Từ 700 nghìn, tiền nước hộ dân ở TT-Huế vọt lên hơn 42 triệu

Gia đình ông L. bất ngờ nhận phiếu báo tiền sử dụng nước từ nhân viên thu ngân lên đến hơn 42 triệu đồng. Số tiền lớn khiến họ choáng váng.
 
 
 

Ông N.T.L (trú xã Phú Thượng, huyện Phú Vang, tỉnh TT-Huế) cho biết, vừa qua, gia đình ông bất ngờ nhận phiếu báo tiền sử dụng nước lên đến hơn 42 triệu đồng.
Tu 700 nghin, tien nuoc ho dan o TT-Hue vot len hon 42 trieu
 Tiền nước của hộ dân ở TT-Huế tăng 600%.
Theo thông báo của Xí nghiệp cấp nước Phú Vang (thuộc Công ty CP cấp nước TT-Huế), số tiền nước trên của gia đình sử dụng vào kỳ 8/2020 (mỗi kỳ 2 tháng) và được nhân viên của xí nghiệp gửi đến gia đình vào ngày 25/8.
Cụ thể, ngày 25/8, nhân viên thu ngân của Xí nghiệp cấp nước Phú Vang tên là Lê Thị T. khi đi ghi chỉ số sử dụng nước sinh hoạt kỳ 8 (từ ngày 23/6/2020 đến 25/8/2020) tại hộ gia đình này với tổng số tiền nước lên đến 42.481.298 đồng.
Thông tin trên hóa đơn thể hiện, khối lượng nước mà hộ này sử dụng qua nhiều đợt trước đó gộp lại chỉ ở mức 503m3.
Tuy nhiên, chỉ sau một kỳ sử dụng (chưa đầy 2 tháng), tổng khối lượng nước thể hiện trong hóa đơn nhảy vọt lên mức khó tin là 5.579m3. Trong đó, khối lượng tiêu thụ trong kỳ 8 là 5.076m3.
Bất ngờ trước việc tiền nước bỗng tăng khủng khiếp, người nhà ông L. gọi vào số điện thoại của nhân viên của Công ty Cổ phần Cấp nước TT-Huế để phản ánh thì nhận được câu trả lời ngắn gọn là “ghi nhầm”, hóa đơn “xuất nhầm”.
Trao đổi với PV, ông Dương Quý Dương – Phó Giám đốc Công ty CP cấp nước TT-Huế cho biết, lãnh đạo đơn vị đã nắm bắt thông tin vụ việc sau khi có báo cáo của Xí nghiệp cấp nước Phú Vang.
“Nguyên nhân việc tiền nước của hộ gia đình ông Lợi tăng bất thường là do nhân viên ghi nhầm chỉ số. Trên thực tế, hộ gia đình này chỉ sử dụng 76m3 nước trong kỳ 8/2020 với số tiền phải trả gần 700 nghìn đồng”, ông Dương cho biết.
Cũng theo ông Dương, ngay sau khi phát hiện sự việc, lãnh đạo Xí nghiệp cấp nước Phú Vang và nhân viên ghi chỉ số tên Lê Thị T. đã đến nhà ghi lại chỉ số nước, xin lỗi hộ gia đình ông L.
“Đồng thời, chúng tôi sẽ chỉ đạo làm rõ trách nhiệm các cá nhân để xảy ra sai sót”, ông Dương nhấn mạnh.

Phát hiện bể chứa có váng, Viwasupco vẫn cấp nước cho dân: “Sống chết mặc bay”

(Kiến Thức) - Mặc dù đã phát hiện ra bể chứa có váng nhưng Nhà máy nước sạch sông Đà (Viwasupco) vẫn thản nhiên cấp nước cho người dân. Phải đến khi báo chí phản ánh, ngày 14/10, Viwasupco mới có văn bản gửi Sở Xây dựng Hà Nội.

Ngày 14/10, ông Nguyễn Văn Tốn -Tổng Giám đốc Công ty cổ phần đầu tư nước sạch sông Đà (Viwasupco) đã có văn bản gửi Sở Xây dựng Hà Nội về việc quản lý vận hành nhà máy từ ngày 9-11/10, sau khi có phản ánh nước máy Hà Nội bốc mùi lạ.

Viwasupco cấp nước bẩn cho dân: Phải bị xử lý thích đáng

Người dân và giới luật sư cho rằng, cần điều tra làm rõ, quy trách nhiệm và xử lý thích đáng cho tập thể cá nhân gây ra việc Viwasupco cấp nước bẩn cho dân.

Sau 1 tuần xảy ra sự cố nguồn nước sạch sông Đà cấp cho các hộ dân sinh sống tại các quận Thanh Xuân, Nam Từ Liêm, Cầu Giấy, Hoàng Mai, Thanh Trì… của TP Hà Nội bị phát hiện ô nhiễm với mùi khét kèm theo mùi thuốc sát khuẩn, đến chiều 15/10, UBND TP Hà Nội mới có thông tin chính thức lên tiếng về vụ việc này.
Theo thông báo công bố, sau khi tổ công tác thực hiện kiểm tra toàn bộ quá trình vận hành nhà máy xử lý nước sạch thuộc Công ty CP Đầu tư nước sạch sông Đà (Viwasupco) đã nhận thấy, tại khu vực đầu nguồn tại khe núi tại xã Phú Minh, Kỳ Sơn, tỉnh Hòa Bình có dấu hiệu để dầu nhớt thải trộm.

Đã cấp nước trở lại sau sự cố rò rỉ đường ống nước sông Đà

Theo Sở Xây dựng Hà Nội, nguồn nước sạch sông Đà của Viwasupco đang cung cấp cho khu vực phía Tây và phía Nam Hà Nội.

Tối 8/7, ông Lương Bá Hưng, Giám đốc Ban kế hoạch - Kinh doanh, Công ty cổ phần đầu tư nước sạch sông Đà (Viwasupco) cho biết, đã cấp nước trở lại vào lúc 18h30 phút cùng ngày sau khi sự cố rò rỉ đường ống nước sông Đà xảy ra vào khoảng 10h00 sáng nay, trên tuyến ống truyền tải nước sạch Sông Đà - Hà Nội tại vị trí km 27+500 trên Đại lộ Thăng Long.
Liên quan đến thông tin trên, đại diện Công ty TNHH Một Thành viên nước sạch Hà Đông cũng đã nhận được thông báo của Viwasupco.
Da cap nuoc tro lai sau su co ro ri duong ong nuoc song Da
Đã cấp nước trở lại sau sự cố rò rỉ đường ống nước sông Đà. Ảnh: TTXVN 
Ngay sau khi có nước trở lại, Công ty TNHH MTV nước sạch Hà Đông cũng nhanh chóng mở van, tăng áp, tiếp nhận nguồn nước để kịp thời cấp nước trở lại cho các hộ dân thuộc khu vực quận Hà Đông, Thanh Xuân. Trường hợp nếu sự cố kéo dài đến ngày 9/7 mà chưa được khắc phục, khoảng trên 4.000 hộ dân ở hai địa phương trên có thể thiếu nước sinh hoạt trong những ngày nắng nóng.
Trước đó, Viwasupco có thông báo gửi tới khách hàng về việc tạm ngừng cấp mước. Cụ thể, tại công văn số 307/2020 gửi tới khách hàng nêu rõ: Vào hồi 10h00 ngày 8/7, trên tuyến ống truyền tải nước sạch Sông Đà - Hà Nội đã xảy ra sự cố.
Để khắc phục sự cố trên, Viwasupco thông báo dừng cấp nước sạch từ 11h - 18h30 ngày 8/7; đồng thời mong khách hàng thông cảm, chia sẻ khó khăn và chủ động kế hoạch sản xuất kinh doanh phù hợp.
Theo Sở Xây dựng Hà Nội, nguồn nước sạch sông Đà của Viwasupco đang cung cấp cho khu vực phía Tây và phía Nam Hà Nội.
Một số công ty như: Công ty Cổ phần Viwaco; Công ty TNHH Một Thành viên nước sạch Hà Đông; Công ty Ngọc Hải; Công ty TNHH Đồng Tiến Thành Hà Nam và Cổ phần Tây Hà Nội mua nước từ Viwasupco sau đó bán lại cho người dân sử dụng.
Trước đó, đề cập đến việc xây dựng "kịch bản" bảo đảm cung cấp nước sạch mùa Hè năm 2020 tại cuộc họp Giao ban báo chí Thành ủy Hà Nội thường kỳ diễn ra vào tháng 5/2020, Phó Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội Hoàng Cao Thắng cho biết, khi có sự cố vỡ ống hoặc giảm áp lực, thiếu nguồn từ Viwasupco, Hà Nội sẽ khẩn trương xử lý bằng các giải pháp vận hành đồng bộ.
Cụ thể, thành phố yêu cầu Viwasupco vận hành tối ưu nhà máy và van điều tiết đảm bảo tuyến ống truyền dẫn số 1; chuẩn bị sẵn sàng đầy đủ vật tư, vật liệu, ống dự phòng, phương tiện, thiết bị và nhân lực thi công thực hiện sửa chữa, khắc phục sự cố vỡ ống để cung cấp nước cho nhân dân nhanh nhất. Thời gian sửa chữa, khắc phục không kéo dài quá 10 giờ/1 điểm vỡ.
Thành phố Hà Nội cũng chỉ đạo Viwasupco vận hành điều tiết trạm bơm tăng áp Tây Mỗ và đoạn tuyến từ trạm tăng áp đến vành đai 3 để duy trì nguồn cấp cho khu vực nội đô và tăng áp, bổ sung lưu lượng cấp nước cho khu vực khi sửa chữa, bảo dưỡng tuyến số 1 sông Đà; bổ sung công trình thu, trạm bơm nước thô từ sông Đà (khi mực nước thấp) để lấy nước cho nhà máy hoạt động; đồng thời cải tạo kênh dẫn nước thô đảm bảo ổn định cấp nước cho Thủ đô.