Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H
  • Tài chính - Ngân hàng
  • Bất động sản
  • Golf & Doanh nhân
  • Doanh nghiệp
  • Tin 24/7
  • Hitech - Xe
  • Tiêu dùng - Bạn đọc
VietnamDaily Relax
Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H
Tài chính - Ngân hàng Bất động sản Golf & Doanh nhân Doanh nghiệp Tin 24/7 Hitech - Xe Tiêu dùng - Bạn đọc

Quân sự

UAV Lancet: Vũ khí “ngôi sao” của Nga trên chiến trường Ukraine

20/07/2023 19:15

Máy bay không người lái (UAV) tự sát Lancet đã trở thành vũ khí ngôi sao của quân đội Nga trên chiến trường Ukraine; tuy nhiên với sự phát triển của chiến trường, Nga đã đưa thế hệ UAV Lancet mới vào biên chế.

Tiến Minh (theo Forbes)
@{ WContent wContent = wContents.get(0); }
@components.block.ContentTitle(wContent)
Theo tờ Forbes, hơn một năm chiến đấu tại chiến trường Ukraine, đã chứng minh UAV tự sát Lancet rất dễ sử dụng và thu được nhiều kết quả. Hiện tại, UAV Lancet đã trở thành “vũ khí ngôi sao” của quân đội Nga trên chiến trường Ukraine và khẳng định là loại vũ khí hiệu quả nhất.
Theo tờ Forbes, hơn một năm chiến đấu tại chiến trường Ukraine, đã chứng minh UAV tự sát Lancet rất dễ sử dụng và thu được nhiều kết quả. Hiện tại, UAV Lancet đã trở thành “vũ khí ngôi sao” của quân đội Nga trên chiến trường Ukraine và khẳng định là loại vũ khí hiệu quả nhất.
Quân đội Nga đã sử dụng một số lượng lớn UAV cảm tử Lancet trên chiến trường để tấn công các trạm radar, bệ phóng tên lửa phòng không, pháo tự hành, lựu pháo M777 và thậm chí cả xe tăng như xe tăng Leopard 2, xe chiến đấu bộ binh Bradley. Khi mục tiêu bị UAV Lancet khóa, thực sự khó có cơ hội trốn thoát.
Quân đội Nga đã sử dụng một số lượng lớn UAV cảm tử Lancet trên chiến trường để tấn công các trạm radar, bệ phóng tên lửa phòng không, pháo tự hành, lựu pháo M777 và thậm chí cả xe tăng như xe tăng Leopard 2, xe chiến đấu bộ binh Bradley. Khi mục tiêu bị UAV Lancet khóa, thực sự khó có cơ hội trốn thoát.
UAV tự sát Lancet thực chất là một loại tên lửa hành trình lảng vảng, tổng trọng lượng của phiên bản Lancet-3 là 12 kg, với đầu đạn nặng 3 kg, bán kính chiến đấu là 40 km và thời gian hoạt động là 30 phút; tốc độ bay là 80 km/h. Lancet có thể bay tự động, định vị và tiêu diệt mục tiêu một cách tự động, sử dụng đầu dẫn hướng camera TV và là vũ khí tấn công chính xác của bộ binh Nga.
UAV tự sát Lancet thực chất là một loại tên lửa hành trình lảng vảng, tổng trọng lượng của phiên bản Lancet-3 là 12 kg, với đầu đạn nặng 3 kg, bán kính chiến đấu là 40 km và thời gian hoạt động là 30 phút; tốc độ bay là 80 km/h. Lancet có thể bay tự động, định vị và tiêu diệt mục tiêu một cách tự động, sử dụng đầu dẫn hướng camera TV và là vũ khí tấn công chính xác của bộ binh Nga.
Chemezov, Chủ tịch công ty Rostec thuộc sở hữu nhà nước của Nga nói rằng, Rostec sẽ cung cấp cho quân đội Nga nhiều UAV tự sát Lancet và Kube. Để hỗ trợ chiến trường, Tập đoàn hàng không Zara của Kalashnikov, công ty con của Tập đoàn Rostec, đang làm việc ngoài giờ để sản xuất UAV Lancet với tốc độ tối đa.
Chemezov, Chủ tịch công ty Rostec thuộc sở hữu nhà nước của Nga nói rằng, Rostec sẽ cung cấp cho quân đội Nga nhiều UAV tự sát Lancet và Kube. Để hỗ trợ chiến trường, Tập đoàn hàng không Zara của Kalashnikov, công ty con của Tập đoàn Rostec, đang làm việc ngoài giờ để sản xuất UAV Lancet với tốc độ tối đa.
Đầu đạn của UAV tự sát Lancet tương đối nhỏ, chỉ từ 1 đến 3 kg, tương đương với đạn cối 82mm; nên chỉ tiêu diệt được mục tiêu là xe cơ giới bọc giáp nhẹ, chứ không thể phá hủy được mục tiêu bọc thép dày như xe tăng. Quân đội Nga cho rằng, nên tăng trọng lượng đầu đạn của Lancet lên 5-8 kg để nó có thể đạt được sức công phá như của đạn pháo 122 hoặc 155 mm; hoặc thiết kế đầu đạn xuyên lõm.
Đầu đạn của UAV tự sát Lancet tương đối nhỏ, chỉ từ 1 đến 3 kg, tương đương với đạn cối 82mm; nên chỉ tiêu diệt được mục tiêu là xe cơ giới bọc giáp nhẹ, chứ không thể phá hủy được mục tiêu bọc thép dày như xe tăng. Quân đội Nga cho rằng, nên tăng trọng lượng đầu đạn của Lancet lên 5-8 kg để nó có thể đạt được sức công phá như của đạn pháo 122 hoặc 155 mm; hoặc thiết kế đầu đạn xuyên lõm.
Ngoài ra, tốc độ bay của UAV Lancet rất chậm, động năng tác động không đủ, nên rất dễ bị lưới đánh chặn. Để cải thiện thời gian hoạt động trên không, UAV cảm tử Lancet sử dụng cánh chữ X; tuy nhiên với tốc độ thấp ở giai đoạn cuối, lực đâm của Lancet không đủ xuyên qua lớp lưới thép bảo vệ. Để chống lại lớp lưới thép gai, cần phải tăng tốc độ bay của Lancet.
Ngoài ra, tốc độ bay của UAV Lancet rất chậm, động năng tác động không đủ, nên rất dễ bị lưới đánh chặn. Để cải thiện thời gian hoạt động trên không, UAV cảm tử Lancet sử dụng cánh chữ X; tuy nhiên với tốc độ thấp ở giai đoạn cuối, lực đâm của Lancet không đủ xuyên qua lớp lưới thép bảo vệ. Để chống lại lớp lưới thép gai, cần phải tăng tốc độ bay của Lancet.
Một nhược điểm khác của UAV cảm tử Lancet là thiết kế tích hợp của toàn bộ hệ thống rất kém, đặc biệt là cánh không thể gập lại, nên chúng phải lắp ráp trên chiến trường và phải sử dụng ray phóng để UAV, bằng các dây cao su đàn hồi. Do vậy đường ray phóng quá dài và nặng, không phù hợp cho việc mang vác của bộ binh.
Một nhược điểm khác của UAV cảm tử Lancet là thiết kế tích hợp của toàn bộ hệ thống rất kém, đặc biệt là cánh không thể gập lại, nên chúng phải lắp ráp trên chiến trường và phải sử dụng ray phóng để UAV, bằng các dây cao su đàn hồi. Do vậy đường ray phóng quá dài và nặng, không phù hợp cho việc mang vác của bộ binh.
Để khắc phục những nhược điểm của UAV Lancet-1 và Lancet-3, mới đây Nga đã phát triển một thế hệ UAV Lancet mới, có tên "Sản phẩm 53". UAV mới này đã được nâng cấp rất nhiều, cánh có thể gập lại, phóng bằng ống phóng, sử dụng thiết bị phóng khối, có thể chứa 4 ống phóng.
Để khắc phục những nhược điểm của UAV Lancet-1 và Lancet-3, mới đây Nga đã phát triển một thế hệ UAV Lancet mới, có tên "Sản phẩm 53". UAV mới này đã được nâng cấp rất nhiều, cánh có thể gập lại, phóng bằng ống phóng, sử dụng thiết bị phóng khối, có thể chứa 4 ống phóng.
Điều đặc biệt là UAV Lancet thế hệ mới có khả năng tác chiến "bầy đàn"; không còn ray đẩy, không cần lắp ráp trước khi sử dụng. Ngoài ra, Lancet thế hệ mới còn được trang bị công nghệ trí tuệ nhân tạo, có thể tự động xác định mục tiêu. Đồng thời tăng cường các biện pháp đối phó điện tử, để ngăn chặn sự can thiệp và đánh lừa của đối phương.
Điều đặc biệt là UAV Lancet thế hệ mới có khả năng tác chiến "bầy đàn"; không còn ray đẩy, không cần lắp ráp trước khi sử dụng. Ngoài ra, Lancet thế hệ mới còn được trang bị công nghệ trí tuệ nhân tạo, có thể tự động xác định mục tiêu. Đồng thời tăng cường các biện pháp đối phó điện tử, để ngăn chặn sự can thiệp và đánh lừa của đối phương.
Nga cũng đã phát triển một loại tên lửa lảng vảng Lancet tiêu diệt mục tiêu trên không, hay còn gọi là "mìn hàng không", chuyên săn lùng UAV của đối phương. Được phát triển trên cơ sở UAV tấn công mặt đất Lancet hiện nay, nó có thể “lảng vảng” trong nửa giờ đến 40 phút sau khi phóng và hành trình trong phạm vi từ 30 đến 50 km ở độ cao dưới 5.000 mét.
Nga cũng đã phát triển một loại tên lửa lảng vảng Lancet tiêu diệt mục tiêu trên không, hay còn gọi là "mìn hàng không", chuyên săn lùng UAV của đối phương. Được phát triển trên cơ sở UAV tấn công mặt đất Lancet hiện nay, nó có thể “lảng vảng” trong nửa giờ đến 40 phút sau khi phóng và hành trình trong phạm vi từ 30 đến 50 km ở độ cao dưới 5.000 mét.
Khi UAV của đối phương bay qua, nó có thể chủ động tấn công UAV của của địch, dưới sự điều khiển của hệ thống chỉ huy mặt đất. Khi phía Nga quảng bá UAV Lancet tiêu diệt mục tiêu trên không với khách hàng quốc tế, họ cũng cố tình sử dụng hình ảnh UAV TB-2 nổi tiếng của Thổ Nhĩ Kỳ làm mục tiêu.
Khi UAV của đối phương bay qua, nó có thể chủ động tấn công UAV của của địch, dưới sự điều khiển của hệ thống chỉ huy mặt đất. Khi phía Nga quảng bá UAV Lancet tiêu diệt mục tiêu trên không với khách hàng quốc tế, họ cũng cố tình sử dụng hình ảnh UAV TB-2 nổi tiếng của Thổ Nhĩ Kỳ làm mục tiêu.
Nga hiện đang tập trung phát triển UAV “rất nghiêm túc”; thế mạnh của các nước lớn cũng nằm ở đây, chỉ cần họ chú ý đến thì có thể nhanh chóng đưa ra vô số giải pháp. Mặc dù chưa thể đưa ra những UAV trinh sát chiến lược tầm cao như của Mỹ, nhưng các UAV chiến thuật của Nga hiện nay đang nở rộ như nấm sau cơn mưa.
Nga hiện đang tập trung phát triển UAV “rất nghiêm túc”; thế mạnh của các nước lớn cũng nằm ở đây, chỉ cần họ chú ý đến thì có thể nhanh chóng đưa ra vô số giải pháp. Mặc dù chưa thể đưa ra những UAV trinh sát chiến lược tầm cao như của Mỹ, nhưng các UAV chiến thuật của Nga hiện nay đang nở rộ như nấm sau cơn mưa.
Tuy nhiên vấn đề giá cao của UAV Lancet hiện vẫn chưa được giải quyết, đơn giá hiện tại khoảng 35.000 USD/chiếc; trong khi lực lượng chiến đấu ở tiền tuyến của Nga mong muốn có thể lựa chọn những vũ khí tấn công chính xác như vậy với giá chỉ vài nghìn USD/chiếc.
Tuy nhiên vấn đề giá cao của UAV Lancet hiện vẫn chưa được giải quyết, đơn giá hiện tại khoảng 35.000 USD/chiếc; trong khi lực lượng chiến đấu ở tiền tuyến của Nga mong muốn có thể lựa chọn những vũ khí tấn công chính xác như vậy với giá chỉ vài nghìn USD/chiếc.
Mặc dù đã khẳng định là vũ khí “ngôi sao” trên chiến trường Ukraine, nhưng thiết kế của UAV Lancet còn hơi cồng kềnh, hỏa lực chưa đủ mạnh. Nên việc phát triển một thế hệ UAV Lancet mới đó là điều cần thiết và cấp bách đối với Nga; nhất là tương lai của cuộc xung đột Nga-Ukraine, hiện chưa thể đoán định.
Mặc dù đã khẳng định là vũ khí “ngôi sao” trên chiến trường Ukraine, nhưng thiết kế của UAV Lancet còn hơi cồng kềnh, hỏa lực chưa đủ mạnh. Nên việc phát triển một thế hệ UAV Lancet mới đó là điều cần thiết và cấp bách đối với Nga; nhất là tương lai của cuộc xung đột Nga-Ukraine, hiện chưa thể đoán định.
UAV Lancet của Nga phá hủy trạm radar của Ukraine ở Kherson vào tháng 12/2022. Nguồn Topwar

Bạn có thể quan tâm

Israel “đập nát như cám” radar chống tàng hình Iran ngay trong giờ đầu tiên

Israel “đập nát như cám” radar chống tàng hình Iran ngay trong giờ đầu tiên

Chỉ huy chiến trường trở thành mục tiêu tấn công của Nga và Ukraine

Chỉ huy chiến trường trở thành mục tiêu tấn công của Nga và Ukraine

Nga hủy hệ thống phòng không Patriot của Ukraine

Nga hủy hệ thống phòng không Patriot của Ukraine

Ukraine dùng UAV tấn công tầm xa tập kích nhiều mục tiêu ở Crimea

Ukraine dùng UAV tấn công tầm xa tập kích nhiều mục tiêu ở Crimea

Triều Tiên sử dụng hệ thống phòng không Pantsir-S1 của Nga để bảo vệ Bình Nhưỡng

Triều Tiên sử dụng hệ thống phòng không Pantsir-S1 của Nga để bảo vệ Bình Nhưỡng

Tàu không người lái Ukraine tung chiêu mới

Tàu không người lái Ukraine tung chiêu mới

Chiến dịch không kích Iran của Israel sẽ không thành nếu lực lượng này

Chiến dịch không kích Iran của Israel sẽ không thành nếu lực lượng này

150 tỷ đô ngân sách quốc phòng Mỹ vừa thông qua chi vào đâu?

150 tỷ đô ngân sách quốc phòng Mỹ vừa thông qua chi vào đâu?

Im lặng trước cơn bão lớn, chiến trường Ukraine sắp bùng nổ

Im lặng trước cơn bão lớn, chiến trường Ukraine sắp bùng nổ

Thiếu hụt tên lửa Patriot, châu Âu và Ukraine lo ngại phòng không mong manh

Thiếu hụt tên lửa Patriot, châu Âu và Ukraine lo ngại phòng không mong manh

Trung Quốc thử nghiệm trực thăng không người lái vũ trang

Triều Tiên sẽ điều thêm 30.000 quân sang Nga

Triều Tiên sẽ điều thêm 30.000 quân sang Nga

Top tin bài hot nhất

Nga hủy hệ thống phòng không Patriot của Ukraine

Nga hủy hệ thống phòng không Patriot của Ukraine

07/07/2025 13:52
Triều Tiên sử dụng hệ thống phòng không Pantsir-S1 của Nga để bảo vệ Bình Nhưỡng

Triều Tiên sử dụng hệ thống phòng không Pantsir-S1 của Nga để bảo vệ Bình Nhưỡng

07/07/2025 07:50
Ukraine dùng UAV tấn công tầm xa tập kích nhiều mục tiêu ở Crimea

Ukraine dùng UAV tấn công tầm xa tập kích nhiều mục tiêu ở Crimea

07/07/2025 08:03
Chỉ huy chiến trường trở thành mục tiêu tấn công của Nga và Ukraine

Chỉ huy chiến trường trở thành mục tiêu tấn công của Nga và Ukraine

07/07/2025 18:00
Israel “đập nát như cám” radar chống tàng hình Iran ngay trong giờ đầu tiên

Israel “đập nát như cám” radar chống tàng hình Iran ngay trong giờ đầu tiên

07/07/2025 19:40

Giấy phép hoạt động báo chí số 29/GP-CBC, Bộ TTTT cấp ngày 24/12/2020

Tổng biên tập: Nhà báo Nguyễn Thị Mai Hương.

Phó Tổng biên tập: Nhà báo Nguyễn Danh Châu

Tòa soạn: 70 Trần Hưng Đạo, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

VPĐD tại TP.HCM: 54 Phạm Huy Thông, phường 7, quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh.

Điện thoại: 024 6 254 3519

Hotline: 096 523 77 56 (Toà soạn Hà Nội) / 091 122 12 22 (VPĐD TPHCM)

Email: tkts@kienthuc.net.vn

Chuyên trang của Báo

Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H

Liên hệ quảng cáo

Email: quangcao.kienthuc@gmail.com

Powered by ePi Technologies

DMCA.com Protection Status