổ hợp phòng không S-300PS và S-300V1, vũ khí mới của Ukraine theo đánh giá đủ khả năng "gieo sầu" cho Hải quân Nga.

Rùng mình dàn tàu ngầm rỉ nát trong căn cứ Hạm đội Biển Đen

(Kiến Thức) - Vịnh Sevastopol trên bán đảo Crimea, là nơi Hạm đội Biển Đen đặt căn cứ chính của mình, tuy nhiên ít ai biết rằng đây từng lai nơi Hải quân Ukraine đặt hạm đội tàu chiến lớn nhất của mình.

Rung minh dan tau ngam ri nat trong can cu Ham doi Bien Den
Sau sự kiện Nga tiến hành sáp nhập bán đảo Crimea vào năm 2014, đã có ít nhất 15 tàu chiến của Hải quân Ukraine bị Hạm đội Biển Đen giam lỏng tại vịnh Sevastopol. Cùng với đó là lực lượng tàu ngầm của Ukraine bị xóa sổ khi họ để mất tàu ngầm Zaporizhzhia (U-01) vào tay Hải quân Nga. Nguồn ảnh: Military Armed Forces. 

Đô đốc Nga: Mỹ làm gì ở Biển Đen, Moscow đều biết

(Kiến Thức) - Theo các chuyên gia phân tích quân sự, việc Mỹ đưa tàu chiến vào Biển Đen có thể xem là mối đe dọa đối với Nga, tuy nhiên các hoạt động của tàu chiến Mỹ tại đây không thể lọt qua được các "con mắt" của Moscow.

Do doc Nga: My lam gi o Bien Den, Moscow deu biet
 Theo thông tin được TASS đăng tải trong hôm 13/8. Nga đã khẳng định nắm rõ mọi động tĩnh của tàu chiến Mỹ hoạt động trong khu vực biển Đen. Và việc khu trục hạm mang tên lửa USS Carney (DDG-64) của Mỹ tiến vào vùng biển này hôm 12/8 giờ đây không còn đáng để Moscow bận tâm. Nguồn ảnh: Sputnik.