Tướng NATO: "Nga sẽ lấy miền Đông Ukraine trong 2 tháng tới"

(Kiến Thức) - Một tướng 4 sao chỉ huy quân lực NATO cảnh báo Nga có thể đang chuẩn bị chiếm lấy miền Đông Ukraine trong vòng hai tháng nữa.

Đó là những dự báo mới được Tướng Philip Breedlove thuộc Không quân Mỹ và đồng thời là Chỉ huy tối cao quân đội NATO phân tích trong buổi điều trần trước Ủy ban Quân vụ Thượng viện Mỹ (SASC) vào ngày 30/4/2015.
Nga đang chuẩn bị quân lực?
Theo vị tướng này, bắt đầu từ lệnh ngừng bắn ở miền đông Ukraine được thỏa thuận trong tháng 2 sau khi vòng đàm phán thứ hai ở Minsk kết thúc đã được lực lượng Nga sử dụng để “phục hồi và tái lập lại vị trí”.
Breedlove tố rằng, NATO đánh giá để đạt được mục tiêu đảm bảo an ninh trên lãnh thổ, quân đội Nga "đã tới vùng Donbass của Ukraine để chuẩn bị tung ra một cuộc tấn công cuối cùng".
“Rất nhiều hành động được cho là của Nga đã cho thấy họ đang chuẩn bị cho một cuộc tấn công khác. Chẳng hạn như các hoạt động chuẩn bị, đào tạo và trang bị cho cuộc tấn công”, tướng Breedlove nói.
Tuong NATO:
Tướng Philip Breedlove tin Nga sẽ chiếm Đông Ukraine trong 2 tháng tới.
Chỉ huy tối cao NATO cho rằng, lực lượng vũ trang Nga sẽ không bao giờ chỉ đe dọa thuần túy mà sau đó không bao hàm sau đó là hành động quân sự thực sự. “Trong quá khứ họ đã không lãng phí bất kỳ nỗ lực nào”, tướng Breedlove cho biết.
Hiện nay quân đội Nga được cho là đã đến lúc kiểm soát được lực lượng “ly khai” và ngày càng tiến gần tới việc tích hợp những hành động của nhóm này với các quy định của Moscow.
“Trong thực tế đã có những mất đoàn kết trong các cuộc tấn công trước đó. Giờ đây chúng tôi đã nhìn thấy sự làm chủ của Nga rất rõ về chỉ huy và kiểm soát trong vùng miền Đông của Ukraine. Chỉ huy và kiểm soát, phòng không, hỗ trợ pháo binh, tất cả đều đang gia tăng đã tạo ra một cách thống nhất và tập hợp quy củ lực lượng ly khai”, Breedlove nhận định.
Ba kịch bản tấn công có thể xảy ra
Trong khi đó Tiến sĩ Phillip Karber tại Trung tâm nghiên cứu chính sách quốc phòng Potomac Foundation ở Washington, DC, Mỹ cùng với Nguyên chỉ huy tối cao NATO Wesley Clark cũng đã từng đưa ra nhiều kịch bản có thể được Nga sử đụng để "chiếm lấy" miền Đông Ukraine.
Tuong NATO:
Quân đội Nga trong trang phục Hồng quân Liên Xô phô diễn sức mạnh dịp duyệt binh ngày 9/5.
Thứ nhất, sẽ hỗ trợ cho cuộc xung đột “lạnh” giữa Ukraine với vùng bị chia cắt khiến cho nền kinh tế của quốc gia này trở nên lộn xộn và như thế Ukraine sẽ không bao giờ đủ điều kiện để trở thành một thành viên của EU.
Thứ hai, lực lượng Nga sẽ chiếm toàn bộ Donbass và biến nó trở thành một vùng đất bảo hộ của Nga.
Thứ ba, Nga sẽ ra lệnh tấn công về phía Nam tới tận Dnepropetrovsk, Zapaprozhye, và Mariupol để nối liền với Crimea.
Các nhà phân tích cho rằng, chính Lễ duyệt binh kỷ niệm Ngày Chiến Thắng trong năm nay của Nga được chi phí đắt đỏ nhất trong lịch sử hậu Liên Xô ở Nga lại có tác động và ý nghĩa lớn. Đó chính là dịp duy nhất để Nga tái khẳng định mình là một siêu cường, không chỉ chiến thắng phát xít mà còn là sự thắng lợi trước phương Tây.

Chỉ huy tiểu đoàn nêu kịch bản Nga đánh Ukraine

(Kiến Thức) - Trong một cuộc phỏng vấn, chỉ huy tiểu đoàn tiễu phạt Donbass của Ukraine đã có những chia sẻ về hoạt động dồn quân của Nga gần đây.

Theo đó, chỉ huy Semen Semenchenko nêu ra 2 mục đích của việc lực lượng Nga tăng cường dồn quân về phía biên giới với Ukraine. Đó là ép Kiev ký kết thỏa thuận hòa bình tiếp theo hoặc chuẩn bị cho đợt tấn công mới.
Đoàn xe tăng Nga di chuyển trên con đường ở tỉnh Rostov. (Ảnh minh họa)
Đoàn xe tăng Nga di chuyển trên con đường ở tỉnh Rostov. (Ảnh minh họa)
“Để giải thích cho việc dồn quân của Nga thời gian gần đây, tôi có thể đưa ra 2 nguyên do. Thứ nhất, việc dồn quân này là đòn buộc chúng ta phải tham gia vào một bản hiệp ước hòa bình mới. Quan trọng hơn, tôi nghĩ, họ đang chuẩn bị cho một đợt tổng tấn công mới. Đối với cả hai kịch bản này, chúng ta đều nên cảnh giác đề phòng”, chỉ huy Semenchenko nói.

Soi mô hình tàu hộ tống lớp P của HV Hải quân

(Kiến Thức) - Tàu hộ tống lớp P là cách gọi khác với lớp tàu BPS-500 do Việt Nam tự đóng với sự chuyển giao công nghệ từ Nga. 

Soi mo hinh tau ho tong lop P cua HV Hai quan
 Tàu hộ tống tên lửa lớp P (hay còn gọi là BPS-500) - chiếc tàu mang tên lửa diệt hạm đầu tiên do Việt Nam tự đóng với sự chuyển giao công nghệ của Nga (hiện có một chiếc mang tên HQ-381). Ảnh: Từ mô hình 3D, các “kĩ sư Hải quân tương lai” bắt đầu phác thảo những bộ phận hết sức chi tiết và sinh động.