Tướng Mỹ bí mật lên kế hoạch dùng vũ khí hạt nhân ở Việt Nam

Tư lệnh các lực lượng Mỹ tại Việt Nam Westmoreland từng lên kế hoạch sử dụng vũ khí hạt nhân trong chiến tranh Việt Nam trước khi bị Tổng thống Lyndon Johnson phát hiện và yêu cầu hủy bỏ, một tài liệu được giải mật mới đây cho biết.

Với sự đồng thuận của Đô đốc Ulysses S. Grant Sharp, Jr., Tư lệnh Hải quân Mỹ tại Thái Bình Dương, Tướng William C. Westmoreland đã bí mật soạn thảo một kế hoạch mang tên "Fracture Jaw" phòng trường hợp quân Mỹ thất bại trong trận Khe Sanh.
Theo New York Times, trong bản ghi nhớ đề cập tới kế hoạch này được Tướng Westmoreland chuyển tới Đô đốc Sharp, vũ khí hạt nhân sẽ được chuyển từ Okinawa, Nhật Bản đến miền Nam Việt Nam dưới sự giám sát của Tư lệnh Hải quân Mỹ.
Tuong My bi mat len ke hoach dung vu khi hat nhan o Viet Nam
Bản ghi nhớ về kế hoạch được Tướng Westmoreland gửi cho Đô đốc Sharp. (Ảnh: NYT) 
Tuy nhiên, bằng cách nào đó, toàn bộ kế hoạch đã đến tai Cố vấn an ninh quốc gia khi đó là Walt W. Rostow. Ông này đã lập tức thông báo tới Tổng thống Johnson và nhà lãnh đạo Mỹ ngay sau đó đã yêu cầu hủy bỏ toàn bộ ý định này.
"Khi Tổng thống hay tin về kế hoạch, ông ấy đã hết sức bực bội và gửi lời tới Tướng Westmoreland thông qua ông Rostow hủy ngay kế hoạch", Tom Johnson, một trợ lý đặc biệt của Tổng thống Johnson cho biết.
"Tổng thống Johnson chưa bao giờ hoàn toàn tin tưởng các tướng lĩnh của mình. Ông ấy rất ngưỡng mộ Tướng Westmoreland, nhưng không muốn các tướng lĩnh của mình điều khiển cuộc chiến", ông Johnson cho hay.
Ông này tiết lộ thêm rằng, mặc dù muốn Mỹ giành chiến thắng trong trận Khe Sanh, nhưng vị Tổng thống thứ 36 của Mỹ lại lo ngại một cuộc chiến tranh lan rộng với Trung Quốc nếu xung đột leo thang hơn nữa.
Theo tài liệu giải mật, ngay khi được tin từ Nhà Trắng, Đô đốc Sharp đã lập tức ra lệnh ngừng ngay kế hoạch, đồng thời yêu cầu cấp dưới giữ các tin nhắn và thư từ liên quan ở dạng bảo mật tuyệt đối.
Vào đêm 20, rạng sáng 21/1/1968, tiếng pháo mở màn cho chiến dịch lịch sử Đường 9 - Khe Sanh của quân ta bắt đầu rền vang. Sau hơn 170 ngày đêm chiến đấu ngoan cường, cuối cùng lá cờ chiến thắng của quân ta tung bay trên cứ điểm sân bay Tà Cơn, đánh dấu thắng lợi chiến lược quan trọng trong Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968.

Phức tạp như quy trình tắm máy bay của Không quân Mỹ

(Kiến Thức) - Giống với mọi loại phương tiện khác, máy bay cũng cần được rửa và quy trình rửa máy bay của Không quân Mỹ không hề đơn giản chút nào.

Phuc tap nhu quy trinh tam may bay cua Khong quan My
Theo quy định của Không quân Mỹ, các loại máy bay trong lực lượng này sẽ phải được rửa thường xuyên để "tăng cường khả năng hoạt động". Tùy từng loại máy bay mà thời gian tối đa giữa hai lần rửa máy bay sẽ là từ 12 tới không quá 15 ngày. Nguồn ảnh: Sina.
Phuc tap nhu quy trinh tam may bay cua Khong quan My-Hinh-2
 Việc rửa máy bay được thực hiện bởi các hệ thống vòi nước áp suất cao, mỗi lần thực hiện sẽ cần tới khoảng 6 người trong đó có một hoặc hai phi công, một hoa tiêu dẫn đường và những người còn lại làm nhiệm vụ điều khiển hệ thống vòi áp suất. Nguồn ảnh: Sina.

Lý do F-16 sống tốt trong thời đại máy bay tàng hình nổi như cồn

(Kiến Thức) - Thậm chí đến cường quốc như Mỹ vẫn coi F-16 là một trong những chiến đấu cơ quan trọng nhất và sẵn sàng tiếp tục sử dụng thêm một thời gian dài nữa trong tương lai.

Ly do F-16 song tot trong thoi dai may bay tang hinh noi nhu con
Dù cho các máy bay tàng hình như F-35 đã dần trở nên phổ biến, tuy nhiên các chiến đấu cơ thế hệ cũ như F-16 vẫn được tiếp tục sử dụng và được đặc biệt tin dùng bởi những lý do cực kỳ cụ thể. Nguồn ảnh: Wiki