Tướng Mỹ: Khả năng tự vệ trước Nga của Washington bằng không

Tư lệnh Bộ chỉ huy Không gian vũ trụ quốc phòng khu vực Bắc Mỹ, Tướng Terrence O'Shaughnessy đã nêu giả định này nếu xảy ra một cuộc chiến với Nga.

Theo Tướng Terrence O'Shaughnessy, nhiều nơi trên lãnh thổ Mỹ hiện nay chưa được vũ trang đầy đủ và dễ bị tổn thương trước các đòn tấn công bằng các loại vũ khí hiện đại nhất mà các “kẻ thù tiềm năng” của Washington đang sở hữu.
“Tình hình an ninh đang thay đổi. Chúng ta từng cho rằng bao quanh chúng ta là đại dương và các nước thân thiện ở phía Bắc và phía Nam giúp cho đất nước của chúng ta được an toàn, kẻ thù không thể tiếp cận, nhưng mọi thứ đã thay đổi. Bởi các kẻ thù của Mỹ hiện giờ thực sự đang sở hữu những loại vũ khí hiện đại nhất có thể tấn công tới lãnh thổ của chúng ta”, RIA Novosti dẫn lời Tướng không quân O'Shaughnessy phát biểu tại hội nghị thứ 140 của Hiệp hội Bảo vệ Quốc gia Hoa Kỳ.
Tuong My: Kha nang tu ve truoc Nga cua Washington bang khong
Tư lệnh Bộ chỉ huy Không gian vũ trụ quốc phòng khu vực Bắc Mỹ, Tướng Terrence O'Shaughnessy. Ảnh: EPA 
Tướng O'Shaughnessy cũng kêu gọi thay đổi hoàn toàn chiến lược phòng thủ của Mỹ hiện nay. "Về cơ bản, chúng ta phải suy nghĩ lại về việc xây dựng cơ chế phòng thủ mới và suy nghĩ về cách làm thế nào chúng ta sẽ bảo vệ chính mình trong cuộc chiến với một đối thủ có sức mạnh ngang tầm", ông nhấn mạnh.
Tư lệnh Mỹ lưu ý rằng Lầu Năm góc đã bắt tay vào việc tìm ra cách ngăn chặn các loại vũ khí mới nhất của đối thủ có thể nhằm vào nước Mỹ.
Đặc biệt, ông cho biết Bộ Quốc phòng Mỹ đang cố gắng trang bị toàn bộ các máy bay chiến đấu F-16 loại ăng-ten tối ưu mới để có thể đánh chặn các tên lửa hành trình. Quân đội Mỹ cũng đang tìm kiếm những cách khác nhau để cải thiện khả năng phòng thủ của mình.
Tướng Mỹ cũng nhắc lại, ngày 1/3/2018 trong Thông điệp Liên bang Tổng thống Vladimir Putin tuyên bố Nga đã thử nghiệm thành công các loại vũ khí tối tân nhất, tính năng vượt trội chưa một quốc gia nào trên thế giới sở hữu.
Trong số đó có tên lửa siêu thanh Kh-47M2 Kinzhal, tàu ngầm hạt nhân không người lái Poseidon, tên lửa hành trình mang đầu đạn hạt nhân Burevestnik hay tổ hợp vũ khí laser Peresvet. Tổng thống Nga đặc biệt nhấn mạnh về sự phát triển vũ khí siêu âm - tổ hợp tên lửa siêu thanh Avangard, có khả năng bay trong các lớp dày đặc của bầu khí quyển tới phạm vi liên lục địa ở tốc độ cao gấp 20 lần tốc độ âm thanh.
Tóm tắt trong báo cáo của Tướng O'Shaughnessy một lần nữa nhắc lại tuyên bố trước đây của cựu sĩ quan Tham mưu Lực lượng phòng không Nga Đại tá Igor Maltsev. Ông Maltsev khi đó nói: “Thời đại Mỹ được bao phủ bởi hai mặt đại dương và cho rằng Mỹ chỉ có thể bị tấn công từ vũ trụ đã kết thúc từ lâu”.
“Ngày nay chỉ cần đặt đủ số lượng máy bay chiến đấu hiện đại tại Chukotka, thì chúng tôi không cần phải từ vũ trụ mới có thể tấn công vào các khu vực trọng yếu trên lãnh thổ Mỹ. Tức là, Nga có thừa khả năng đối phó với Mỹ mà không cần thông qua vũ trụ như họ vẫn nghĩ”, Đại tá Maltsev nói.
Những nỗ lực của Bộ Quốc phòng để cải thiện phòng không và không gian là bằng chứng cho thấy Mỹ đang tụt hậu so với sự phát triển của vũ khí phòng không và hệ thống phòng thủ tên lửa ngày nay, Tướng O'Shaughnessy nói.
Tuong My: Kha nang tu ve truoc Nga cua Washington bang khong-Hinh-2
 Máy bay ném bom chiến lược Tu-95 của Nga. Ảnh: Reuters
Nói cách khác, ở thời điểm hiện tại Mỹ đang đối mặt với một thực trạng địa chiến lược hoàn toàn mới. Trước đây để có thể tấn công lãnh thổ Mỹ, kẻ thù chỉ có thể dùng tên lửa liên lục địa và tàu ngầm phóng tên lửa đạn đạo. Tướng Mỹ giả định, ngày trước nếu muốn tấn công Mỹ, Nga bắt buộc phải sử dụng các loại tên lửa hành trình mang đầu đạn hạt nhân trang bị trên các máy bay ném bom chiến lược Tu-160 và Tu-95, hay tàu ngầm hạt nhân lớp Granad. Tức là đòn duy nhất để tấn công vào Mỹ là tên lửa hạt nhân và không có cách nào khác.
Tuy nhiên, ngày nay mọi thứ đã khác. Thứ nhất, phạm vi của các loại máy bay chiến lược và máy bay ném bom chiến lược không những được cải thiện rất nhiều mà còn các loại chiến cơ hiện đại cũng đã được cải tiến và tăng cường vượt bậc. Thứ hai, các tên lửa hành trình với đầu đạn thông thường hiện cũng có thể đạt được phạm vi tấn công từ 1600 đến 5000 km.
Tệ hơn, với các cuộc tấn công sử dụng tên lửa ALCM (phóng từ trên không) và SLCM (phóng từ mặt biển) các cuộc tấn công có thể được triển khai nhanh, mạnh hơn. Về lý thuyết trong một thời gian ngắn hàng trăm (có thể lên đến hàng nghìn) tên lửa trong các thiết bị thông thường cũng có thể tấn công nước Mỹ.
Ông O'Shaughnessy kết luận, các đối thủ giả định của Mỹ (Nga và Trung Quốc) ngày càng phát triển các loại vũ khí tối tân và không ngừng nâng cấp hệ thống phòng không, điều người Mỹ cần làm đó là lắp các hệ thống trinh sát radar ở mọi phần lục địa của mình, tăng cường trang bị hệ thống tên lửa phòng không ở các trung tâm chính trị, kinh tế quan trọng nhất.

Phòng không Việt Nam sẵn sàng trong mọi tình huống

Trực sẵn sàng chiến đấu phòng không là nhiệm vụ vô cùng quan trọng đối với Lữ đoàn 77 Quân khu 7 nhằm đảm bảo ứng phó trước mọi tình huống có thể xảy ra, đặc biệt là trong các đợt cao điểm lễ, tết. 

Phong khong Viet Nam san sang trong moi tinh huong
 Trong những ngày tháng Chín lịch sử, vang vọng lời thề giữ nước từ bản Tuyên ngôn Độc lập của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”, cán bộ, chiến sĩ Lữ đoàn 77 anh hùng quyết tâm bảo vệ vững chắc bầu trời thành phố mang tên Bác Hồ kính yêu. Ảnh: Kíp sẵn sàng chiến đấu tại Sở chỉ huy.

Thiếu phi công, Không quân Mỹ chìm trong khủng hoảng

(Kiến Thức) - Với việc thiếu hụt tới hàng nghìn phi công chiến đấu ở thời điểm hiện tại cường quốc không quân số 1 thế giới đang tính tới chuyện sử dụng lại thế hệ phi công đã "nghỉ hưu" nhằm duy trì hoạt động của lực lượng này.

Theo Business Insider, Không quân Mỹ vừa bắt đầu chương trình cực kỳ tốn kém mang tên "Hưu trí Tình nguyện Phục vụ". Chương trình này dự kiến sẽ giúp Không quân Mỹ có thêm 1000 phi công có kinh nghiệm để bù đắp vào các vị trí thiếu hụt hiện tại. Nguồn ảnh: BI.
Theo Business Insider, Không quân Mỹ vừa bắt đầu chương trình cực kỳ tốn kém mang tên "Hưu trí Tình nguyện Phục vụ". Chương trình này dự kiến sẽ giúp Không quân Mỹ có thêm 1000 phi công có kinh nghiệm để bù đắp vào các vị trí thiếu hụt hiện tại. Nguồn ảnh: BI.