Tường tận vũ khí nguy hiểm hơn cả bom hạt nhân của Hàn Quốc (kỳ 1)

(Kiến Thức) - Nếu tình hình trên bán đảo Triều Tiên tiếp tục xấu đi trong tương lai, đây sẽ là thứ vũ khí duy nhất có thể giúp Seoul dành lại thế chủ động trên chiến trường thậm chí là chiến thắng trong mọi cuộc chiến.

Trong nhiều thập kỷ qua, không chỉ quân đội Hàn Quốc mà thậm chí cả người dân Hàn Quốc cũng đã chuẩn bị cho một cuộc đụng độ mới với Triều Tiên. Đặc biệt là ở Thủ đô Seoul, nơi có thể biến thành "địa ngục trần gian" khi có thể gánh chịu đủ mọi loại hỏa lực từ phía Triều Tiên như đạn pháo, vũ khí hóa học, tên lửa hành trình,... Tới thời điểm hiện tại, cái người dân Hàn Quốc sợ nhất trong kho vũ khí hủy diệt hàng loạt của Triều Tiên lại chính là vũ khí hạt nhân - thứ vũ khí mà rất có khả năng Triều Tiên sẽ mang ra sử dụng nếu có đụng độ quân sự tổng lực với Hàn Quốc.
Tuong tan vu khi nguy hiem hon ca bom hat nhan cua Han Quoc (ky 1)
Tiêm kích F-15K của Không quân Hàn Quốc.
Để tăng cường sức mạnh quân sự cho Hàn Quốc nhằm chống lại thảm họa có thể xảy ra khi đụng độ với đội quân của Bình Nhưỡng, Seoul đã đưa vào trang bị cho lực lượng Không quân Hàn Quốc 16 chiếc chiến đấu cơ F-15K trong thời gian vừa qua. Đây là các phiên bản F-15 được xây dựng từ bản F-15E - loại chiến đấu cơ hạng nặng hiện đang được sử dụng bởi Không quân Mỹ trên khắp thế giới.
Tuong tan vu khi nguy hiem hon ca bom hat nhan cua Han Quoc (ky 1)-Hinh-2
F-15K dòng chiến đấu cơ chủ lực của Không quân Hàn Quốc, thứ vũ khí được cho sẽ kết thúc mọi cuộc chiến trên bán đảo Triều Tiên. 
Mang tên mã là Slam Eagle, F-15K được trang bị hệ thống cảm biến và khả năng tác chiến điện tử hoàn toàn mới, nó có khả năng mang theo cả các loại bom xuyên phá - thứ vũ khí sẽ cực kỳ có giá trị nếu Hàn Quốc tiến hành chiến tranh trên đất Triều Tiên và phải vượt qua hệ thống giao thông hào, phòng tuyến dày đặc được nước này dựng lên trong suốt 70 năm nay.
Thậm chí, giới truyền thông Hàn Quốc còn lạc quan cho rằng, cuộc đụng độ liên Triều sẽ kết thúc một cách chóng vánh với việc các loại bom và tên lửa xuyên phá này được triển khai thẳng tới Bình Nhưỡng, tấn công và xóa sổ toàn bộ bộ máy lãnh đạo của Triều Tiên chỉ bằng một lần không kích.
Là một phiên bản của chiếc F-15 Eagle, chiến đấu cơ F-15K được xếp vào loại tiêm kich - bom với khả năng mang được một lượng lớn vũ khí, thùng xăng phụ gắn ngoài nhưng vẫn giữ được trọng lượng đủ nhẹ để nó có thể cơ động trên không một cách dễ dàng. Loại chiến đấu cơ hai chỗ ngồi này vẫn có khả năng di chuyển với tốc độ gấp 2,5 lần tốc độ âm thanh.
Tuong tan vu khi nguy hiem hon ca bom hat nhan cua Han Quoc (ky 1)-Hinh-3
 
Tối đa, mỗi chiếc F-15K có thể mang theo tới 10,5 tấn vũ khí các loại - nhiều hơn gấp 3 lần so với các loại máy bay ném bom chiến lược được sử dụng trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Điểm yếu của F-15K là nếu so với các chiến đấu cơ như F-16, F-15 lại có tới 2 động cơ - nghĩa là giá thành vận hành của chiếc F-15k sẽ đắt đỏ hơn nhiều so với F-16. Tuy nhiên dù được trang bị tới 2 động cơ, tỷ lệ tai nạn của F-15 trong suốt từ khi nó ra đời tới nay lại được đánh giá là thấp hơn so với F-16.
Hàn Quốc bắt đầu "mua sắm" các chiến đấu cơ F-15K cho Không quân nước này bắt đầu từ năm 2002 với giá trị hợp động trị giá lên tới 4,2 tỷ USD. Việc mua các chiến đấu cơ F-15K nằm trong giai đoạn đầu tiên của chương trình hiện đại hóa không quân Hàn Quốc (chương trình bao gồm ba giai đoạn). Để có thể lọt vào mắt xanh của Không quân Hàn Quốc, F-15K đã đánh bại cả chiến đấu cơ Eurofighter Typhoon của châu Âu, Rafale của Pháp và thậm chí là cả một phiên bản đời đầu của Su-35.
Xứ sở Kim chi thậm chí còn tự hoàn thiện nội địa khoảng 40% chiếc F-15K, bao gồm phần thân máy bay, cánh, phần lớn các hệ thống điện tử và sau đó các phần này được đưa tới nhà máy của Boeing ở St. Louis, Missouri để lắp ráp lại thành một chiếc F-15K hoàn chỉnh.
Ra đời sau F-15E hiện đại bậc nhất của Mỹ ngày nay hàng thập kỷ, F-15K có trang bị hoàn toàn vượt trội hơn người tiền nhiệm của mình, bao gồm hệ thống hiển thị điện tử hoàn toàn trong buồng lái, có khả năng tương thích với kính nhìn đêm giúp phi công quan sát tốt các màn hình điện tử hiển thị thông số ngay cả khi đang đeo kính hồng ngoại. Kèm theo đó là hệ thống mũ phi công thông minh, có thể giúp phi công bắn tên lửa tầm ngắn AIM-9X vào bất cứ mục tiêu nào theo cái nhìn của mình.
Đây cũng là phiên bản chiến đấu cơ đầu tiên của chiến đấu cơ F-15 sử dụng loại động cơ F110 thay cho động cơ nguyên bản là F100. Động cơ F110 cho chiếc F-15K thêm tối đa 10% lực đẩy so với phiên bản trước đó và được coi là có số giờ vận hành cao hơn so với loại động cơ cũ sử dụng công nghệ đã dần lỗi thời
Tuong tan vu khi nguy hiem hon ca bom hat nhan cua Han Quoc (ky 1)-Hinh-4
 Điểm khác biệt của động cơ F110 (bên trái) và F100 (bên phải) khi chạy hết công suất.
Năm 2008, Hàn Quốc lại tiếp tục đặt hàng đợt thứ hai với số lượng 21 chiếc F-15K cho giai đoạn hai của chương trình hiện đại hóa không quân. Số lượng những chiếc F-15K trong đợt hai này được dự kiến sẽ thay thế cho những chiếc F-5B đã quá lỗi thời của Không quân Hàn Quốc. Đơn đặt hàng lần thứ hai của Hàn Quốc bị "lẻ" một chiếc là để bù vào số lượng F-15K của đợt đầu do trong năm 2006, một vụ tai nạn máy bay đã khiến một chiếc F-15K bị rơi và hư hỏng hoàn toàn khi đang bay tập.
Những chiếc F-15K trong đợt hai này cũng có nhiều thay đổi, đầu tiên là việc cả 21 chiếc này đều có khả năng mang theo pod Sniper-XR, đây là một loại pod điện tử chuyên được sử dụng để nhận diện, phát hiện và khóa các mục tiêu của đối phương. Động cơ của máy bay chiếc F100 PW-229 cũng được cải biên một phần để có thể sử dụng chung được linh kiện thay thế từ động cơ của những chiếc F-16 - loại máy bay mà Hàn Quốc đã có thể tự chủ sản xuất được nội địa.
(còn nữa)

Mời độc giả xem Video: Chiến đấu cơ F-15K xịn nhất của Hàn Quốc - con bài duy nhất để nước này đấu lại với quân đội Triều Tiên.

Kỳ dị UAV kiêm tên lửa chống tăng của Belarus

(Kiến Thức) - Thay vì sử dụng máy bay không người lái mang theo tên lửa chống tăng, thì các thiết kế sư của Belarus lại làm ngược lại khi biến tên lửa chống tăng thành UAV.

Loại thiết bị bay không người lái đặc biệt này được Belarus giới thiệu lần đầu tiên tại thao trường quân sự Losvido ở Vitebsk trung tuần tháng 5 vừa qua và được phát triển dưới sự hỗ trợ của một số công ty công nghệ của Nga.
Tính tới thời điểm hiện tại, chưa có bất cứ một loại tên lửa chống tăng nào trên thế giới có thể hoạt động như máy bay không người lái (UAV) của Belarus. Nếu thành công, loại UAV của Belarus sẽ đi đầu trong việc ứng dụng công nghệ máy bay điều khiển từ xa vào tên lửa chống tăng.
Loại máy bay không người lái chống tăng vừa lộ diện của Belarus. Ảnh: Defence.
 Loại máy bay không người lái chống tăng vừa lộ diện của Belarus. Ảnh: Defence.
Trong buổi trình diễn vừa rồi, máy bay không người lái của Belarus được trang bị một ống phóng tên lửa chống tăng duy nhất kèm theo đó là bố động cơ cánh quạt giúp nâng toàn bộ cơ cấu này lên không trung. Cách thức hoạt động của loại máy bay không người lái này cũng giống với các loại máy bay không người lái điều khiển từ xa được sử dụng để thả các loại đầu đạn nổ mảnh 40mm lần đầu được thấy sử dụng ở Syria thời gian vừa rồi.

Cuộc chiến tranh 50 ngày và cách Mỹ xâm lược Đảo quốc Grenada

(Kiến Thức) - Đảo quốc Grenada với tham vọng trở thành nhà nước XHCN thứ hai ở vùng Caribe, trở thành cái gai trong mắt của Washington và nhanh chóng bị xóa sổ trong vòng 50 ngày.

Đảo quốc Grenada nằm ở khu vực Caribe sau khi giành được độc lập từ Anh quốc vào năm 1974 nhanh chóng trở thành cái gai trong mắt Washington khi muốn trở thành một "Cuba thứ hai" ở Caribe. Lợi dụng vào bất ổn chính trị ở Grenada sau khi độc lập, Mỹ đã nhanh chóng đưa ra một kế hoạch xóa sổ nhà nước Grenada còn non trẻ và dựng lên một chính quyền bù nhìn thân Washington. Ảnh: Vị trí của Grenada trên bản đồ. Nguồn ảnh: Googlemaps.
Đảo quốc Grenada nằm ở khu vực Caribe sau khi giành được độc lập từ Anh quốc vào năm 1974 nhanh chóng trở thành cái gai trong mắt Washington khi muốn trở thành một "Cuba thứ hai" ở Caribe. Lợi dụng vào bất ổn chính trị ở Grenada sau khi độc lập, Mỹ đã nhanh chóng đưa ra một kế hoạch xóa sổ nhà nước Grenada còn non trẻ và dựng lên một chính quyền bù nhìn thân Washington. Ảnh: Vị trí của Grenada trên bản đồ. Nguồn ảnh: Googlemaps.