Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H
  • Tài chính - Ngân hàng
  • Bất động sản
  • Golf & Doanh nhân
  • Doanh nghiệp
  • Tin 24/7
  • Hitech - Xe
  • Tiêu dùng - Bạn đọc
VietnamDaily Relax
Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H
Tài chính - Ngân hàng Bất động sản Golf & Doanh nhân Doanh nghiệp Tin 24/7 Hitech - Xe Tiêu dùng - Bạn đọc

Quân sự

UAV Trung Quốc rẻ và đa dạng, vì sao vẫn khó bán?

27/01/2023 13:15

Giá rẻ, bán hàng không kèm điều kiện chính trị, đa dạng về chủng loại, nhưng tại sao các nước lần lượt quay lưng lại với UAV tấn công của Trung Quốc; vậy đâu là nguyên nhân?

Tiến Minh

Với Armenia, UAV Trung Quốc sẽ có ích hơn Su-30SM "vô dụng"?

UAV nào của Trung Quốc bị "giẵm đạp" ở Nga, "rụng như sung" ở Trung Đông?

Armenia có thể đã thắng Azerbaijan nếu sở hữu UAV Trung Quốc giá rẻ?

UAV Trung Quốc rởm như "hàng mã", rơi liên tục mà vẫn có đất diễn?

Máy bay không người lái (UAV), đã trở thành một trong những vũ khí quan trọng nhất trong nửa đầu thế kỷ 21; đặc biệt là cuộc xung đột Nga-Ukraine đang diễn ra. Tuy nhiên, công nghệ chế tạo UAV không phải giành cho các nước thế giới thứ ba, mà chỉ tập trung vào một số quốc gia phát triển.
Máy bay không người lái (UAV), đã trở thành một trong những vũ khí quan trọng nhất trong nửa đầu thế kỷ 21; đặc biệt là cuộc xung đột Nga-Ukraine đang diễn ra. Tuy nhiên, công nghệ chế tạo UAV không phải giành cho các nước thế giới thứ ba, mà chỉ tập trung vào một số quốc gia phát triển.
Mỹ là quốc gia dẫn đầu về công nghệ UAV, nhưng cũng là quốc gia từ chối bán UAV công nghệ cao cho hầu hết các quốc gia; thậm chí là cả đồng minh của Mỹ ở Trung Đông.
Mỹ là quốc gia dẫn đầu về công nghệ UAV, nhưng cũng là quốc gia từ chối bán UAV công nghệ cao cho hầu hết các quốc gia; thậm chí là cả đồng minh của Mỹ ở Trung Đông.
Nhưng không có Mỹ thì Trung Quốc ngay lập tức thế chỗ, sẵn sàng cung cấp UAV mà không kèm bất kỳ điều kiện chính trị nào và quan trọng nhất là với mức giá “khá khiêm tốn”, nhưng sở hữu “nhiều tính năng”.
Nhưng không có Mỹ thì Trung Quốc ngay lập tức thế chỗ, sẵn sàng cung cấp UAV mà không kèm bất kỳ điều kiện chính trị nào và quan trọng nhất là với mức giá “khá khiêm tốn”, nhưng sở hữu “nhiều tính năng”.
Một vài năm trước, nhiều nhà phân tích đã dự đoán, Trung Quốc sẽ trở thành nhà cung cấp UAV quân sự hàng đầu thế giới; nhưng kể từ đó, tình hình đã trở nên “hoàn toàn trái ngược”.
Một vài năm trước, nhiều nhà phân tích đã dự đoán, Trung Quốc sẽ trở thành nhà cung cấp UAV quân sự hàng đầu thế giới; nhưng kể từ đó, tình hình đã trở nên “hoàn toàn trái ngược”.
Thay vì những lời “ca ngợi nhiệt tình” đối với ngành công nghiệp quốc phòng của Bắc Kinh, ngày càng có nhiều người nghe thấy những tuyên bố đầy hoài nghi, về sự “bất lực hoàn toàn” của các nhà thiết kế và kỹ sư Trung Quốc trong việc chế tạo UAV. Vậy lý do nằm ở đâu?
Thay vì những lời “ca ngợi nhiệt tình” đối với ngành công nghiệp quốc phòng của Bắc Kinh, ngày càng có nhiều người nghe thấy những tuyên bố đầy hoài nghi, về sự “bất lực hoàn toàn” của các nhà thiết kế và kỹ sư Trung Quốc trong việc chế tạo UAV. Vậy lý do nằm ở đâu?
Mặc dù UAV tấn công của Trung Quốc, đã tham gia tương đối nhiều vào các cuộc xung đột quân sự và thậm chí còn đóng vai trò là đối thủ cạnh tranh trực tiếp với UAV nổi tiếng TB-2 Bayraktar của Thổ Nhĩ Kỳ (khi TB-2 mới ra mắt).
Mặc dù UAV tấn công của Trung Quốc, đã tham gia tương đối nhiều vào các cuộc xung đột quân sự và thậm chí còn đóng vai trò là đối thủ cạnh tranh trực tiếp với UAV nổi tiếng TB-2 Bayraktar của Thổ Nhĩ Kỳ (khi TB-2 mới ra mắt).
Nhưng vì một số lý do, hoạt động chiến đấu của UAV do Trung Quốc sản xuất, đã mang lại những “thất vọng” cho các quốc gia sử dụng, hơn là “sự khẳng định thương hiệu” UAV Trung Quốc.
Nhưng vì một số lý do, hoạt động chiến đấu của UAV do Trung Quốc sản xuất, đã mang lại những “thất vọng” cho các quốc gia sử dụng, hơn là “sự khẳng định thương hiệu” UAV Trung Quốc.
Vậy nguyên nhân tại sao, những chiếc UAV của Trung Quốc tham gia vào các cuộc chiến lại “không để lại dấu vết”? Câu trả lời cho câu hỏi này sẽ rất đơn giản, vì UAV do Trung Quốc sản xuất, đã không thể hiện được khả năng trong tất cả các cuộc xung đột mà chúng tham gia. Hơn nữa, chúng hóa ra lại cực kỳ kém hiệu quả ngay cả trong điều kiện thời bình.
Vậy nguyên nhân tại sao, những chiếc UAV của Trung Quốc tham gia vào các cuộc chiến lại “không để lại dấu vết”? Câu trả lời cho câu hỏi này sẽ rất đơn giản, vì UAV do Trung Quốc sản xuất, đã không thể hiện được khả năng trong tất cả các cuộc xung đột mà chúng tham gia. Hơn nữa, chúng hóa ra lại cực kỳ kém hiệu quả ngay cả trong điều kiện thời bình.
Những lỗi nặng mà UAV của Trung Quốc thường xuyên gặp phải đó là: 2/3 số UAV có trang bị hệ thống định vị vệ tinh GPS, đã không hoạt động. Khí nitơ làm lạnh bị rò rỉ từ các camera EO/IR gắn trên UAV liên tục, khiến các hệ thống quang điện / hồng ngoại hầu như vô dụng. Các lỗi nghiêm trọng đã được phát hiện ở radar khẩu độ tổng hợp hiệu suất cao (SAR) trong vòng vài giờ, sau khi UAV đi vào hoạt động.
Những lỗi nặng mà UAV của Trung Quốc thường xuyên gặp phải đó là: 2/3 số UAV có trang bị hệ thống định vị vệ tinh GPS, đã không hoạt động. Khí nitơ làm lạnh bị rò rỉ từ các camera EO/IR gắn trên UAV liên tục, khiến các hệ thống quang điện / hồng ngoại hầu như vô dụng. Các lỗi nghiêm trọng đã được phát hiện ở radar khẩu độ tổng hợp hiệu suất cao (SAR) trong vòng vài giờ, sau khi UAV đi vào hoạt động.
Ngoài ra còn có các lỗi quan trọng khác liên quan đến SATCOM (dẫn đường vệ tinh) đó là sự cố của ăng-ten liên lạc vệ tinh trên UAV của Trung Quốc, đã được ghi lại ngay cả trước khi bắt đầu các chuyến bay thử nghiệm. Và một trong những lỗi hệ thống nhiên liệu phổ biến nhất, là hỏng bơm nhiên liệu (60% trong số UAV).
Ngoài ra còn có các lỗi quan trọng khác liên quan đến SATCOM (dẫn đường vệ tinh) đó là sự cố của ăng-ten liên lạc vệ tinh trên UAV của Trung Quốc, đã được ghi lại ngay cả trước khi bắt đầu các chuyến bay thử nghiệm. Và một trong những lỗi hệ thống nhiên liệu phổ biến nhất, là hỏng bơm nhiên liệu (60% trong số UAV).
Các mục liệt kê ở trên, chỉ ra các điểm yếu điển hình của UAV do Trung Quốc chế tạo, được lấy từ hồ sơ chính thức của Không quân Pakistan. Rất khó để bắt người Pakistan nói dối, bởi vì Islamabad là đồng minh quân sự chính thức của Trung Quốc.
Các mục liệt kê ở trên, chỉ ra các điểm yếu điển hình của UAV do Trung Quốc chế tạo, được lấy từ hồ sơ chính thức của Không quân Pakistan. Rất khó để bắt người Pakistan nói dối, bởi vì Islamabad là đồng minh quân sự chính thức của Trung Quốc.
Ngoài ra, thông tin tương tự cũng được cung cấp bởi những khách hàng mua UAV khác của Trung Quốc như Jordan, Iraq, Ethiopia, Saudi Arabia; và đều gặp được những lỗi tương tự khi sử dụng UAV của Trung Quốc. Ở tất cả các quốc gia này, khoảng 80% UAV do Bắc Kinh chuyển giao, không có khả năng thực hiện các nhiệm vụ chiến đấu, mà thậm chí thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên.
Ngoài ra, thông tin tương tự cũng được cung cấp bởi những khách hàng mua UAV khác của Trung Quốc như Jordan, Iraq, Ethiopia, Saudi Arabia; và đều gặp được những lỗi tương tự khi sử dụng UAV của Trung Quốc. Ở tất cả các quốc gia này, khoảng 80% UAV do Bắc Kinh chuyển giao, không có khả năng thực hiện các nhiệm vụ chiến đấu, mà thậm chí thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên.
Điều gây sốc là lịch sử hoạt động của các UAV CH-4B của Trung Quốc trong Không quân Hoàng gia Jordan. Số UAV CH-4B cho thấy, mức độ tin cậy kỹ thuật thấp đến mức, chỉ chưa đầy hai năm sau khi mua, Jordan phải tìm khách hàng bán lại.
Điều gây sốc là lịch sử hoạt động của các UAV CH-4B của Trung Quốc trong Không quân Hoàng gia Jordan. Số UAV CH-4B cho thấy, mức độ tin cậy kỹ thuật thấp đến mức, chỉ chưa đầy hai năm sau khi mua, Jordan phải tìm khách hàng bán lại.
Từ năm 2015 đến 2018, Không quân Iraq đã mất 8 trong số 20 chiếc UAV CH-4B đã mua (40% phi đội). 12 chiếc còn lại, kể từ năm 2019 chưa bao giờ có thể cất cánh, do các vấn đề kỹ thuật và sau đó là thiếu phụ tùng thay thế.
Từ năm 2015 đến 2018, Không quân Iraq đã mất 8 trong số 20 chiếc UAV CH-4B đã mua (40% phi đội). 12 chiếc còn lại, kể từ năm 2019 chưa bao giờ có thể cất cánh, do các vấn đề kỹ thuật và sau đó là thiếu phụ tùng thay thế.
Algeria đã mất ba UAV CH-4B chỉ trong vài tháng, do trục trặc kỹ thuật nghiêm trọng; trong đó hai chiếc bị rơi trong các cuộc thử nghiệm sơ bộ, với sự điều khiển trực tiếp của các kỹ sư Trung Quốc. Tình hình được mô tả là nghiêm trọng hơn, do phía Trung Quốc từ chối thực hiện bất kỳ công việc hậu mãi và hỗ trợ kỹ thuật nào cho khách hàng; thậm chí không có dịch vụ nào có sẵn theo thông lệ bán hàng quốc tế.
Algeria đã mất ba UAV CH-4B chỉ trong vài tháng, do trục trặc kỹ thuật nghiêm trọng; trong đó hai chiếc bị rơi trong các cuộc thử nghiệm sơ bộ, với sự điều khiển trực tiếp của các kỹ sư Trung Quốc. Tình hình được mô tả là nghiêm trọng hơn, do phía Trung Quốc từ chối thực hiện bất kỳ công việc hậu mãi và hỗ trợ kỹ thuật nào cho khách hàng; thậm chí không có dịch vụ nào có sẵn theo thông lệ bán hàng quốc tế.
“Chính sách phi lý” này áp dụng đến cả những đồng minh thân cận nhất. Pakistan cũng như Iraq, đã báo cáo là không thể trực tiếp mua phụ tùng thay thế cho UAV CH-4; do đó họ không thể tiếp tục sử dụng số UAV mà họ đã mua của Trung Quốc. Cuối cùng, sự kiên nhẫn của Islamabad có giới hạn, phi đội UAV CH-4 đã ngừng hoạt động và Pakistan bắt đầu phát triển UAV của riêng mình, hợp tác cùng với Thổ Nhĩ Kỳ.
“Chính sách phi lý” này áp dụng đến cả những đồng minh thân cận nhất. Pakistan cũng như Iraq, đã báo cáo là không thể trực tiếp mua phụ tùng thay thế cho UAV CH-4; do đó họ không thể tiếp tục sử dụng số UAV mà họ đã mua của Trung Quốc. Cuối cùng, sự kiên nhẫn của Islamabad có giới hạn, phi đội UAV CH-4 đã ngừng hoạt động và Pakistan bắt đầu phát triển UAV của riêng mình, hợp tác cùng với Thổ Nhĩ Kỳ.
Nigeria, Morocco và Turkmenistan đã mua UAV của Thổ Nhĩ Kỳ, sau một thời gian ngắn khai thác các UAV đã mua trước đó của Trung Quốc. Các quốc gia này không cung cấp bất kỳ số liệu thống kê cụ thể nào, liên quan đến sự cố kỹ thuật hoặc trục trặc của UAV của Trung Quốc; nhưng dựa trên các thông tin từ không quân Pakistan và Iraq, tình hình đã rõ ràng mà không cần phải bàn cãi gì thêm.
Nigeria, Morocco và Turkmenistan đã mua UAV của Thổ Nhĩ Kỳ, sau một thời gian ngắn khai thác các UAV đã mua trước đó của Trung Quốc. Các quốc gia này không cung cấp bất kỳ số liệu thống kê cụ thể nào, liên quan đến sự cố kỹ thuật hoặc trục trặc của UAV của Trung Quốc; nhưng dựa trên các thông tin từ không quân Pakistan và Iraq, tình hình đã rõ ràng mà không cần phải bàn cãi gì thêm.

Top tin bài hot nhất

Pháo nhiệt áp của Nga dội vào quân Ukraine ở Chasov Yar

Pháo nhiệt áp của Nga dội vào quân Ukraine ở Chasov Yar

15/05/2025 09:59
Cuộc phản công thảm họa của quân đội Ukraine ở thành phố Toretsk

Cuộc phản công thảm họa của quân đội Ukraine ở thành phố Toretsk

14/05/2025 19:33
Ukraine “lao đao” nhận loạt tin xấu, quân Nga áp đảo mặt trận

Ukraine “lao đao” nhận loạt tin xấu, quân Nga áp đảo mặt trận

15/05/2025 19:33
Estonia bắt tàu chở dầu Nga, Su-35 lập tức xuất kích

Estonia bắt tàu chở dầu Nga, Su-35 lập tức xuất kích

16/05/2025 06:25
S-400 giúp Ấn Độ đánh bật đòn phản công của Pakistan thế nào?

S-400 giúp Ấn Độ đánh bật đòn phản công của Pakistan thế nào?

16/05/2025 10:03

Bạn có thể quan tâm

Mỹ cần hơn 1.500 tỷ USD xây dựng lá chắn tên lửa siêu vượt âm

Mỹ cần hơn 1.500 tỷ USD xây dựng lá chắn tên lửa siêu vượt âm

Campuchia - Trung Quốc triển khai tập trận chung Rồng Vàng 2025

Campuchia - Trung Quốc triển khai tập trận chung Rồng Vàng 2025

Chiến dịch Kursk 2.0 thất bại nặng, lính đánh thuê phương Tây không giúp được Ukraine

Chiến dịch Kursk 2.0 thất bại nặng, lính đánh thuê phương Tây không giúp được Ukraine

Đàm phán bế tắc, Ukraine liều mình tấn công Kursk để đổi vận

Đàm phán bế tắc, Ukraine liều mình tấn công Kursk để đổi vận

Chuyện khó tin, tiêm kích F-35 Mỹ suýt bị tên lửa Houthi bắn hạ

Chuyện khó tin, tiêm kích F-35 Mỹ suýt bị tên lửa Houthi bắn hạ

Ukraine lại làm rơi F-16, phi công nhảy dù thành công

Ukraine lại làm rơi F-16, phi công nhảy dù thành công

Giấy phép hoạt động báo chí số 29/GP-CBC, Bộ TTTT cấp ngày 24/12/2020

Tổng biên tập: Nhà báo Nguyễn Thị Mai Hương.

Phó Tổng biên tập: Nhà báo Nguyễn Danh Châu

Tòa soạn: 70 Trần Hưng Đạo, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

VPĐD tại TP.HCM: 54 Phạm Huy Thông, phường 7, quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh.

Điện thoại: 024 6 254 3519

Hotline: 096 523 77 56 (Toà soạn Hà Nội) / 091 122 12 22 (VPĐD TPHCM)

Email: tkts@kienthuc.net.vn

Chuyên trang của Báo

Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H

Liên hệ quảng cáo

Email: quangcao.kienthuc@gmail.com

Powered by ePi Technologies

DMCA.com Protection Status