Tuyệt vời, Việt Nam tự sửa chữa thành công tàu ngầm

Theo Kênh Quốc phòng Việt Nam, từ năm 2017, Nhà máy X52 đã chủ trì sửa chữa kết thúc bảo hành 1 tàu ngầm và bảo dưỡng kỹ thuật nhiều tàu ngầm khác.

Bước tiến vượt bậc
Nguồn tin này cho biết, là một trong những dự án trọng điểm nhằm xây dựng một trong những nhà máy đóng tàu quy mô nhất toàn quân, Nhà máy X52 - Cục Kỹ thuật Hải quân đã dần thành hình.
Gần 2 năm qua, việc sửa chữa tàu hải quân đã đi vào nề nếp. Năm 2017, gần 20 lượt tàu được trực tiếp sửa chữa. Ngoài ra, nhà máy còn chủ trì sửa chữa kết thúc bảo hành 1 tàu ngầm và bảo dưỡng kỹ thuật nhiều tàu ngầm khác, đây là tiền đề để cấp trên tin tưởng giao những nhiệm vụ khó hơn.
Việc bước đầu làm chủ quy trình, công nghệ bảo dưỡng và sửa chữa tàu ngầm được xem là bước tiến mới giúp Hải quân Việt Nam làm chủ được loại được khí tài đặc biệt này. Nguồn ảnh: Thanh Niên.
Việc bước đầu làm chủ quy trình, công nghệ bảo dưỡng và sửa chữa tàu ngầm được xem là bước tiến mới giúp Hải quân Việt Nam làm chủ được loại được khí tài đặc biệt này. Nguồn ảnh: Thanh Niên.
Trong quá trình hoàn thiện cơ sở vật chất, lực lượng chuyên môn kỹ thuật được lựa chọn cử đi đào tạo trong và ngoài nước, cán bộ kỹ thuật công nghệ có kinh nghiệm trong thiết kế, nghiên cứu đóng mới và sửa chữa tàu thuyền không ngại nhận nhiệm vụ khó.
Đơn vị cũng phối hợp chặt chẽ với Trung tâm huấn luyện tàu ngầm thuộc Lữ đoàn 189 để các kỹ sư nắm bắt được hệ thống trang thiết bị trên tàu.
Với 3 trên 4 dự án thành phần đã gần hoàn thành, Nhà máy X52 đang tiếp tục hoàn thiện hệ thống trang thiết bị để năm 2019 có thể đưa tàu ngầm vào bảo dưỡng, sửa chữa theo quy định của nhà sản xuất ngay tại nhà máy, thay vì sửa chữa lưu động tại cảng đơn vị.
Cái đích gần nhất của Nhà máy X52 là tự tin sửa chữa các hạng mục trên tàu ngầm vốn yêu cầu độ phức tạp, chính xác và trình độ cao. Từ đầu năm 2018, Nhà máy X52 xác định tích cực chuẩn bị sửa chữa, bảo dưỡng tàu ngầm là nhiệm vụ chiến lược quan trọng phải có lộ trình và quyết tâm cao.
Nhiệm vụ cũng đòi hỏi sự chung tay của nhiều nhà máy, viện nghiên cứu trong và ngoài Quân chủng Hải quân với mục tiêu cao nhất là đảm bảo an toàn trong huấn luyện cả trên mặt biển và dưới lòng biển sâu.
Sức mạnh đáng sợ
Truyền thông Nga vừa đồng loạt có những nhận định về sức mạnh của hạm đội tàu ngầm Việt Nam. Theo Rossiyskaya Gazeta, sức mạnh hạm đội tàu ngầm Kilo gồm 6 chiếc của Hải quân Việt Nam với trang bị chính là hệ thống Club-S.
Theo nguồn tin này, vũ khí của Club-S là tên lửa 3M-54E nằm trong gói hợp đồng giữa Hải quân Việt Nam và Nga được ký kết năm 2009 với tổng số 40 quả đạn.
Chỉ với số lượng khiêm tốn tên lửa 3M-54E có trong trang bị, hạm đội tàu ngầm Kilo gồm 6 chiếc của Hải quân Việt Nam cũng đủ khiến bất kỳ kẻ thù nào cũng phải khiếp sợ khi đối đầu.
Trong khi đó, Diễn đàn quân sự của Nga là Vk không nói nhiều về vũ khí tàu Kilo vừa khai hỏa mà tập trung phân tích những khả năng đặc biệt của lớp tàu ngầm thông thường này của Việt Nam. Theo Vk, Kilo mà Việt Nam đang sở hữu thuộc dòng tàu ngầm thông thường tối tân hàng đầu thế giới hiện nay.
Một phần phân xưởng sửa chữa của Nhà máy X52 - Cục Kỹ thuật Hải quân. Nguồn ảnh: QPVN.
Một phần phân xưởng sửa chữa của Nhà máy X52 - Cục Kỹ thuật Hải quân. Nguồn ảnh: QPVN.
Với khả năng của tàu ngầm Kilo khi kết hợp với hệ thống Club-S, Hải quân Việt Nam sở hữu hạm đội tàu ngầm mạnh hàng đầu khu vực. Theo giới thiệu của nhà sản xuất Nga, hệ thống Club-S trên tàu ngầm Kilo của Việt Nam có khả năng bắn loại đạn với sức công phá và tầm bay khác nhau gồm:
Đạn tên lửa chống tàu siêu thanh 3M-54E đạt tầm bắn 300km, tốc độ bay Mach 2,9, lắp đầu đạn xuyên giáp nặng 200kg. Đạn tên lửa hành trình đối đất 3M-14E đạt tầm bắn 275km, lắp đầu đạn nặng 400kg. Đạn tên lửa chống tàu ngầm 91RE1 có tầm bắn 50km. Đạn tên lửa chống tàu ngầm 91RE2 có tầm bắn 40km...
Tên lửa chống hạm 3M-54E nặng 2 tấn, được phóng từ ống phóng ngư lôi 533 mm, lắp 1 đầu đạn 200 kg. Tầm bắn của loại tên lửa này là 300 km với tốc độ cận âm. Tuy nhiên, tốc độ vào phút cuối cùng giai đoạn bay của nó có thể đạt trên 2.000 km/h.
Tên lửa 3M-54E còn có phiên bản phóng từ trên không và phóng từ tàu mặt nước. Khi tên lửa 3M-54E tấn công tàu chiến, tốc độ ở giai đoạn bay cuối cùng được đẩy nhanh, làm cho loại tên lửa này trở nên đặc biệt nguy hiểm.
Giai đoạn bay cuối cùng thường bắt đầu từ khi tên lửa cách mục tiêu khoảng 15 km. Trước đó, tầm cao bay của tên lửa giữ khoảng 30 m. Điều này làm cho tên lửa tương đối khó phát hiện.
Đặc điểm này cộng với tốc độ bay giai đoạn cuối cùng rất cao. Vì vậy, khi tên lửa hoàn thành bay 15 km cuối cùng không đến 20 giây khiến hệ thống phòng thủ của đối phương gần như không đủ thời gian để phản ứng.

Tàu ngầm 187 Bà Rịa – Vũng Tàu đã trong vịnh Cam Ranh

Sáng 20/1 tàu vận tải Rolldock Storm (Hà Lan) chở tàu ngầm kilo 187 Bà Rịa – Vũng Tàu về Việt Nam đã thả neo trong vịnh Cam Ranh.

Sau 41 ngày rưỡi kể từ khi khởi hành từ Saint Petersburg (Nga), sáng nay tàu vận tải Rolldock Storm (Hà Lan) chở tàu ngầm kilo 187 Bà Rịa – Vũng Tàu về Việt Nam đã thả neo trong vịnh Cam Ranh (Khánh Hòa), trước khu vực quân cảng Cam Ranh.

Soi dàn tàu chiến “khủng” tham gia diễu hành Ngày Hải quân Nga

(Kiến Thức) - Dự kiến, hơn 40 tàu chiến cùng hàng chục máy bay, trực thăng sẽ tham gia diễu hành Ngày Hải quân Nga vào ngày 29/7 tới. Đáng chú ý, trong dàn tàu chiến này sẽ có tàu đổ bộ tấn công Ivan Gren và tàu ngầm hạt nhân Orel.

Theo hãng thông tấn TASS, hơn 40 tàu chiến Nga cùng 25 máy bay và trực thăng dự kiến sẽ tham gia buổi lễ diễu hành Ngày Hải quân Nga vào ngày 29/7 tới. Ảnh: Tàu đổ bộ tấn công cỡ lớn Ivan Gren. Ảnh: TASS.
Theo hãng thông tấn TASS, hơn 40 tàu chiến Nga cùng 25 máy bay và trực thăng dự kiến sẽ tham gia buổi lễ diễu hành Ngày Hải quân Nga vào ngày 29/7 tới. Ảnh: Tàu đổ bộ tấn công cỡ lớn Ivan Gren. Ảnh: TASS. 

Bộ Quốc phòng Nga thông báo, tàu đổ bộ tấn công Ivan Gren và Korolev của Hạm đội Baltic đã tới Kronstadt để tham gia vào lễ diễu hành Ngày Hải quân sắp tới. Ảnh: Tàu đổ bộ Kronstadt của Hạm đội Baltic. Ảnh: mil.ru.
 Bộ Quốc phòng Nga thông báo, tàu đổ bộ tấn công Ivan Gren và Korolev của Hạm đội Baltic đã tới Kronstadt để tham gia vào lễ diễu hành Ngày Hải quân sắp tới. Ảnh: Tàu đổ bộ Kronstadt của Hạm đội Baltic. Ảnh: mil.ru.

“Tàu đổ bộ tấn công Ivan Gren và Korolev đã hoàn thành hành trình từ thành phố Baltiysk và tới Kronstadt để tham gia buổi lễ diễu hành vào ngày 29/7 tại thành phố St. Petersburg và Kronstadt”, trích thông báo của Bộ Quốc phòng Nga. Ảnh: Tàu đổ bộ Ivan Gren. Ảnh: militaryfactory.
“Tàu đổ bộ tấn công Ivan Gren và Korolev đã hoàn thành hành trình từ thành phố Baltiysk và tới Kronstadt để tham gia buổi lễ diễu hành vào ngày 29/7 tại thành phố St. Petersburg và Kronstadt”, trích thông báo của Bộ Quốc phòng Nga. Ảnh: Tàu đổ bộ Ivan Gren. Ảnh: militaryfactory. 
Được biết, Ivan Gren có thể chở 13 xe tăng chiến đấu chủ lực hoặc 36 xe bọc thép chở quân cùng 300 lính thủy đánh bộ. Con tàu này được trang bị hệ thống pháo 6 nòng 30mm cùng hai trực thăng tấn công/vận tải Kamov Ka-29 trong khoang chứa máy bay. Ảnh: AR.
Được biết, Ivan Gren có thể chở 13 xe tăng chiến đấu chủ lực hoặc 36 xe bọc thép chở quân cùng 300 lính thủy đánh bộ. Con tàu này được trang bị hệ thống pháo 6 nòng 30mm cùng hai trực thăng tấn công/vận tải Kamov Ka-29 trong khoang chứa máy bay. Ảnh: AR.

Ngoài ra, tàu ngầm tấn công hạt nhân Orel Đề án 949A (NATO định danh Oscar II) của Hạm đội Biển Bắc cũng sẽ tham gia diễu hành Ngày Hải quân Nga tại thành phố St.Petersburg. Ảnh: TASS.
 Ngoài ra, tàu ngầm tấn công hạt nhân Orel Đề án 949A (NATO định danh Oscar II) của Hạm đội Biển Bắc cũng sẽ tham gia diễu hành Ngày Hải quân Nga tại thành phố St.Petersburg. Ảnh: TASS. 

Được biết, Orel, do Công ty Sevmash xây dựng, là một trong ba tàu ngầm Oscar II vẫn đang phục vụ trong Hạm đội Biển Bắc Nga. Tàu ngầm này dành cho thủy thủ đoàn 107 người. Ảnh: Wikipedia.
 Được biết, Orel, do Công ty Sevmash xây dựng, là một trong ba tàu ngầm Oscar II vẫn đang phục vụ trong Hạm đội Biển Bắc Nga. Tàu ngầm này dành cho thủy thủ đoàn 107 người. Ảnh: Wikipedia.

Theo Navy Recognition, tàu ngầm Orel dài 155 mét có lượng choán nước 24 nghìn tấn, có thể di chuyển với tốc độ 32 knot và lặn sâu 600m. Ảnh: Navy Recognition.
Theo Navy Recognition, tàu ngầm Orel dài 155 mét có lượng choán nước 24 nghìn tấn, có thể di chuyển với tốc độ 32 knot và lặn sâu 600m. Ảnh: Navy Recognition. 

Danh sách tàu chiến tham gia diễu hành Ngày Hải quân Nga sắp tới còn có tuần dương hạm tên lửa Marshal Ustinov, tàu khu trục Đô đốc Gorshkov, tàu Soobrazitelny, tàu khu trục Đô đốc Mararov cùng nhiều tàu chiến khác,...Ảnh: Tàu Marshal Ustinov. Ảnh: Sputnik.
Danh sách tàu chiến tham gia diễu hành Ngày Hải quân Nga sắp tới còn có tuần dương hạm tên lửa Marshal Ustinov, tàu khu trục Đô đốc Gorshkov, tàu Soobrazitelny, tàu khu trục Đô đốc Mararov cùng nhiều tàu chiến khác,...Ảnh: Tàu Marshal Ustinov. Ảnh: Sputnik. 

Tàu khu trục Đô đốc Gorshkov thuộc Đề án 22350 là một lớp tàu khu trục của Hải quân Nga do Phòng thiết kế Severnoye tại Saint Petersburg chế tạo. Ảnh: Youtube.
Tàu khu trục Đô đốc Gorshkov thuộc Đề án 22350 là một lớp tàu khu trục của Hải quân Nga do Phòng thiết kế Severnoye tại Saint Petersburg chế tạo. Ảnh: Youtube. 

Còn tàu Soobrazitelnyy là con tàu thứ hai thuộc lớp tàu hộ vệ mới nhất của Hải quân Nga là Steregushchiy. Con tàu do nhà máy Severnaya Verf ở St.Petersburg chế tạo được hạ thủy vào tháng 3/2010 và gia nhập Hạm đội Baltic năm 2011. Ảnh: Wikpedia.
Còn tàu Soobrazitelnyy là con tàu thứ hai thuộc lớp tàu hộ vệ mới nhất của Hải quân Nga là Steregushchiy. Con tàu do nhà máy Severnaya Verf ở St.Petersburg chế tạo được hạ thủy vào tháng 3/2010 và gia nhập Hạm đội Baltic năm 2011. Ảnh: Wikpedia. 

Đô đốc Mararov là tàu khu trục thứ ba của lớp Đô đốc Grigorovich của Hải quân Nga. Con tàu được hạ thủy tại nhà máy đóng tàu Yantar vào tháng 2/2012 và được biên chế vào ngày 25/12/2017. Ảnh: Wikipedia.
Đô đốc Mararov là tàu khu trục thứ ba của lớp Đô đốc Grigorovich của Hải quân Nga. Con tàu được hạ thủy tại nhà máy đóng tàu Yantar vào tháng 2/2012 và được biên chế vào ngày 25/12/2017. Ảnh: Wikipedia.

Mời độc giả xem video về xe chiến đấu bộ binh Kurganets-25 (Nguồn: Youtube)