Tuyển sinh ĐH 2020: Chỉ tiêu xét kết quả thi tốt nghiệp THPT giảm mạnh

Nếu như năm 2019, các trường ĐH phần lớn dựa vào kết quả thi THPT quốc gia thì năm nay, chỉ tiêu dành cho phương thức này đã giảm mạnh.

Đa dạng phương thức tuyển sinh
PGS Bùi Đức Triệu, Trưởng Phòng Đào tạo, Trường ĐH Kinh tế Quốc dân cho biết, năm nay do mở rộng xét tuyển kết hợp thêm 2 đối tượng là học sinh đạt giải cấp tỉnh và học sinh giỏi hệ chuyên nên phương thức xét tuyển kết hợp tăng lên 35%, tương ứng phương thức xét theo điểm thi giảm về 60%.
PGS.TS Nguyễn Thanh Chương, Phó Hiệu trưởng trường ĐH Giao thông Vận tải cho hay, năm nay xét tuyển dựa vào kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2020, tùy theo từng ngành, dự kiến từ 70% - 80% chỉ tiêu của ngành đó; xét tuyển dựa vào điểm bình quân kết quả học tập 5 kỳ học THPT (không tính kết quả học kỳ II lớp 12) của 3 môn trong tổ hợp xét tuyển phương thức 1 sẽ tùy theo từng ngành dự kiến để lấy từ 20% - 30% chỉ tiêu; xét tuyển thẳng theo quy định của Bộ GD&ĐT và xét tuyển kết hợp chứng chỉ tiếng Anh quốc tế với kết quả thi THPT năm 2020 dự kiến từ 10% - 20% chỉ tiêu của các chương trình tiên tiến và chất lượng cao.
So với năm 2019, tỷ lệ chỉ tiêu dành cho xét kết quả thi đã giảm, năm nay, không ngành nào có tỷ lệ 100% lấy kết quả của kỳ thi THPT quốc gia như năm ngoái. Thậm chí, có ngành chỉ còn lấy 70% chỉ tiêu từ kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT. Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, trường ĐH Ngoại thương, các trường ĐH thuộc ĐH quốc gia Hà Nội cũng đã giảm sự phụ thuộc đáng kể vào kết quả của kỳ thi tốt nghiệp THPT để tuyển sinh.
Tuyen sinh DH 2020: Chi tieu xet ket qua thi tot nghiep THPT giam manh
 Ngày hội tư vấn tuyển sinh 2019 Ảnh: Như Ý
Tại khu vực phía Nam, do ĐH Quốc gia TPHCM tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực nên chỉ tiêu của các trường từ kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT đã giảm tương đối sâu. Trường ĐH Nông lâm TPHCM lần đầu tiên bổ sung hai phương thức tuyển sinh là điểm thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TPHCM và học bạ (chiếm đến 40-50% tổng chỉ tiêu).
Trường ĐH Kinh tế TPHCM năm nay xét tuyển dựa vào điểm trung bình năm học kỳ và điểm đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TPHCM. Theo dự kiến, phương thức xét điểm trung bình tổ hợp môn chiếm 20-30% tổng chỉ tiêu. Phương thức điểm thi tốt nghiệp THPT 2020 chỉ còn chiếm 20-30%. Năm nay Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TPHCM mở rộng chỉ tiêu xét học bạ lên đến 40%.
“Đặt cược” vào đâu?
PGS Đỗ Văn Dũng, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM cho biết, chỉ tiêu xét tuyển lấy kết quả học bạ của trường năm nay tăng lên do trường đã khảo sát kết quả học tập của những sinh viên trúng tuyển bằng xét học bạ những năm trước cho thấy các sinh viên này đều học tốt. PGS Bùi Đức Triệu, Trường ĐH Kinh tế Quốc dân thông tin, năm nay phương thức xét tuyển kết hợp tăng chỉ tiêu lên là do khảo sát của trường cho thấy chất lượng nhóm này rất tốt.
Trong khi đó, nhiều trường ĐH khác lại e ngại tính phân hóa trong đề thi xét tốt nghiệp không cao nên đều lựa chọn xét học bạ 5 học kỳ/3 năm học THPT. Có thể thí sinh được ưu ái trong một học kỳ một môn học nào đó nếu có, nhưng năm học kỳ là cả quá trình trong khi kết quả kỳ thi tốt nghiệp đôi khi chưa phản ánh đầy đủ năng lực thí sinh.
Mặt khác, các chuyên gia giáo dục cho rằng, năm nay do Bộ GD&ĐT đã “gỡ” bỏ hàng rào quan trọng nhất để ngăn chặn tiêu cực thi cử là sự tham gia trực tiếp của các trường ĐH vào công tác chấm thi, coi thi nên kết quả thi khiến các trường ĐH thực sự “lăn tăn”.
Một trong những giải pháp được Bộ GD&ĐT đưa ra để hạn chế việc tiêu cực trong thi cử cũng như tránh tính trạng “tráng gương” học bạ đó chính là việc đối chiếu, so sánh điểm thi tốt nghiệp với kết quả học tập. Sau khi có kết quả thi tốt nghiệp, Bộ GD&ĐT sẽ công bố phổ điểm. Còn lại, các sở GD&ĐT, nhà trường sẽ công bố việc đối chiếu, so sánh giữa điểm thi tốt nghiệp và điểm ghi trong học bạ của học sinh. Qua đó, có thông tin chung để đánh giá chất lượng dạy và học trong các nhà trường, phản ánh một phần về tính trung thực của kỳ thi.

Thi tốt nghiệp THPT 1,5 ngày, ĐH tự chủ tuyển sinh: Hợp tình hợp lý?

(Kiến Thức) - Nhiều học sinh, chuyên gia giáo dục đồng tình với việc kỳ thi THPT quốc gia năm nay sẽ đổi thành thi tốt nghiệp THPT, với mục tiêu chính là xét tốt nghiệp, trong khi các trường ĐH tự chủ tuyển sinh. Tuy nhiên, yêu cầu đề thi có trọng tâm, trọng điểm, không đánh đố thí sinh.

Chiều ngày 22/4, tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về phòng chống dịch COVID-19, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đồng ý với phương án tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020 mà Bộ GD&ĐT đề xuất. Thủ tướng yêu cầu Bộ tổ chức ra đề thi trên tinh thần “không đánh đố học sinh, học gì thi nấy nhưng phải đảm bảo chất lượng”.
Theo Bộ GD&ĐT, kỳ thi THPT quốc gia năm nay sẽ đổi thành thi tốt nghiệp THPT, với mục tiêu chính là xét tốt nghiệp. Kỳ thi dự kiến diễn ra vào tháng 8/2020 trong 1,5 ngày với 3 buổi thi. Các trường ĐH,CĐ có thể sử dụng kết quả của kỳ để tuyển sinh theo tinh thần tự chủ, cũng có thể tổ chức kỳ thi riêng để phù hợp với chất lượng đào tạo.

Gian lận thi ở Hòa Bình: Trực tiếp nâng điểm bài thi nhưng không phạm tội?

Tố tụng cho rằng, 18 cán bộ chấm thi trực tiếp nâng điểm môn Ngữ Văn chỉ làm theo chỉ đạo nên không phạm tội. Tương tự, một sĩ quan an ninh Công an tỉnh Hòa Bình dù thực hiện không đúng quy chế nhưng không cấu thành tội phạm.

Sáng 11/5, TAND tỉnh Hòa Bình tiến hành xét xử 15 bị cáo trong vụ án tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”, “Đưa hối lộ”, “Nhận hối lộ” xảy ra tại kỳ thi THPT Quốc gia các năm 2017 - 2018 tại tỉnh Hòa Bình.

Bộ Giáo dục chốt thời gian và nội dung thi tốt nghiệp thi THPT

(Kiến Thức) - Theo báo cáo của Bộ trưởng Bộ GDĐT,  kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020 sẽ diễn ra trong hai ngày với 4 buổi thi thay vì 1,5 ngày như quyết định hôm 22/4.

Tại phiên họp Chính phủ sáng 5/5, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Phùng Xuân Nhạ đã có báo cáo về Kế hoạch thực hiện chương trình năm học 2019-2020 và phương án tổ chức thi, xét công nhận tốt nghiệp THPT, tuyển sinh đại học, cao đẳng (ĐH, CĐ) năm 2020.