Tử tù có thể hiến xác như mong muốn của Nguyễn Văn Kỳ?

Nguyễn Văn Kỳ kẻ xuống tay sát hại 2 người, làm hai người khác bị thương có ý định hiến xác nếu bị tuyên án tử. 

Sáng 26/7, TAND TP Hà Nội mở phiên tòa xét xử sơ thẩm tuyên bị cáo Nguyễn Văn Kỳ (SN 1970, trú tại xã Hương Ngải, huyện Thạch Thất, Hà Nội) tử hình về tội "Giết người", 10 năm tù về tội "Cướp tài sản", tổng hình phạt tử hình.
Tu tu co the hien xac nhu mong muon cua Nguyen Van Ky
Kỳ đối mặt với án tử về tội ác mình đã gây ra. 
Luật sư Nguyễn Anh Thơm người bào chữa cho bị cáo Nguyễn Văn Kỳ cho biết, Kỳ đã ý thức được hành vi và hậu quả của mình gây ra là rất lớn, không có gì bù đắp được cho gia đình nạn nhân.
Trước khi diễn ra phiên xét xử, Kỳ đã nhờ luật sư Thơm gửi lời xin lỗi đến gia đình người bị hại, gia đình và bà con làng xóm nơi Kỳ đã sinh ra và lớn lên vì những tội lỗi mà Kỳ đã gây ra. Kỳ mong muốn thân xác còn lại của anh ta sau khi bị kết án tử hình sẽ được hiến xác cho y học với mục đích cứu giúp những người lương thiện đang bị bệnh có cơ hội được sống.
Vậy nguyện vọng của Kỳ liệu có được pháp luật cho phép?.
Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác ban hành năm 2006 quy định: “Người từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ có quyền hiến mô, bộ phận cơ thể của mình khi còn sống, sau khi chết và hiến xác”.
Tuy nhiên hiện Việt Nam vẫn chưa có các quy định hay cơ sở pháp lý để tiến hành được việc hiến và ghép mô tạng của tử tù. Chính điều này cũng gây khó khăn cho nguyện vọng hiến xác của một số tử tù, đơn cử như trường hợp của bị cáo Kỳ.
Theo quan điểm của nhiều chuyên gia về luật, để có thể thực hiện di nguyện của tử tù được hiến xác thì chúng ta phải thay đổi hình thức thi hành án tử hình đối với những trường hợp này.
Có những trường hợp tử tù muốn hiến tặng một bộ phận cơ thể của họ cho người thân đang bệnh nặng, chờ đợi được cấy ghép tạng mới có thể cứu chữa được thì chúng ta phải có những quy định pháp luật để họ thực hiện mong muốn này vì mục đích nhân đạo.
>>> Mời quý độc giả xem video vụ thảm sát ở Bình Phước (nguồn Lao Động):

Hà Nội: Mất nước sạch 3 tháng, hàng nghìn hộ dân bức xúc

Việc mất nước kéo dài nhưng không cơ quan nào giải quyết sớm đã làm cho nhân dân vô cùng bức xúc, phẫn nộ.

Theo phản ánh, gần 3 tháng nay, hàng nghìn hộ dân tại KĐT Đại Kim (Hà Nội) sống trong cảnh mất nước sạch kéo dài khiến cho cuộc sống bị đảo lộn. , ngày 26/7, PV đã đến KĐT Đại Kim ghi nhận tình hình mất nước của khu vực này. 

Tại đây, người dân cho biết, từ đầu năm, tại khu nhà B1, B3, B5 nước sinh hoạt đã rất yếu, nhiều gia đình cả tháng mới được cung cấp chưa đầy 1m3. Đến giữa tháng 5, gần như  khu nhà B5 xảy ra mất nước hoàn toàn, khiến cho đời sống của người dân bị đảo lộn nghiêm trọng. Để duy trì sự sống, người dân phải mua nước từ các xe téc chở tới với giá cao hơn giá bán nước sạch quy định của UBND thành phố Hà Nội gấp vài chục lần.

Chia sẻ với PV, Đặng Thị Dung, nhà khu B5 phản ánh: “Mất từ 30.4 rồi, dân chúng tôi kêu mãi, gần đến đại hội thì họ cho được một tuần, hết đại hội thì cắt đến bây giờ. Họ không có thông báo hay cho biết lí do là gì”.
Ha Noi Mat nuoc sach 3 thang hang nghin ho dan buc xuc
  Người dân KĐT Đại Kim (Hoàng Mai, Hà Nội) phải "canh me" để có được những suất nước sạch "an ủi" sau khi bị cắt nước mấy tháng nay.
Ông Vũ Xuân Bình, Bí thư chi bộ Khu dân cư đô thị Đại Kim – Định Công 1 cho biết, Khu này mất nước diện rộng một tuần trong khoảng thời gian đường ống nước sông Đà bị vỡ lần thứ 18 (11/7). Còn riêng khu B5 tổ 2A mất nước cục hơn 2 tháng, trước đó cũng có trường hợp nhiều gia đình mất nước nhưng không báo cáo với chúng tôi.

Theo ông Bình, việc mất nước kéo dài khiến cho đời sống của người dân khu vực này bị đảo lộn. Để cứu lấy mình, hàng ngày, các gia đình tại khu B đã phải cử người ở nhà để chờ xe chở nước đến mua. Do giá mua cao nên người dân phải dùng đi, dùng lại nước: nước đã rửa rau để lại vo gạo, nước rửa mặt thì giữ lại để giặt giũ.

“Việc mất nước đến nay chưa có khiến chúng tôi rất là khổ, chúng tôi hiện đang phải đi mua nước của xe môi trường đô thị không biết nước lấy ở đâu, sạch hay không sạch, mỗi hộ gia đình mỗi tháng phải mua 2-3 xe nước với giá 6-700 nghìn/xe, mỗi xe là 4.8 khối nước tương đương 1 khối nước là 100 - 130.000 nghìn đồng)” – vị Bí thư chi bộ cho hay.

Ông Trần Văn Mùi, số nhà 15/B5 xót xa chia sẻ, gia đình ông có 8 khẩu, trung bình chỉ dùng khoảng 200-300 nghìn đồng, nhưng mấy tháng mất nước mỗi tháng gia đình ông phải bỏ ra từ 2-3 triệu đồng để mua nước. “Nếu họ thu 30-50 nghìn đồng thì chúng tôi còn chấp nhận được, với số tiền cao như thế này chúng tôi biết sống làm sao với số tiền lương chỉ vài triệu đồng/tháng” – ông Mùi than.

Bọt nổi trắng xóa phủ kín trên kênh Tàu Hủ

Trên kênh Tàu Hủ nổi bọt trắng xóa, mỗi khi có gió mạnh thổi qua bọt trắng nổi đầy kênh bốc mùi thối bay khắp nơi.

Gần đây, tại khu vực giao giữa rạch Ruột Ngựa và kênh Lò Gốm (phường 16, quận 8, TP HCM) liên tục xuất hiện tình trạng bọt trắng nổi đầy kênh, xếp thành lớp dày và bay khắp nơi.