UAE tổ chức nghi lễ hoành tráng để tiếp đón Tổng thống Putin

Đoàn xe chở ông Vladimir Putin đi qua con đường ngập tràn cờ UAE và Nga. Tháp tùng nhà lãnh đạo là các xe cảnh sát giống y hệt của Moscow.

Ngày 15/10, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã bắt đầu chuyến thăm chính thức các Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất (UAE) nhằm trao đổi hàng loạt vấn đề liên quan tới tình hình Trung Đông và thúc đẩy hợp tác kinh tế song phương.
UAE to chuc nghi le hoanh trang de tiep don Tong thong Putin
 Tổng thống Nga Vladimir Putin đặt chân xuống sân bay UAE, bên cạnh là Thái tử UAE Al Nahyan. Ảnh: Sputnik
Ngay sau khi đặt chân xuống sân bay tại UAE, ông Putin đã được chào đón bằng loạt đại bác. Sau đó, khi di chuyển về trung tâm thành phố, các con đường được giăng kín cờ UAE và Nga.
Không dừng lại ở đó, không quân quốc gia Trung Đông đã điều đội máy bay biểu diễn tới “vẽ” quốc kỳ Nga trên bầu trời với 3 màu trắng, xanh và đỏ.
Ông Putin đi trên chiếc limousine Aurus, dòng xe sang trọng của Nga mà Moscow muốn bán và sản xuất tại quốc gia Trung Đông này. Tháp tùng xe của nhà lãnh đạo Nga là các xe cảnh sát, giống hệt xe cảnh sát của Nga, cũng gắn huy hiệu Nga song lại đeo biển UAE.
Ngoài xe hơi, UAE điều thêm một dàn kỵ sĩ cưỡi ngựa mang cờ của 2 quốc gia tháp tùng siêu xe của ông Putin di chuyển.
Ông Putin cũng mang chim cắt để tặng Thái tử UAE Al Nahyan. Đây là giống chim rất được yêu thích tại quốc gia Trung Đông, đặc biệt là trong gia đình hoàng tộc.
UAE đã tặng lại ông Putin một mô hình cung điện Qasr al Hosn, mô phỏng lại nơi gia đình hoàng gia từng ở.
Trong chuyến thăm của ông Putin, Nga và UAE đã ký thỏa thuận 1,3 tỷ USD hợp tác trong lĩnh vực năng lượng, khoa học công nghệ và y tế. Ông Putin cam kết với quan chức UAE rằng họ sẽ không phải thất vọng vì thỏa thuận với đối tác Nga.
UAE to chuc nghi le hoanh trang de tiep don Tong thong Putin-Hinh-2
Ảnh: Getty 

UAE to chuc nghi le hoanh trang de tiep don Tong thong Putin-Hinh-3
Đoàn xe tháp tùng Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: AP 

UAE to chuc nghi le hoanh trang de tiep don Tong thong Putin-Hinh-4
Ảnh: AP 

Ứng viên Tổng thống Mỹ tranh luận gì khiến ông Trump "nóng mắt"?

(Kiến Thức) - Trong cuộc tranh luận lần thứ tư, các ứng viên Tổng thống Mỹ của Đảng Dân chủ tham gia cuộc đua vào Nhà Trắng năm 2020 đã đề cập đến vấn đề điều tra luận tội Tổng thống Donald Trump. 

Ung vien Tong thong My tranh luan gi khien ong Trump
 Sáng 16/10 (giờ Việt Nam), 12 ứng cử viên Tổng thống Mỹ của Đảng Dân chủ đã tham gia vào cuộc tranh luận được phát sóng trực tiếp trên sóng truyền hình tại bang Ohio. (Nguồn ảnh: Reuters)

Ung vien Tong thong My tranh luan gi khien ong Trump
Được biết, đây là cuộc tranh luận thứ tư trong số 12 cuộc tranh luận mà các ứng viên Đảng Dân chủ sẽ tham gia theo kế hoạch nhằm chọn ra người đại diện cho đảng này "đối đầu" với Tổng thống Trump trong cuộc đua vào Nhà Trắng năm 2020. 

Ung vien Tong thong My tranh luan gi khien ong Trump
Tại vòng tranh luận hôm 16/10, các ứng viên Đảng Dân chủ đã đề cập đến vấn đề điều tra luận tội Tổng thống Trump. Họ cho rằng Tổng thống Trump đã vi phạm luật pháp và lạm dụng quyền lực khi gây sức ép với Tổng thống Ukraine Zelensky nhằm tiến hành điều tra "đối thủ" chính trị là cựu Phó Tổng thống Joe Biden. 

Ung vien Tong thong My tranh luan gi khien ong Trump
 Ngoài ra, các ứng cử viên Tổng thống Mỹ cũng tranh luận về chương trình bảo hiểm y tế cho tất cả người dân, chính sách thuế đối với người giàu và nhập cư,...

Ung vien Tong thong My tranh luan gi khien ong Trump
Cựu Phó Tổng thống Joe Biden và Thượng nghị sĩ Bernie Sanders cho rằng Quốc hội sẽ hối hận nếu không theo đuổi cuộc điều tra luận tội ông Trump.  
Ung vien Tong thong My tranh luan gi khien ong Trump
 "Luận tội là cách mà chúng ta sử dụng để ngăn người đàn ông này (Tổng thống Trump) thực hiện các hành vi vi phạm luật pháp nhiều lần mà không phải chịu hậu quả", Thượng nghị sĩ Elizabeth Warren nói.

Ung vien Tong thong My tranh luan gi khien ong Trump
Trong khi đó, một số ứng viên khác kêu gọi người dân "vào cuộc" để hỗ trợ cho cuộc điều tra luận tội. 
Ung vien Tong thong My tranh luan gi khien ong Trump
 Cuộc tranh luận tại bang chiến trường Ohio chứng kiến số lượng kỷ lục khi có tới 12 ứng viên của Đảng Dân chủ. 

Ung vien Tong thong My tranh luan gi khien ong Trump
Ohio vốn được coi là một trong những bang đóng vai trò quyết định sự thắng bại trong các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ

Ung vien Tong thong My tranh luan gi khien ong Trump
 Được biết, để đủ điều kiện tham gia cuộc tranh luận thứ 5, các ứng cử viên của Đảng Dân chủ sẽ phải nhận được sự hỗ trợ từ ít nhất 165.000 nhà tài trợ, bao gồm tối thiểu 600 nhà tài trợ cho mỗi tiểu bang tại ít nhất 20 bang.

Ung vien Tong thong My tranh luan gi khien ong Trump
 Trước đó, ngày 12/9, các ứng viên Tổng thống Mỹ của Đảng Dân chủ đã bước vào cuộc tranh luận lần thứ ba tại Houston, bang Texas. Có thể nói, ba ứng viên nổi bật nhất trong cuộc đua của Đảng Dân chủ là cựu Phó Tổng thống Joe Biden, Thượng nghị sĩ Elizabeth Warren và Thượng nghị sĩ Bernie Sanders.

Ung vien Tong thong My tranh luan gi khien ong Trump
 Đông đảo khán giả lắng nghe cuộc tranh luận của các ứng viên Tổng thống Mỹ của Đảng Dân chủ hôm 16/10. 

Kinh ngạc đội quân đánh bại khủng bố IS ở miền Bắc Syria

(Kiến Thức) - Lực lượng người Kurd từng "sát cánh" với Quân đội Mỹ trong nhiều năm để đánh bật các tay súng phiến quân IS ra khỏi khu vực miền Bắc Syria.

Kinh ngac doi quan danh bai khung bo IS o mien Bac Syria
 Theo New York Times, người Kurd là nhóm dân tộc thiểu số lớn nhất ở Syria, chiếm từ 5 đến 10% trong số dân 21 triệu người của Syria năm 2011. Họ sống chủ yếu ở miền Bắc Syria, gần biên giới với Thổ Nhĩ Kỳ, cùng với những người Ả rập và các nhóm dân tộc thiểu số khác. Ảnh: Kurdistan24. 

Kinh ngac doi quan danh bai khung bo IS o mien Bac Syria-Hinh-2
 Ngoài ra, dân số người Kurd cũng tập trung phần lớn ở Thổ Nhĩ Kỳ, Iraq và Iran, nhưng không có quốc gia nào có đa số người Kurd. Ảnh: Sputnik. 

Kinh ngac doi quan danh bai khung bo IS o mien Bac Syria-Hinh-3
 Khi các cuộc biểu tình chống chính quyền Tổng thống Syria Bashar al-Assad rơi vào nội chiến năm 2011 và 2012, nhiều phe phái đã tranh giành quyền kiểm soát Syria, bao gồm dân quân thân chính phủ, quân nổi dậy, các phần tử Hồi giáo cực đoan và dân quân từ các dân tộc thiểu số, tôn giáo tìm cách bảo vệ vùng đất của họ. Ảnh: CNN. 

Kinh ngac doi quan danh bai khung bo IS o mien Bac Syria-Hinh-4
 Trong số đó còn có lực lượng dân quân người Kurd, với lực lượng nòng cốt mạnh nhất là Đơn vị Bảo vệ Nhân dân (YPG). Ảnh: Sputnik.

Kinh ngac doi quan danh bai khung bo IS o mien Bac Syria-Hinh-5
 Năm 2014, Mỹ tham gia một liên minh quốc tế chống lại phiến quân IS, tiến hành các cuộc không kích và sau đó xây dựng các căn cứ quân sự trên lãnh thổ Syria để hỗ trợ các hoạt động trên bộ chống lại IS. Ảnh: WP. 

Kinh ngac doi quan danh bai khung bo IS o mien Bac Syria-Hinh-6
 Washington Post đưa tin, khi đó, Mỹ cần một đồng minh đáng tin cậy ở Đông Bắc Syria trong cuộc chiến chống khủng bố IS và họ đã chọn người Kurd. Ảnh: NDT. 

Kinh ngac doi quan danh bai khung bo IS o mien Bac Syria-Hinh-7
 Năm 2015, với sự hỗ trợ của Washington, lực lượng người Kurd trong YPG gia nhập lực lượng với các nhóm Ả rập và thành lập Lực lượng Dân chủ Syria (SDF). Ảnh: PM. 

Kinh ngac doi quan danh bai khung bo IS o mien Bac Syria-Hinh-8
 Mỹ, Anh, Pháp và các nước khác đã cung cấp vũ khí cho SDF. Kể từ đó, các chiến binh SDF cùng lực lượng liên quân Mỹ đã cùng nhau chiến đấu chống khủng bố IS ở miền Bắc Syria. Ảnh: AJ.

Kinh ngac doi quan danh bai khung bo IS o mien Bac Syria-Hinh-9
 Được biết, khi dân quân người Kurd dần dần đánh bật IS ra khỏi miền Bắc Syria - với việc mất đi khoảng 11.000 quân trong cuộc chiến - họ đã nắm quyền cai trị vùng đất này. Ảnh: Souciant. 

Kinh ngac doi quan danh bai khung bo IS o mien Bac Syria-Hinh-10
 Lực lượng người Kurd cuối cùng giành quyền kiểm soát 1/4 diện tích đất đai Syria, bao gồm hầu hết biên giới với Thổ Nhĩ Kỳ cùng các khu vực tập trung chủ yếu dân Ả rập và các nhóm dân tộc khác. Ảnh: NYT.

18 năm lãnh đạo nước Nga và làm thay đổi thế giới của ông Putin

Trên bình diện quốc tế, Nga âm thầm trỗi dậy nhằm khôi phục địa vị siêu cường. Trong nước, tỷ lệ ủng hộ của người dân với Tổng thống Putin luôn ở mức cao.

Vài ngày trước khi được bầu làm tổng thống Nga vào năm 2000, ông Vladimir Putin đã khẳng định với tờ BBC rằng nước Nga là "một phần của nền văn hóa châu Âu" và ông "sẽ không từ bỏ" khả năng gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).