Tử thần trên đỉnh núi Chuông

(Kiến Thức) - Nghe tiếng kẻng leng keng phát ra từ đỉnh núi Chuông (xã Tân Lĩnh, Lục Yên, Yên Bái), gần chục người dân sống dưới chân núi chạy tán loạn.

Người thì dúi đầu vào gốc cọ. Kẻ thì lóp ngóp chui vào hốc rãnh. Sau tiếng nổ chát chúa của tiếng mìn phá đá họ mới dám mò ra và thấy mình may mắn chưa bị thần chết bắt đi. 
"Mỏ tử thần" đe dọa 20 mạng người dân
Núi Chuông thuộc sự quản lý của Công ty Hùng Đại Dương chuyên khai thác đá, tuy nhiên, công ty này đã bán lại dự án cho hai đơn vị khác là Công ty Ấn Độ và Công Ty Phú Thái để khai thác đá xẻ. Việc khai thác đá được các công ty này triển khai bằng cách dùng thuốc nổ, bất chấp tính mạng của hơn 5 hộ dân với trên 20 nhân khẩu thuộc thôn 3 xã Tân Lĩnh đang sống dưới chân núi.
Để tiếp cận mỏ đá, chúng tôi phải vờ làm lái buôn đá và được anh Lục Văn Trường - một người dân thôn 3 dẫn vào chân núi để xem đá xanh - một loại đá có màu xanh ngọc dùng để tạc tượng. Mỏ đá nằm cách con đường lớn dẫn lên trung tâm huyện Lục Yên chỉ chừng 300m, thế nhưng chúng tôi phải lòng vòng qua con đường nhỏ cách đó gần 1km mới tiếp cận được mỏ đá.
Gần đến núi Chuông, đã nghe tiếng máy khoan, máy xúc đua nhau gầm rú làm kinh động một góc rừng. Chúng tôi đang loay hoay tìm đường tiếp cận các hộ dân gần chân núi thì chạm mặt một bảo vệ to béo, trên tay cầm chiếc bộ đàm để cảnh giới người đi lại.
Người bảo vệ đưa ánh mắt nghi ngờ nhìn chúng tôi một lượt rồi gã đưa chiếc bộ đàm lên môi mà thét lớn: "Dừng lại!". Ngay lập tức, tiếng máy móc gầm rú trên đỉnh núi im bặt, gã xua tay ra hiệu cho chúng tôi nhanh chóng vượt qua con đường nhỏ mấp mô nằm dưới chân núi, trong khi những tảng đá to như cái bàn, ghế... vẫn lịch bịch lăn trên đầu. 
Trông thấy một tảng đá lớn đang từ trên đỉnh núi bay xuống, anh Trường mắt tròn xoe, mặt tái mét vội vàng tăng ga xe thật nhanh, nhưng không may sự vội vàng đã làm anh lái con xe cà tàng bay thẳng xuống ruộng lầy, còn tảng đá to như cái ghế bay xuống chân núi cách đó chừng vài mét cuốn theo bụi mù mịt. Anh cố sức nhảy lên bờ lôi chiếc xe ra khỏi bùn lầy rồi lập cập lái xe ra khỏi cung đường chết chóc.
Vừa qua một phen hú vía, anh Trường trèo lên một mô đất cao rồi nhìn lên đỉnh núi Chuông mà ngán ngẩm: "Ngày nào máy móc cũng gầm rú đinh tai nhức óc như vậy. Mỗi khi có đá lăn hoặc nổ mìn đánh đá thì hơn 20 mạng người dưới chân núi lãnh đủ vì bụi, đá văng...".
Anh Lục Văn Nghia uất ức vì bị các mỏ đá hành hạ.
Anh Lục Văn Nghia uất ức vì bị các mỏ đá hành hạ. 
Kêu không ai cứu!
Gia đình anh Lục Văn Nghia cách khai trường khai thác đá chỉ chưa đầy 200m, là một trong số những hộ lãnh chịu hậu quả nặng nề của nạn khai thác đá uất ức mà than rằng: "Chắc chúng tôi phải đợi đến khi nào chúng nó (các công ty khai thác đá - PV) vạt xong núi Chuông thì mới hết cái cảnh sống chung với tử thần này". 
Bị đày đọa đến đường cùng, vậy nhưng những người dân khốn khổ không biết kêu ai. Hôm nào không chịu nổi họ lại lên xã kêu cứu. "Nói là kêu vậy chứ có thấy ai cứu gì đâu. Mìn thì chúng nó vẫn đánh ầm ầm, bụi vẫn phủ, đá vẫn bay vun vút trên đầu. Từ trước đến nay, các công ty đá ra sức vạt núi, không chỉ khai thác ngày mà ban đêm chúng nó cho công nhân khoan cắt thâu đêm dân không ngủ được. Có hôm chúng tôi báo cáo lên xã, xã đến hiện trường lập biên bản vi phạm, thế nhưng các công ty chỉ dừng khai thác đêm vài hôm rồi đâu lại vào đấy, kêu mãi, gào mãi cũng chán nên giờ chỉ còn biết bặm môi mà chấp nhận", anh Nghia cho biết.
Ngán ngẩm, tức giận, anh Nghia chắp tay sau mông hết đi ra lại đi vào, hết lên mỏm đất cao phía sau nhà để trông chừng trẻ con, trâu bò tránh đá lại lượn về nhà uống hớp nước. Anh bảo: "Chúng tôi ở đây như phát điên, làm cái gì cũng nơm nớp, vợ chồng vào đồi đi làm rẫy thì lại sợ mấy đứa trẻ ở nhà không biết đường tránh đá, sợ trẻ con thả trâu, bò ra gần bãi đá không may dính "đạn" thì mất của. Nếu không tin thì xin mời các anh ở lại để chứng kiến cảnh nổ mìn cho rõ".
Nổ mìn làm đá bắn khắp nơi.
Nổ mìn làm đá bắn khắp nơi.
Chúng tôi còn phải khổ đến bao giờ!
Sau thời gian ngắn chờ đợi, đến khoảng 17h 30 phút, tiếng máy khoan cắt trên đỉnh núi im bặt, chiếc máy cẩu cỡ lớn cũng rút lui, từ trên đỉnh núi vọng ra tiếng kẻng leng keng báo hiệu sắp nổ mìn. Nghe tiếng kẻng, gần chục con dân sống dưới chân núi lùa nhau tìm nơi trú ẩn, trẻ con thì đội nón, rổ, rá... núp vào góc nhà, những người làm nương rẫy, chăn trâu cắt cỏ thì bỏ cày vứt cuốc đuổi trâu, bò chạy tán loạn ra xa chân núi, người thì dúi đầu vào gốc cọ, kẻ thì lóp ngóp chui vào hốc rãnh. 
Đứa con gái lớn của anh Lục Văn Nghia cũng vứt bỏ bao tải rơm trên lưng khi đi ngang qua chân núi Chuông rồi bỏ chạy thục mạng về nhà, chui vào gầm sàn ẩn nấp. Anh Lục Văn Trường cũng có mặt lúc đó hò hét chúng tôi lên nhà anh Nghia trú ẩn rồi uống cốc nước lánh "bom đá". 
Những người trong nhà anh Nghia chưa ai kịp nhấp xong chén nước thì trên đỉnh núi vọng ra tiếng kẻng lần thứ hai rồi ngay lập tức những tiếng nổ đinh tai nhức óc phát ra, ngôi nhà bị chấn động kêu răng rắc, sau mỗi tiếng nổ, trên nóc nhà lại có đá bay vun vút rồi rơi bồm bộp xuống mái nhà tranh. Anh Nghia nhăn mặt uống nốt chén trà rồi than lên tuyệt vọng: "Không biết chúng tôi còn phải khổ đến bao giờ!...".
"Các công ty đá làm việc ở núi Chuông liên tục cả ngày lẫn đêm, sau khi nhận được phản ánh của người dân, xã đã tiến hành kiểm tra, nhắc nhở các công ty khai thác đá phải đảm bảo tính mạng, tài sản cho nhân dân. Cách đây mấy tháng xã đã xử phạt một công ty đá ở núi Chuông với số tiền là 1 triệu đồng vì tội hoạt động thâu đêm khiến người dân xung quanh không ngủ được".
Ông Hoàng Ngọc Chấn (Chủ tịch UBND xã Tân Lĩnh, huyện Lục Yên)

Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã hòa mình vào đất Mẹ

(Kiến Thức) - Tới 17h, Đại tướng Võ Nguyên Giáp kính yêu của nhân dân Việt Nam đã hòa vào lòng đất Mẹ, đã về với Bác Hồ! Người dân vẫn thổn thức: "Đại tướng, Đại tướng..."

Vậy là hành trình 500 km đưa vị Đại tướng huyền thoại của dân tộc Việt Nam và thế giới về đất Mẹ, đã hoàn thành trong niềm tiếng thương vô hạn.

Ngôi mộ Đại tướng hiện tọa lạc ở núi Mũi Rồng (thuộc địa phận Thọ Sơn, Quảng Đông, Quảng Trạch, Quảng Bình).

Trưởng thôn Thọ Sơn, ông Trần Ngọc Tri cho biết: Khu vực Vũng Chùa có địa thế độc nhất vô nhị. Đại tướng chọn đây làm nơi an nghỉ đều có lý do riêng của Đại tướng. Nhưng qua đó, thấy thêm tài hiểu biết về phong thủy của Đại tướng bởi Núi rồng không chỉ đẹp về phong cảnh, thế núi, hướng biển, mà nơi đây còn chứa đựng nhiều câu chuyện và di tích rất đặc biệt.

Vũng Chùa - Đảo Yến là địa thế rất đẹp.

"Hiện nay, tại đây còn có một giếng nước ngọt không bao giờ cạn mà người dân vẫn gọi là giếng Ao Quân. Hơn nữa, Thọ Sơn là ngọn núi có hình dáng và vị trí rất đặc biệt, đầu Rồng hướng ra biển, nếu nhìn từ biển vào sẽ thấy 2 mắt rồng rất đẹp. Nếu nhìn từ phía Bắc sang sẽ thấy được hình mũi của con Rồng đầu hướng ra biển; chếch sang hướng Đông Nam là Đảo Yến, cách đất liền khoảng 1 hải lý. Nhìn từ vị trí Đại tướng an táng có thể quan sát được toàn bộ khu Vũng Chùa - Đảo Yến. Như vậy, có thể thấy, khu đất an nghỉ của Đại tướng Võ Nguyên Giáp sẽ là địa thế rất đẹp", ông Trí nói.

Bí thư tỉnh Quảng Bình, ông Lương Ngọc Bính chia sẻ: “Vũng Chùa - Đảo Yến là một nơi rất đẹp, tựa lưng vào dãy Hoành Sơn, trước mặt là biển Đông, có Đảo Yến là bức bình phong để chắn giữ phần mộ của Người; đồng thời đây là trung tâm, trung điểm giữa hai đầu đất nước. Phải chăng Đại tướng chọn nơi này là chọn nơi giao thoa giữa các nền văn hóa, là trung điểm của hai đầu đất nước để tình cảm của Đại tướng dành cho cả 2 miền Nam Bắc, cả đất nước chúng ta".

Theo ông Võ Hồng Nam, con trai Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Đại tướng đã chọn khu vực Núi Rồng (Vũng Chùa - đảo Yến) để an nghỉ từ năm 2006. Trước khi chọn, gia đình đã đưa Đại tướng xem kỹ sơ đồ vùng đất này và Đại tướng đã đồng ý. Đại tướng cũng đã đến nơi này để xem tận nơi. Đến năm 2007, sau khi xem sơ đồ vũng Chùa - Đảo Yến, Đại tướng đã có quyết định và chính thức ký tên đồng ý chọn nơi an nghỉ tại Vũng Chùa - Đảo Yến.

Kiến Thức tường thuật trực tiếp "Toàn cảnh lễ truy điệu và di quan Đại tướng" ngày 13/10/2013:

Tại Quảng Bình:

17h02: Các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, các đại biểu và gia quyến... đi vòng quanh mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp. (>> Chi tiết hình ảnh hạ huyệt, an táng Đại tướng )

 
 

17h01: Đồng chí Nguyễn Xuân Phúc lên phát biểu cảm ơn...

17h00: Phút mặc niệm bắt đầu! Quân nhạc nổi lên...

 
 

16h59: Ban tổ chức kính mời các bị lãnh đạo, gia quyến, đồng bào chuẩn bị một phút mặc niệm tưởng nhớ Đồng chí Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

16h56: Hoàn thành lấp mộ Tướng huyền thoại Võ Nguyên Giáp và mang hoa viếng đặt bên mộ Người

16h26: Đội công tác bắt đầu lấp mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

 
 

16h24: Lãnh đạo Đảng, Nhà nước và gia quyến bắt đầu bỏ nắm đất đầu tiên lên ngôi mộ Đại tướng - Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp.

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang là người bỏ nắm đất đầu tiên.
 Chủ tịch nước Trương Tấn Sang là người bỏ nắm đất đầu tiên.

16h22: Lãnh đạo Đảng, Nhà nước... thắp tâm hương dâng Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

 
 

16h06: Bắt đầu hạ huyệt, vĩnh biệt Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

Triệu triệu người dân vỡ òa tiếng khóc: "Đại tướng, Đại tướng..."

Chi tiết hình ảnh hạ huyệt, an táng Đại tướng Võ Nguyen Giáp:

 
 
 
 
 
 

16h05: Đội công tác bắt đầu di chuyển linh cữu Đại tướng.

16h00:

Đúng 16h00, nghi thức hạ huyệt bắt đầu trong tiếng nhạc, đưa Đại tướng hòa vào lòng đất mẹ.

Đại tướng đã về với Bác Hồ!

 
 

15h58: Đội công tác chuẩn bị thực hiện nhiệm vụ an táng Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
15g42: Bắt đầu nghi lễ an táng Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Tiếng quân nhạc nổi lên. Tất cả cùng cúi đầu tiễn biệt Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

Kiến Thức ghi lại một số hình ảnh chính thức tuyên bố an táng Đại tướng:

 
 
 
 

15g41: Đoàn tiêu binh đã đưa linh cữu Đại tướng đi qua 103 bậc tam cấp lên tháp Chuông để cử hành nghi lễ. Biển người vây kín khu vực này và cùng hô vang tên Đại tướng.

15h40: Đoàn xe tiêu binh chở linh cữu Đại tướng tiến dần đến khu vực an táng. Do lượng lớn người dân muốn được lần cuối bên Người, được cảm nhận tấm lòng vĩ đại của Người dành cho quê hương, đã nhào tới linh xa, khiến đoàn xe không thể di chuyển.

Xe chở gia quyến Đại tướng đã tới nơi. Tuy nhiên, còn một đoàn thân nhân ở Lệ Thủy vào, vẫn mắc kẹt trên đường, chưa về tới nơi. Thông tin từ PV Kiến Thức cho biết, họ vẫn cách khu vực Vũng Chùa - Đảo Yến khoảng 25 km.

15h25: Linh

xa Đại tướng - Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp di chuyển về phía lễ đài tại Mũi Rồng thuộc khu vực Vũng Chùa - Đảo Yến. Vậy là hành trình 500 km đưa vị Tướng huyền thoại về đất Mẹ chuẩn bị kết thúc.

15h14: Linh cữu Đại tướng đã về tới khu vực Vũng Chùa - Đảo Yến, cụ thể tới chân núi Mũi Rồng (thuộc địa phận Thọ Sơn, Quảng Đông, Quảng Trạch, Quảng Bình). Tất cả các đội nghi lễ đã sẵn sàng để đón linh cữu Người. Người dân vỡ òa tiếng khóc gọi: "Đại tướng, Đại tướng..."

15h00: Đoàn xe chở linh cữu Đại tướng đã vào địa phận Vũng Chùa trong sự tiếc thương vô hạn của đồng bào.

14h40: Tới thời điểm này, đoàn xe chở linh cữu Đại tướng mới tới Ba Đồn, cách Vũng Chùa khoảng hơn 25 km.

Hàng ngàn người dân đã đi bộ 4 km từ Quốc lộ 1A vào gần khu an táng Vũng Chùa.
 Hàng ngàn người dân đã đi bộ 4 km từ Quốc lộ 1A vào gần khu an táng Vũng Chùa.

Hàng ngàn người dân đã đi bộ 4 km từ Quốc lộ 1A vào gần khu an táng...

Tại khu vực Vũng chùa, Ban tổ chức đã sắp xếp địa điểm cách vị trí an táng chừng 100 mét, để người dân có thể quan sát những giây phút cuối cùng của Đại tướng - Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp. 

14h20: Linh cữu Đại tướng đã được rước qua xã Thanh Trạch, Bố Trạch - hiện cách khu vực an táng Vũng Chùa khoảng 35 km.

13h50: Khu vực Vũng Chùa thời điểm này đã nêm cứng người. Thời tiết nắng nóng, Ban tổ chức đã bố trí các điểm phân nước và đồ ăn cho những người tới viếng. (>> Vũng Chùa nêm cứng người trước giờ đón Đại tướng)

Phóng viên báo chí chưa được phép tiếp cận khu vực an táng Đại tướng.

Một số hình ảnh tại Vũng Chùa:

 
 
 
 

13h28: Đoàn xe rước linh cữu Đại tướng đã đi chuyển được khoảng 5 km (từ sân bay Đồng Hới); hiện tới xã Lý Trạch, huyện Bố Trạch.

Kiến Thức ghi lại một số hình ảnh đoàn xe rước linh cữu Đại tướng:

 
 
 
 

13h20: Phóng viên Kiến Thức tại Vũng Chùa cho biết, nhiều người dân lập ban thờ Đại tướng ngay trên Quốc lộ 1A, nơi linh cữu đi qua. Tất cả già, trẻ đều ôm chặt di ảnh Đại tướng, mắt ướt lệ.

Nhiều người dân lập ban thờ Đại tướng ngay trên Quốc lộ 1 A
Nhiều người dân lập ban thờ Đại tướng ngay trên Quốc lộ 1 A

13h05: Thông tin mới nhất từ PV Kiến Thức, hiện Quốc lộ 1A - đường chính mà đoàn xe rước linh cữu Đại tướng đi qua, đang tắc nghẽn nghiêm trọng, kéo dài khoảng 5km.

Do lượng lớn người dân mong ngóng tiễn biệt Đại tướng, tuyến đường cỗ linh xa đi qua có hiện tượng tắc nghẽn nghiêm trọng.
 Do lượng lớn người dân mong ngóng tiễn biệt Đại tướng, tuyến đường cỗ linh xa đi qua có hiện tượng tắc nghẽn nghiêm trọng.

Lực lượng CSGT, công an, an ninh trật tự cùng sinh viên tình nguyện đang cố gắng giải tỏa giao thông.

Hàng nghìn người dân nghẹn ngào khóc gọi tên Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

12h50: Theo ghi nhận của Kiến Thức, do lượng lớn người dân mong ngóng tiễn biệt Đại tướng, tuyến đường cỗ linh xa đi qua có hiện tượng ùn ứ, vì thế tốc độ trung bình của đoàn xe chỉ 20 km/h.

Hiện, đoàn xe chở linh cữu Đại tướng đã rời khỏi khu vực sân bay khoảng hơn 3 km, đang thẳng hướng khu an nghỉ ngàn thu của Người.

12h20: Cỗ linh xa và đoàn xe chở tiêu binh Zil 131 bắt đầu di chuyển qua cổng sân bay Đồng Hới, lần lượt đi qua các địa phương TP Đồng Hới, huyện Bố Trạch về xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch tới khu Vũng Chùa - Đảo Yến.

Linh cữu Đại tướng di chuyển ra khỏi sân bay Đồng Hới.
Linh cữu Đại tướng di chuyển ra khỏi sân bay Đồng Hới. 

Dẫn đầu đoàn xe là xe dẫn của Công an Quảng Bình, sau 100m đến xe chỉ huy, tiếp sau là xe pháo, linh xa, đoàn nghi lễ của Bộ Quốc phòng, sau nữa là xe của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, rồi đến các ban ngành, tỉnh, bà con nhân dân.

Người dân xếp hàng từ đường lớn tới sân bay nghẹn ngào tiễn biệt vị Đại tướng kính yêu. (>> Nghẹn ngào tiễn biệt Đại tướng ở sân bay Đồng Hới)

12h15: Linh cữu Đại tướng đã được các tiêu binh đặt lên cỗ linh xa. 

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng kính cẩn bên linh cữu Đại tướng.

Gia quyến Đại tướng theo sát linh cữu.

12h01: Linh cữu Đại tướng được lực lượng tiêu binh chuyển xuống cỗ linh xa, để di chuyển về khu an táng Vũng Chùa - Đảo Yến.

11h52: Chuyên cơ ATR72 mang số hiệu VN103 chở linh cữu Đại tướng đã hạ cánh an toàn xuống sân bay Đồng Hới.
 

Thảm đỏ đã trải dài dẫn tới vị trí chuyên cơ ATR72 để rước linh cữu Đại tướng. Tại đây, đội tiêu binh danh dự gồm 200 thành viên tiếp tục hộ tống linh lữu Đại tướng di chuyển trên quãng đường khoảng 70 km tới địa điểm an táng tại khu vực Vũng Chùa - Đảo Yến (thuộc xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch).

Đoàn xe rước linh cữu Đại tướng đến Vũng Chùa gồm 2 xe pháo, 25 xe nghi lễ quân đội cùng nhiều loại phương tiện chuyên dụng khác, bắt đầu từ sân bay Đồng Hới, theo Quốc lộ 1A di chuyển tới địa điểm an táng Đại tướng tại khu vực Vũng Chùa. 

Linh cữu Đại tướng Võ Nguyên Giáp được chuyên chở bằng cỗ linh xa có gắn đại pháo là loại xe mang tính nghi thức, tượng trưng cho sự uy nghiêm được sử dụng trong tang lễ cấp quốc gia dành cho các cán bộ cấp cao của Đảng, Nhà nước và các tướng lĩnh cao cấp của quân đội.

11h45: Trưa 

13/10, rất đông người dân Quảng Bình và trên khắp đất nước có mặt tại Quốc lộ 1A và Vũng Chùa để tiễn đưa Đại tướng về nơi an nghỉ cuối cùng. Để đảm bảo an toàn giao thông, công an tỉnh Quảng Bình đã huy động hơn 400 lượt cán bộ, chiến sĩ cùng 50 phương tiện xe ô tô, mô tô phục vụ công tác bảo vệ, đón dẫn đoàn, bảo đảm trật tự ATGT.

Rất đông người dân Quảng Bình và trên khắp đất nước có mặt tại Quốc lộ 1A để tiễn đưa Đại tướng
 Rất đông người dân Quảng Bình và trên khắp đất nước có mặt tại Quốc lộ 1A để tiễn đưa Đại tướng 

Tại thời điểm đoàn xe tiêu binh chở linh cữu Đại tướng di chuyển, các phương tiện ô tô tải, ô tô khách lưu thông qua địa bàn phải di chuyển theo tuyến đường tránh TP Đồng Hới.

11h30: Máy bay Airbus 321 mang số hiệu VN1911 chở gia quyến và các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước... đã hạ cánh xuống sân bay Đồng Hới.

11h00: PV Kiến Thức đang có mặt tại các tuyến đường dẫn tới sân bay và tại sân bay Đồng Hới cho biết: Mọi công tác chuẩn bị ở sân bay Đồng Hới đã sẵn sàng chào đón linh cữu Đại tướng. Lối vào sân bay được cơ quan chức năng kiểm tra rất nghiêm ngặt. An ninh được siết chặt.

Người dân xếp hàng dài đón, từ ngoài đường...... vào tới cổng sân bay, chờ đón linh cữu Đại tướng.
 Người dân xếp hàng dài đón, từ ngoài đường...... vào tới cổng sân bay, chờ đón linh cữu Đại tướng.

Theo kế hoạch, khoảng 12h, chuyên cơ ATR72 mới hạ cánh, nhưng từ 8h sáng, người dân đã ra đường, xếp hàng dài đón, từ ngoài đường...... vào tới cổng sân bay, chờ đón linh cữu Đại tướng. (>> Quảng Bình: Xếp hàng dài đến sân bay... đón Đại tướng)

Hiện, thời tiết ở Quảng Bình khá nắng nóng, nhiệt độ khoảng 30 độ C.

Tại Hà Nội:

10h30: Chuyên cơ ATR72 mang số hiệu VN103 chở linh cữu Đại tướng cất cánh. Hà Nội vĩnh biệt Đại tướng - Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp!

Hộ tống Đại tướng có khoảng 40 người, gồm gia quyến, các vị tướng túc trực cạnh linh cữu và tiêu binh.

Dự kiến, lúc 12h trưa nay, chuyên cơ sẽ hạ cánh xuống sân bay Đồng Hới.

10h25: Chuyên cơ ATR72 bắt đầu khởi động để chuẩn bị cất cánh. 

Đại tướng về với Bác Hồ, về đất Mẹ Quảng Bình.

 

10h17: Đường băng sân bay Nội Bài bao trùm bầu không khí đau thương. Người dân Hà Nội chỉ còn ít phút nữa được ở bên Người, được tiễn biệt vị Tướng huyền thoại. (>> Đường phố Hà Nội đẫm nước mắt vĩnh biệt Đại tướng)

10h08: Ít phút nữa, chuyên cơ ATR72 sẽ đưa linh cữu Đại tướng rời sân bay Nội Bài, về đất Mẹ Quảng Bình.

Chuyên cơ ATR72 mang số hiệu theo tuổi thọ Đại tướng là VN103 và Airbus A321 chở gia đình và và các lãnh đạo Đảng, Nhà nước, mang số hiệu theo năm sinh của Đại tướng VN1911.

10h04: Linh cữu Đại tướng kính yêu của dân tộc đã an tọa trong chuyên cơ ATR72. (>> Giây phút thiêng liêng linh cữu Đại tướng đặt trên linh xa)

Gia quyến và người thân của Đại tướng cũng lặng lẽ lên máy bay Airbus A321.

Các đoàn xe bắt đầu di chuyển ra khỏi đường băng để chuyên cơ ổn định, cất cánh.

Cảnh nhà dân hoang tàn sau nổ thảm khốc nhà máy Z121

(Kiến Thức) - Sau vụ nổ, nhiều căn nhà đổ nát; trần, tường chỉ trực ập xuống. Người dân sống trong cảnh không nhà cửa, đi ở nhờ khắp nơi.

Một ngày sau vụ nổ tại dây chuyền sản xuất A17, Xí nghiệp 4, nhà máy Z 121 tại xã Khải Xuân, Thanh Ba, Phú Thọ, người dân vẫn chưa hết bàng hoàng. Quanh khu vực xảy ra vụ nổ, cảnh hoang tàn, đổ nát bao trùm.
 Một ngày sau vụ nổ tại dây chuyền sản xuất A17, Xí nghiệp 4, nhà máy Z 121 tại xã Khải Xuân, Thanh Ba, Phú Thọ, người dân vẫn chưa hết bàng hoàng. Quanh khu vực xảy ra vụ nổ, cảnh hoang tàn, đổ nát bao trùm.
Nằm phía bên kia đường, cách nhà máy vài trăm mét, nhà anh Nguyễn Đức Trường là một trong những nơi phải hứng chịu hậu quả nặng nề. Trong ảnh là thanh sắt bị nung chảy bắn từ nhà máy sang.
Nằm phía bên kia đường, cách nhà máy vài trăm mét, nhà anh Nguyễn Đức Trường là một trong những nơi phải hứng chịu hậu quả nặng nề. Trong ảnh là thanh sắt bị nung chảy bắn từ nhà máy sang.