Tuổi trẻ Việt Nam cùng nhau hướng về biển đảo

"Trường Sa, Hoàng Sa là của Việt Nam" là thông điệp mà những sinh viên của trường Đại học Đại Nam, Hà Nội muốn gửi tới mọi người trong những ngày này.

Mặc dù những ngày gần đây, thời tiết đặc biệt nắng nóng, nhưng những hoạt động hướng về biển đảo Tổ quốc của học sinh, sinh viên nhiều trường Đại học, Trung học phổ thông và cả các cấp phổ thông cơ sở vẫn diễn ra khá thường xuyên thể hiện tình cảm và sự quan tâm sâu sắc của tuổi trẻ cả nước đối với những diễn biến ở Biển Đông hay một phần lãnh thổ máu thịt của Tổ quốc.
Nguyễn Quang Huy, sinh viên trường Đại học Đại Nam, Hà Nội cho biết: “Qua hoạt động này, chúng em muốn gửi đến các chiến sĩ đang canh gác tại Hoàng Sa và Trường Sa tình cảm của mình cũng như niềm hy vọng các anh sẽ yên tâm, vững tay súng bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ của Tổ quốc”.
Thông điệp "Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".
 Thông điệp "Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".
Cô Cao Thị Hòa, Giám đốc Trường Đại học Đại Nam, Hà Nội nói: “Thông qua những hoạt động như thế này, chúng tôi muốn nhắc nhở các em về những giá trị của cuộc sống, về Tổ quốc thân yêu và sự quan tâm đến mọi sự kiện liên quan đến chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc. Bởi thực sự Tổ quốc luôn là trên hết. Hy vọng, các em sẽ luôn có được một tình cảm nhiệt thành và sự quan tâm tích cực đến những vấn đề đặc biệt quan trọng này”.
Bên cạnh những hoạt động tích cực của học sinh, sinh viên cả nước hướng về biển đảo quê hương, thì trong những ngày qua nhiều công trình có ý nghĩa cũng đã được khánh thành tại những vùng lãnh thổ máu thịt của Tổ quốc như công trình tranh gốm thể hiện nội dung về chủ quyền biển đảo đã được hoàn thiện tại Trường Sa, những ngôi chùa cũng đã cất những tiếng chuông an bình trên vùng đất nơi biển đảo xa xôi của Tổ quốc. Còn ngay tại Hà Nội, những chiếc áo phông có hình ảnh về Tổ quốc và biển đảo vốn thường được bán do khách du lịch thì nay lại đang được rất nhiều bạn trẻ tìm mua.
Nguyễn Thùy Linh, lưu học sinh Việt Nam tại Ấn Độ chia sẻ: “Em có rất nhiều người bạn Ấn Độ cũng như đến từ các quốc gia khác. Hiện nay, họ rất quan tâm đến tình hình Biển Đông và Việt Nam. Vì thế trong dịp về nước, em tìm mua những chiếc áo này để mang sang làm quà kỷ niệm tặng các bạn, cũng như để em và các bạn sinh viên Việt Nam mặc trong những hoạt động của bọn em bên đó”.
Sẽ còn rất nhiều hoạt động cũng như những hành động ý nghĩa hướng về biển đảo của tuổi trẻ cả nước cho đến khi nào một phần lãnh thổ của Tổ quốc thực sự trở lại bình yên. Những hoạt động như thế này, rõ ràng không chỉ thể hiện tình cảm mà còn thể hiện cả trách nhiệm, lòng quyết tâm của tuổi trẻ đối với việc bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

“Thông điệp của Thủ tướng muốn nói đến tình hữu nghị thực thụ”

Đó là nhận định của ông Trần Việt Thái – chuyên gia nghiên cứu tình hình châu Á khi nói về thông điệp gây tiếng vang lớn của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng


Đã 3 tuần trôi qua kể từ khi Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trên vùng biển thuộc đặc quyền kinh tế và lãnh hải Việt Nam, Chính phủ Việt Nam và cộng đồng quốc tế đều lên án mạnh mẽ về hành động gây hấn của Trung Quốc nhưng tình hình chưa hề lắng dịu.

Ngư dân hạ thủy nhiều tàu cá công suất lớn ra khơi

Ngư dân các tỉnh, thành miền Trung như Đà Nẵng, Phú Yên, Khánh Hòa đã đồng loạt hạ thủy nhiều con tàu công suất lớn ra khơi bám biển dài ngày. 


Chỉ tính riêng tại TP Đà Nẵng trong ba ngày qua đã có tới 5 chiếc tàu công suất từ 500 đến hơn 1.100 CV được hạ thủy. Như thường lệ, đích đến của những con tàu chính là ngư trường Hoàng Sa, Trường Sa - những ngư trường truyền thống của Việt Nam.

CSGT chửi tài xế: “Lái xe ngu”

(Kiến Thức) - Đoạn clip dài gần 4 phút, ghi lại cảnh CSGT “làm luật” trên xe tải với tài xế và sử dụng những ngôn ngữ thiếu văn hóa.

Đoạn clip lan truyền trên nhiều trang mạng xã hội từ hôm 25/5, ghi lại hình ảnh một CSGT còn rất trẻ (được cho là ở TP HCM) đang làm luật? với một tài xế xe tải vi phạm.

Trong clip, tài xế hết lời xin xỏ CSGT: “Giờ em có nhiêu đó anh coi bớt cho em chứ. Em xin anh luôn đó. Tại em đi chủ nó bắt chuyển có 100 ngàn à! Thôi thì anh thông cảm bớt em 50 ngàn...”.

Sau một hồi tài xế xin xỏ, CSGT đáp: “Im đi. Nói nữa tao đ*** lấy bây giờ”...

Không chỉ vậy, đến gần cuối đoạn, khi tài xế dừng xe để CSGT xuống đã bất ngờ đỗ sát chiếc xe máy công vụ của một CSGT khác. Ngay lập tức, vị CSGT này lớn tiếng quát: “Sao mày đậu xe ngu quá vậy”.

Clip đang gây bức xúc và nhiều tranh cãi cho nhiều người xem, bởi thái độ cũng như cách ứng xử của 2 CSGT trong clip với người dân quá kém, thiếu tôn trọng và thiếu văn hóa.

Xôn xao clip dân Sài Gòn bắt trói trộm… cho uống nước

(Kiến Thức) - Cư dân mạng xôn xao về một clip người dân ở Sài Gòn bắt trói một tên trộm và trong lúc chờ công an còn có người lấy nước cho hắn uống.

Cư dân mạng Việt đang lan truyền clip ghi lại hình ảnh người dân trong một khu phố bắt quả tang kẻ trộm đang hành sự, xúm vào bắt trói kẻ này và bắt quỳ ra đường. Tuy nhiên theo thông tin lan truyền, dù bị người dân bắt trói nhưng tên trộm có lẽ vẫn còn… may mắn mới không bị người dân đánh đập tơi bời.
Clip người dân ở Sài Gòn bắt trộm:

Văn kiện lịch sử chứng minh Hoàng Sa, Trường Sa là của VN

Các văn kiện và tuyên bố của các hội nghị quốc tế Cairo, Postdam, Hội nghị San Francisco... đều công nhận Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam.

Là một trong 9 bên tham gia ký kết Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954, Trung Quốc mặc nhiên công nhận Trường Sa, Hoàng Sa là của Việt Nam. Nhưng Trung Quốc đang đi ngược lại những gì đã cam kết khi dùng vũ lực chiếm Hoàng Sa năm 1974; đánh chiếm đảo Gạc Ma của Trường Sa năm 1988 và gần đây liên tiếp gây hấn với Việt Nam trên vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam.