“Tuần trăng mật” Trung Quốc-Philippines sắp kết thúc?

(Kiến Thức) - Sau một thời gian “tuần trăng mật”, Trung Quốc và Philippines công khai tranh cãi với nhau vì cả hai bên đều kiên quyết củng cố tuyên bố chủ quyền Biển Đông.

Mười tháng sau khi ông Rodrigo Duterte nhậm chức tổng thống, "tuần trăng mật" Trung Quốc-Philippines  đã biến thành mối quan hệ đầy trục trặc. Mặc dù hai bên có thể vẫn tiếp tục đối thoại và đàm phán nhằm ngăn chặn xung đột vũ trang ở Biển Đông và theo đuổi các mối quan hệ kinh tế mạnh mẽ hơn, song cả hai bên đều cứng rắn hơn về lập trường đối với các vùng lãnh thổ tranh chấp.
“Tuan trang mat” Trung Quoc-Philippines sap ket thuc?
Tổng thống Rodrigo Duterte và các tướng lĩnh Philippines hàng đầu. Ảnh: Asia Times 
Điều đó đã trở nên rõ ràng trong quyết định của Manila đưa các quan chức quốc phòng hàng đầu đến đảo Thị Tứ trong Quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Mặc dù Trung Quốc đã phản đối động thái này và coi đó là một sự khiêu khích, Philippines mô tả chuyến thăm này là “thông lệ”, mặc dù trên thực tế không có quan chức Philippines cao cấp nào đến đảo Thị Tứ trong nhiều năm qua.
Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte vốn ưu tiên cải thiện quan hệ với Trung Quốc. Sự “đảo chiều” của ông Duterte đã dẫn đến một số nhượng bộ đối với Trung Quốc mà những người chỉ trích cho rằng nó có thể làm xói mòn chủ quyền và an ninh quốc gia trong việc theo đuổi các lợi ích kinh tế.
Những nhượng bộ nói trên bao gồm việc không đả động đến phán quyết của Tòa Trọng tài Quốc tế ở La Haye có lợi cho Philippines và bác bỏ tuyên bố chủ quyền tham lam phi lý của Trung Quốc ở Biển Đông; huỷ bỏ một số cuộc tập trận chung với Mỹ - cụ thể là cuộc tập trận Phiblex và Carat giữa Mỹ và Philippines; không cho Mỹ sử dụng các hải cảng Philippines để tiến hành chiến dịch bảo đảm tự do hàng hải và từ chối cho phép Mỹ mở rộng Căn cứ Không quân chiến lược Bautista trên đảo Palawan.
Tuy nhiên, việc Trung Quốc ráo riết xây dựng mạng lưới các cơ sở quân sự trên các tính năng đang tranh chấp ở Biển Đông mà Bắc Kinh đã bồi đắp trái phép thành “đảo nhân tạo” đã buộc chính phủ Duterte và các tướng lĩnh Philippines phải có lập trường cứng rắn hơn.
Các quan chức Philippine nói rằng họ đang theo đuổi chiến lược quản lý rủi ro, theo đó họ cố gắng xử lý các mối quan hệ với Trung Quốc thông qua sự kết hợp lỏng lẻo giữa ngăn chặn và can dự. Trong tháng qua, các quan chức Philippines đã tìm cách củng cố vị thế trên các tính năng mà Manila tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông và sẽ không còn bỏ qua mối đe dọa đang tăng lên do chiến lược bành trướng của Trung Quốc trong vùng biển mà Philippines tuyên bố chủ quyền.
Để đáp lại báo cáo nói rằng một đơn vị quân đội của Trung Quốc đồn trú trên Đá Xubi đã tìm cách xua đuổi chiếc máy bay chở quan các chức quốc phòng Philippines (trong đó có Bộ trưởng Quốc phòng Delfin Lorenzana) đến đảo Thị Tứ, Văn phòng Tổng thống Duterte tuyên bố: "Từ lâu, Philippines đã thực hiện việc tuần tra hàng hải theo thông lệ và thường xuyên Biển Tây (Biển Đông)” và rằng đó là “những hoạt động hợp pháp theo luật quốc tế ".
Tuần trước, Bắc Kinh đã công khai bày bỏ bực bội khi Tổng thống Duterte tuyên bố rằng ông sẽ đến cắm cờ Philippines trên đảo Thị Tứ, một hòn đảo lớn thứ hai trong Quần đảo Trường Sa. Ông Duterte cũng ra lệnh cho quân đội chiếm và bảo vệ “các tính năng của Philippines” trong khu vực.
Sau đó, Tổng thống Duterte đã huỷ bỏ kế hoạch thăm và cắm cờ trên đảo Thị Tứ, tránh làm mất lòng Bắc Kinh.
Ngay sau đó, ông Duterte đã “bật đèn xanh” cho Bộ trưởng Quốc phòng Delfin Lorenzana và Tổng Tham mưu trưởng Các lực lượng vũ trang Philippines Eduardo Año đến thăm đảo Thị Tứ mà Bắc Kinh coi là một phần của lãnh thổ Trung Quốc, trong phạm vi cái gọi là “bản đồ đường 9 đoạn” (đường lưỡi bò) tham lam phi lý. Đây là lần đầu tiên trong nhiều năm, các quan chức quốc phòng Philippines hàng đầu tới đảo Thị Tứ.
Không giống như Tổng thống tiền nhiệm Aquino vốn ưu tiên sử dụng các công cụ luật pháp đối với Trung Quốc, Tổng thống đương nhiệm Duterte đã dành 1,6 tỷ peso (35 triệu USD) cho việc nâng cấp các cơ sở của Philippin ở Quần đảo Trường Sa. Vốn được cho là thân thiện với Trung Quốc, nhưng trên thực tế Tổng thống Duterte lại có lập trường cứng rắn hơn trên mặt đất, sẵn sàng sử dụng các nguồn lực và triển khai các quan chức quốc phòng để tăng cường vị thế của Philippines ở các vùng biển tranh chấp.
Những nỗ lực này do tướng Lorenzana, cựu tùy viên quân sự Đại sứ quán Philippines tại Washington, đứng đầu. Trong những tháng gần đây, tướng Lorenzana là một trong những người kêu gọi mạnh mẽ nhất về việc chống lại những tham vọng trên biển của Trung Quốc, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì hợp tác an ninh chặt chẽ với Mỹ.
Không còn nghi ngờ gì nữa, Trung Quốc bắt đầu nhận ra rằng chính phủ Duterte đang theo đuổi lập trường thực tế hơn về tranh chấp lãnh thổ. Đây không phải là một chiến lược dễ dàng bị lay chuyển, ngay cả khi Bắc Kinh cam kết trợ giúp kinh tế một cách hào phóng. Giới tướng lĩnh ở Manila đang trở nên cứng rắn hơn trong việc chống lại các tham vọng hàng hải của Trung Quốc gần bờ biển Philippines, trong khi Tổng thống Duterte vẫn duy trì cuộc tấn công quyến rũ ngoại giao đối với Bắc Kinh.

10 cuộc chiến tốn kém nhất trong lịch sử nhân loại

Chiến tranh bao giờ cũng tiêu tốn rất nhiều tiền của và để lại hậu quả nặng nề. Sau đây là 10 cuộc chiến tốn kém nhất trong lịch sử nhân loại. 

10 cuoc chien ton kem nhat trong lich su nhan loai
1. Chiến tranh Mỹ - Mexico (1846-1849): Cuộc chiến tranh giữa Mỹ và Mexico xảy ra giữa năm 1946 và 1948 làm 40.000 người chết, kéo theo các bệnh truyền nhiễm. Phí tổn cho cuộc chiến tranh này rất lớn, người ta ước tính rằng số tiền chi phí cho chiến tranh lên tới 98 triệu đô la lúc bấy giờ, nếu tính theo tỉ giá hiện nay thì sẽ là vào khoảng 2,8 tỷ đô la Mỹ. 

10 cuoc chien ton kem nhat trong lich su nhan loai-Hinh-2
 2. Cuộc cách mạng Mỹ (1775-1783): Cuộc chiến giành lại độc lập từ thực dân Anh với 1.547 trận chiến lớn nhỏ hay còn gọi là cuộc cách mạng Mỹ. Cuộc chiến ấy kéo dài hơn 8 năm, biết bao nhiêu người đã ngã xuống. Một số chết bởi lưỡi lê, giáo mác, súng còn một số lại chết vì bệnh truyền nhiễm không thể phòng ngừa, chữa trị. Đây là một trong những cuộc chiến tốn kém nhất trong lịch sử nhân loại, 2,4 tỷ đô la đúng là một con số khủng khiếp.

10 cuoc chien ton kem nhat trong lich su nhan loai-Hinh-3
 3. Cuộc chiến Tây Ban Nha – Mỹ (1898-1899): Nguyên nhân của cuộc chiến này chính là sự kiện đánh chìm tàu sân bay USS Maine, vào ngày 21/4/1898, Mỹ đã tuyên chiến với Tây Ban Nha. Cuộc chiến này kéo dài tới 12/1898, Cuba độc lập cũng như Guam và Puerto Rico rơi vào tay Mỹ. Mỹ đã dùng 20 triệu đô la để mua Philipines. Tuy nhiên hậu quả của các cơn sốt vàng da, sốt rét dẫn đến cái chết cho nhiều người. Cái giá của cuộc chiến đó phải tầm gần 7 tỉ đô la Mỹ tính theo giá hiện tại.

10 cuoc chien ton kem nhat trong lich su nhan loai-Hinh-4

4. Cuộc nội chiến Mỹ (1861-1865): Giữa năm 1861 và 1865, cuộc nội chiến Mỹ đẫm máu đã cướp đi sinh mạng của khoảng 620.000 người. Cuộc nội chiến Mỹ đã để lại những hậu quả ảnh hưởng tới kinh tế và buộc chính phủ phải có kế hoạch để huy động mọi nguồn vốn. Cái giá cho cuộc chiến lúc bấy giờ là 4,2 tỷ đô la Mỹ lúc ấy tương đương với 88 tỷ đô la tính theo thời điểm hiện tại. 


10 cuoc chien ton kem nhat trong lich su nhan loai-Hinh-5
5. Chiến tranh vùng Vịnh (1990-1991): Thời điểm bắt đầu cuộc chiến là vào ngày 2/8/1990, để đáp trả cuộc xâm lược Kuwait của Iraq. Với sự tham gia của 670.000 binh sĩ từ 28 quốc gia cuộc chiến ấy kéo dài và kết thúc vào ngày 6/4/1991. Theo ước tính, số lượng người thương vong không quá lớn nhưng số tiền phải chi trả cho nó lại là một con số lớn khủng khiếp. Bộ Ngoại giao Mỹ ước tính chi phí cho trận chiến này là vào khoảng 61 tỷ đô la nhưng con số này còn lớn hơn rất nhiều trên thực tế. Nó tương đương với 110 tỷ đô la theo giá hiện nay. 

10 cuoc chien ton kem nhat trong lich su nhan loai-Hinh-6
6. Chiến tranh Triều Tiên (1950-1953): Cuộc chiến tranh Triều Tiên kéo dài từ ngày 25/6/1950 đến ngày 27/7/1953. Thời gian chiến tranh kéo dài chỉ khoảng 3 năm trời nhưng chi phí cho chiến tranh thì không nhỏ. Theo ước tính về số người có đến 3 triệu người bị thiệt mạng, về kinh tế thì tiêu tốn gần 67 tỷ đô la. Tính theo thời điểm hiện tại phải lên tới 671 tỷ đô la. 

10 cuoc chien ton kem nhat trong lich su nhan loai-Hinh-7
 7. Chiến tranh tại Việt Nam (1965-1975): Mỹ bắt đầu cuộc không kích vào năm 1966, có tới 190.000 lính Mỹ ở Việt Nam. Số lính Mỹ đã lên đến con số 500.000 người vào đầu năm 1968. Đến tận năm 1975 thì Mỹ rút khỏi Việt Nam. Theo ước tính thì số tiền mà Mỹ chi cho trận chiến này lên tới 173 tỉ đô la, tương đương với 1,1 nghìn tỷ đô la theo giá hiện nay. Không chỉ có tiền tệ mà số lượng người bị thương vong cũng nhiều không kể xiết.

10 cuoc chien ton kem nhat trong lich su nhan loai-Hinh-8
8. Chiến tranh Thế giới thứ nhất (1917-1921): Trong cuộc Chiến tranh Thế giới lần thứ nhất, số người chết lên tới 9,4 triệu người, 15 triệu phụ nữ và đàn ông bị thương kéo theo hàng triệu cuộc di dời. Chi phí cho cuộc chiến này ước tính vào khoảng 208 tỷ đô la, tương đương với 3,2 nghìn tỷ đô la theo giá hiện nay. Cuộc Chiến tranh Thế giới thứ nhất đã tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế toàn cầu, nguyên nhân gây ra cuộc suy thoái kinh toàn cầu nhiều năm sau đó. 

10 cuoc chien ton kem nhat trong lich su nhan loai-Hinh-9
 9. Chiến tranh Thế giới thứ hai (1941-1945): Cuộc chiến tranh thế giới lần thứ 2 không chỉ để lại bao thương vong mà còn cuốn đi bao tiền của của nhân loại. Theo tính toán, Mỹ đã phải chi ít nhất 341 tỷ USD cho cuộc chiến này, tương đương với 4,5 nghìn tỷ đô la bây giờ. Ngoài ra, các quốc gia khác cũng tiêu tốn một lượng tiền không hề nhỏ.Tổng chiến phí của tất cả các quốc gia cộng vào lên tới 1 nghìn tỷ USD tương đương với 14 nghìn tỷ USD hiện giờ.

10 cuoc chien ton kem nhat trong lich su nhan loai-Hinh-10
10. Chiến tranh chống khủng bố (2001-2010): Cuộc chiến chống khủng bố ở Lầu Năm vào năm 2011 đã mất khoảng 1,1 nghìn tỷ USD . Hội đồng các nhà khoa học ở Mỹ đã tính toán là 5 nghìn tỷ USD. Viện Nghiên cứu Quốc tế của Watson đã thực hiện một nghiên cứu, chỉ tính riêng chi phí của các cuộc chiến tranh ở Iraq, Pakistan và Afghanistan đã đã lên đến 3,7 nghìn tỷ USD và có thể tăng lên tới 4 nghìn tỷ USD. 

Vì sao tàu chiến Mỹ thách thức Trung Quốc ở Biển Đông?

(Kiến Thức) - Lần thứ hai, Mỹ đã đưa một tàu chiến vào vùng biển tranh chấp ở Biển Đông, thách thức tuyên bố chủ quyền phi lý của Trung Quốc.

Ngày 30/1, một tàu chiến Mỹ đã tiến hành tuần tra Biển Đông gần đảo Tri Tôn thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam bị Trung Quốc đánh chiếm năm 1974.  Đây là chuyến tuần tra Biển Đông thứ hai của tàu chiến Mỹ trong mấy tháng gần đây. Đảo Tri Tôn là một trong nhiều địa điểm có tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông, gây căng thẳng giữa Trung Quốc và các nước láng giềng.
Vi sao tau chien My thach thuc Trung Quoc o Bien Dong?
Tàu chiến Mỹ tuần tra Biển Đông.
Mỹ  cũng có lợi ích trong khu vực, không chỉ vì  quan hệ phức tạp với Trung Quốc, mà còn vì Biển Đông là cho một tuyến đường thương mại quan trọng đối với giao lưu thương mại toàn cầu. Vì vậy, chuyến tuần tra Biển Đông lần này, tập trung vào đảo Tri Tôn,  là một phần trong chiến lược của Mỹ thúc ép Bắc Kinh tuân thủ các chuẩn mực quốc tế.

Toàn cảnh 100 ngày đầu của Tổng thống Philippines Duterte

(Kiến Thức) - Đa số người dân Philippines vẫn tín nhiệm ông Rodrigo Duterte sau 100 ngày đầu ông làm tổng thống.

Toan canh 100 ngay dau cua Tong thong Philippines Duterte
Ông Rodrigo Duterte tuyên thệ nhậm chức Tổng thống Philippines tại Dinh Malacanang ngày 30/6/2016. 

Toan canh 100 ngay dau cua Tong thong Philippines Duterte-Hinh-2
Phó Tổng thống Leni Robredo trò chuyện với Tổng thống Duterte trong một buổi diễu hành quân sự tại căn cứ quân sự Camp Aguinaldo, thành phố Quezon, khi hai người gặp nhau lần đầu tiên sau khi nhậm chức. 

Toan canh 100 ngay dau cua Tong thong Philippines Duterte-Hinh-3
 Tổng thống Philippines (trung tâm) có cuộc gặp chính thức với các nhà lãnh đạo cánh tả tại Dinh Malacanang ngay sau khi ông tuyên thệ nhậm chức. Một số lãnh đạo cánh tả được bổ nhiệm vào vị trí quan trọng trong nội các.

Toan canh 100 ngay dau cua Tong thong Philippines Duterte-Hinh-4
Tổng thống Duterte phát biểu trong một buổi họp báo ở Dinh Malacanang nêu tên những trùm ma túy hoạt động ở Philippines. 

Toan canh 100 ngay dau cua Tong thong Philippines Duterte-Hinh-5
 Ông Duterte chủ trì một cuộc họp với 4 vị cựu Tổng thống Philippines tại Hội đồng An ninh Quốc gia để thảo luận về phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) về “vụ kiện Biển Đông” của nước này với Trung Quốc.

Toan canh 100 ngay dau cua Tong thong Philippines Duterte-Hinh-6
 Chưa đầy một tháng sau khi ông Duterte lên nắm quyền, số người chết liên quan đến cuộc chiến chống ma túy bắt đầu gia tăng. Trung bình, khoảng 13 người thiệt mạng mỗi ngày trong chiến dịch chống ma túy của Tổng thống Philippines Duterte kể từ khi ông đắc cử.

Toan canh 100 ngay dau cua Tong thong Philippines Duterte-Hinh-7
 Hơn 10.000 người sử dụng ma túy tập trung tại một sân vận động ở San Fernando, Pampanga, để ra đầu thú trước chính quyền Philippines.