Từ Hi hổ thẹn cả đời với lời trăn trối của con dâu Trân phi
Là một trong những người phụ nữ quyền lực nhất nhà Thanh, Từ Hi Thái hậu căm ghét người con dâu là Trân phi. Năm 1900, bà cho người ném Trân phi xuống giếng. Trước khi chết, Trân phi nói 3 câu khiến Từ Hi Thái hậu hổ thẹn.
Vào tháng 9/1900, liên quân 8 nước phương Tây tiến vào Bắc Kinh, Trung Quốc. Trong tình huống đó, Từ Hi thái hậu quyết định đưa hoàng đế Quang Tự đi Tây An lánh nạn. Mặc dù đưa theo nhiều người cùng đi lánh nạn nhưng sủng phi của vua Quang Tự là Trân phi không được phép đi cùng.
Thậm chí, Từ Hi thái hậu còn ban cái chết cho Trân phi. Sở dĩ Từ Hi thái hậu có hành động như vậy xuất phát từ mối quan hệ mẹ chồng - nàng dâu không mấy tốt đẹp, thậm chí coi nhau như kẻ thù. Sở dĩ như vậy là vì một số lý do dưới đây.
Vào ngày 5/10/1889, Trân phi, 13 tuổi và chị gái Cẩn Phi, 15 tuổi đã được chọn vào cung để làm phi tần của hoàng đế Quang Tự. Do từ nhỏ tiếp xúc nhiều với thế giới chủ nghĩa tư bản phương Tây và tiếp xúc với nhiều người có tư tưởng tiên bộ nên Trân Phi chịu nhiều ảnh hưởng.
Sau khi nhập cung, Trân phi với dung mạo xinh đẹp, tính cách trong sáng, hồn nhiên đã hấp dẫn hoàng đế Quang Tự. Theo đó, nhà vua hết mực sủng hạnh Trân Phi - mỹ nhân có nhiều sự khác biệt so với các phi tần trong hậu cung.
Nhờ được nhà vua sủng ái, yêu chiều hết mực, Trân phi trở thành sủng phi. Trái ngược với Trân phi, hoàng đế Quang Tự lạnh nhạt với hoàng hậu Long Dụ - người cháu gái được Từ Hi Thái hậu hết lòng yêu quý, nâng đỡ. Không chỉ chèn ép, tranh sủng với hoàng hậu Long Dụ, Trân phi còn bị mẹ chồng - Từ Hi Thái hậu ghét bỏ vì có những hành động bất kính với bà, đặc biệt là dám can dự vào chuyện triều chính. Khi ở bên vua Quang Tự, Trân phi không ít lần bàn luận quốc sự, đưa ra một số đề xuất cải cách cho nhà vua.
Vào năm Quang Tự thứ 24 (năm 1898), sau khi biến pháp Mậu Tuất thất bại, vua Quang Tự bị Từ Hi Thái hậu giam lỏng. Cùng với đó, Trân phi bị khép vào tội can dự triều chính nên bị đưa đi giam lỏng tại một cung điện ở khu Đông Bắc của Tử Cấm Thành.
Trước khi Liên quân 8 nước phương Tây tiến vào kinh thành năm 1900, Từ Hi thái hậu quyết định đưa hoàng đế Quang Tự đi Tây An lánh nạn. Trước khi đi, Từ Hi thái hậu đã sai thái giám đẩy Trân phi xuống giếng khiến người con dâu này có cái chết đau đớn.
Tương truyền, trước khi bị mẹ chồng giết hại, Trân phi đã trăn trối 3 câu rằng: "Hoàng thượng sẽ không để cho ta chết! Người thích chạy trốn thì cứ việc chạy trốn. Nhưng Hoàng thượng thì không nên chạy trốn!". Theo các nhà nghiên cứu, 3 câu nói trên của Trân phi đã khiến Từ Hi thái hậu cảm thấy hổ thẹn, sợ hãi. Bởi lẽ bà biết câu nói của người con dâu này không sai. Trân phi tin tưởng vua Quang Tự không bao giờ ban cái chết cho mình.
Thêm nữa, Trân phi ngầm ám chỉ Từ Hi thái hậu mới chính là "hoàng đế" thực sự trong khi vua Quang Tự chỉ là vua bù nhìn. Từ Hi thái hậu bỏ chạy khỏi Tử Cấm Thành là hành động hèn nhát, không giống một bậc quân vương. Người nắm trong tay quyền lực lớn nhất đất nước phải đứng lên lãnh đạo quần thần, dân chúng chống lại kẻ thù.
Ba câu nói trên của con dâu đã khiến Từ Hi thái hậu vừa hổ thẹn vừa tức giận nên nhất quyết giết hại Trân phi - người con dâu thách thức quyền uy của bà.
Mời độc giả xem video: Trung Quốc phát trực tuyến lớp học đầu tiên từ vũ trụ. Nguồn: VTV24.
Từ Hi nhận quà sinh nhật gì từ Lý Liên Anh mà thốt lên sung sướng?
Khi Từ Hi Thái hậu mừng sinh nhật 60 tuổi, thái giám Lý Liên Anh đã dâng tặng một món quà "độc". Khi nhìn thấy món quà này, Lão Phật Gia hết mực khen ngợi.
Từ Hi Thái hậu là một trong những người phụ nữ quyền lực nhất trong lịch sử nhà Thanh. Không những vậy, bà còn có lối sống xa hoa cực tốn kém.
Từ Hi Thái Hậu từng chơi lớn khi xây cả đường sắt trong cung
Là người phụ nữ quyền lực của nhà Thanh, Từ Hi Thái hậu có cuộc sống vương giả, khó ai sánh bằng. Đặc biệt, bà có đường sắt riêng để đi lại trong cung. Chi phí xây dựng tuyến đường sắt này vô cùng tốn kém.
Từ Hi Thái hậu được đánh giá là một trong 3 người phụ nữ quyền lực nhất lịch sử phong kiến Trung Hoa. Hai người phụ nữ còn lại là: Võ Tắc Thiên thời Đường và Lã Hậu thời Hán.
Xem xét nhiều nội dung cấp bách trong kỳ họp Quốc hội bất thường
Sáng 28/11, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến một số vấn đề về việc tổ chức kỳ họp bất thường lần thứ 2 của Quốc hội.
Xem xét 5 nội dung quan trọng tại kỳ họp bất thường
Sáng 28/11, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì củaChủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khai mạc phiên họp thứ 17 (phiên họp thường kỳ tháng 11/2022).
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu khai mạc phiên họp. Ảnh: QH.
Liên quan tới nội dung xem xét tổ chức kỳ họp bất thường, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho hay, về nguyên tắc, kỳ họp bất thường chỉ thực hiện theo quy định của pháp luật khi có yêu cầu của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước, Thủ tướng, hoặc 2/3 đại biểu Quốc hội kiến nghị. Tại kỳ họp bất thường cũng chỉ xem xét, quyết định những vấn đề cấp bách, đã được chuẩn bị kỹ lưỡng, đã chín, đã rõ, được sự đồng thuận, thống nhất cao.
Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường cho biết, Chính phủ đề nghị trình Quốc hội 5 nội dung đưa ra tại kỳ họp bất thường lần thứ 2.
Cụ thể:
Quốc hội sẽ xem xét, quyết định Quy hoạch tổng thể quốc gia theo quy định của Luật Quy hoạch;
Xem xét, thông qua dự thảo Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi);
Xem xét việc tổng kết, đánh giá việc thực hiện quy định tại khoản 3 Nghị quyết 30/2021/QH15 về Kỳ họp thứ nhất, QH khóa XV (Quốc hội giao Chính phủ, Thủ tướng quyết định và chịu trách nhiệm về việc thực hiện một số giải pháp cấp bách phòng, chống COVID- 19);
Xem xét, quyết định một số vấn đề về tài chính, ngân sách, gồm giải pháp xử lý vướng mắc, bất cập tại một số trạm thu phí/dự án đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông theo hình thức BOT; việc điều chỉnh dự toán kinh phí bảo đảm hoạt động chưa sử dụng hết của Tổng cục Thuế và Tổng cục Hải quan năm 2021; bổ sung dự toán ngân sách nhà nước nguồn vốn viện trợ không hoàn lại của nước ngoài năm 2021; điều chỉnh vốn vay lại của các địa phương năm 2022.
Cuối cùng, Quốc hội sẽ cho ý kiến về ba dự án: Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở; Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Công an nhân dân.
Đối với nội dung về cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.HCM (thay thế Nghị quyết 54/2017), Tổng Thư ký Quốc hội cho biết, Chính phủ đề nghị chưa đưa nội dung này vào chương trình kỳ họp bất thường lần thứ 2 do chưa chuẩn bị kịp và chưa có kết luận của Bộ Chính trị.
Hai phương án họp
Tổng Thư ký Quốc hội đề xuất hai phương án tổ chức kỳ họp bất thường. Theo đó, phương án 1: Đối với trường hợp toàn bộ nội dung trình tại kỳ họp bất thường chưa kịp xem xét đủ điều kiện trong tháng 12/2022, sẽ tổ chức họp sau Tết Nguyên đán (trong tháng 2/2023). Hình thức họp tập trung tại Nhà Quốc hội.
Phương án 2 thực hiện trong trường hợp toàn bộ nội dung trình tại kỳ họp bất thường được xem xét xong trong tháng 12/2022 và đủ điều kiện trình, Tổng Thư ký Quốc hội đề nghị tổ chức họp trước Tết Nguyên đán (đầu tháng 1-2023). Hình thức họp trực tuyến kết hợp họp tập trung. Trong đó, họp trực tuyến để thảo luận, cho ý kiến, còn họp tập trung để biểu quyết các nội dung.
Tuy nhiên, theo ông Cường, nếu việc đi lại dịp Tết khó khăn thì có thể họp trực tuyến cả kỳ. Ngoài ra, để phù hợp với thời điểm các địa phương phải tập trung vào việc triển khai công tác năm 2023 và các hoạt động trước Tết Nguyên đán.
Dự kiến Quốc hội sẽ làm việc 4 ngày, hoặc 6,5 ngày nếu xem xét cả nội dung số 5.
Mời quý độc giả xem video: "Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường (Hà Nội) nói về việc cần có quỹ bình ổn giá xăng dầu". Video do PV Tri thức và Cuộc sống thực hiện.