Truy tố cựu Cục phó Cục QLTT vì nhận hối lộ 300 triệu

Ông Trần Hùng không thừa nhận nhận hối lộ, nhưng cơ quan tố tụng cho rằng, có đủ cơ sở xác định, cựu cán bộ QLTT này đã nhận hối lộ 300 triệu.

Viện Kiểm sát nhân dân tối cao (Viện KSND tối cao) vừa ban hành Cáo trạng truy tố 34 bị can trong vụ án liên quan đường dây sản xuất, buôn lậu sách giáo khoa giả. Trong đó, bị can Trần Hùng - cựu Cục phó Cục Quản lý thị trường, Bộ Công Thương; cựu Tổ trưởng Tổ 304 thuộc Tổng cục Quản lý thị trường bị truy tố về tội “Nhận hối lộ”.
Truy to cuu Cuc pho Cuc QLTT vi nhan hoi lo 300 trieu
Bị can Trần Hùng.
Ba cựu cán bộ Đội Quản lý thị trường số 17 bị truy tố về tội "Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ" gồm: Lê Việt Phương - cựu Phó Đội trưởng, Phạm Ngọc Hải và Thành Thị Đông Phương - cùng là cựu Kiểm soát viên. Bị can Cao Thị Minh Thuận - Giám đốc Công ty Phú Hưng Phát cùng 28 đồng phạm bị truy tố về tội "Sản xuất, buôn bán hàng giả". Bị can Nguyễn Duy Hải - lao động tự do bị truy tố về tội "Môi giới hối lộ". Bị can Cao Thị Minh Thuận - Giám đốc Công ty Phú Hưng Phát cùng 28 đồng phạm bị truy tố về tội “Sản xuất, buôn bán hàng giả”.
Theo cáo trạng, từ đầu năm 2021 đến tháng 6/2021, Cao Thị Minh Thuận cùng nhiều đồng phạm đã tổ chức sản xuất và thực tế nhập kho tổng số gần 9,5 triệu quyển sách giáo khoa giả các loại của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam và các nhà xuất bản khác với tổng trị giá sách theo bìa là 260 tỷ đồng. Nhóm bị can này được xác định đã tiêu thụ hơn 6,3 triệu quyển sách giả, tổng giá trị sách theo giá bìa là 164 tỷ đồng, với tổng trị giá theo hóa đơn bán lẻ sau khi trừ chiết khấu là 73 triệu đồng, thu lợi bất chính với tổng số tiền thực tế là 30 tỷ đồng.
Trong đó, Cao Thị Minh Thuận là chủ mưu, cầm đầu, điều hành toàn bộ hoạt động sản xuất, buôn bán sách giáo khoa giả tại Công ty Phú Hưng Phát, chỉ đạo các bị can khác thực hiện tội phạm.
Mở rộng điều tra, cơ quan điều tra xác định, ngày 9/7/2020, Thuận đã bị Đội Quản lý thị trường số 17 phối hợp Tổ 304 thuộc Tổng cục Quản lý thị trường (nơi Trần Hùng làm Tổ trưởng kiểm tra) phát hiện và thu giữ hơn 27.000 quyển sách giả.
Tuy nhiên, sự việc trên không được Trần Hùng báo cáo với Tổng Cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường, mà trực tiếp chỉ đạo Cục Quản lý thị trường Hà Nội và Đội Quản lý thị trường số 17 kiểm tra, xử lý.
Sau đó, Cao Thị Minh Thuận đã nhắn tin, điện thoại cho Trần Hùng nhờ giúp đỡ xin xử lý nhẹ vụ việc. Trần Hùng đồng ý giúp đỡ với yêu cầu, Cao Thị Minh Thuận phải chỉ ra một số cơ sở in lậu. Cao Thị Minh Thuận tiếp tục liên hệ với Nguyễn Duy Hải đặt vấn đề chi 400 triệu đưa cho Trần Hùng để xin xử lý nhẹ vụ việc. Nguyễn Duy Hải đã gặp Trần Hùng đặt vấn đề chi 400 triệu và xin bỏ qua vụ việc buôn sách lậu.
Trần Hùng đã hướng dẫn Nguyễn Duy Hải về nói với Cao Thị Minh Thuận phải thay đổi lời khai về nguồn gốc số sách, từ “sách mua bị thu giữ” sang “sách do người khác mang đến ký gửi” để được giảm nhẹ hình thức xử phạt.
Ngày 15/7/2020, Nguyễn Duy Hải cầm 300 triệu đựng trong túi ni lông màu đen đến phòng làm việc của Trần Hùng.
Tại đây, Nguyễn Duy Hải đã gọi điện để Trần Hùng nói chuyện và hướng dẫn Cao Thị Minh Thuận viết lại bản tường trình thay đổi lời khai nguồn gốc sách bị thu giữ.
Theo Viện kiểm sát, sau đó, Trần Hùng còn chỉ đạo cấp dưới tạo điều kiện giúp đỡ Cao Thị Minh Thuận theo hướng, xử lý hành chính vụ buôn sách lậu.
Quá trình điều tra, Trần Hùng không thừa nhận hành vi nhận hối lộ. Tuy nhiên, Viện KSND tối cao xác định, căn cứ lời khai các bị can khác, các dữ liệu điện tử trích xuất từ điện thoại… có đủ cơ sở xác định, Trần Hùng đã nhận hối lộ 300 triệu đồng để xử lý nhẹ vụ buôn sách lậu.
Liên quan đến vụ án này, Lê Việt Phương đã chỉ đạo Thành Thị Đông Phương xây dựng hồ sơ, báo cáo để xuất xử lý hành chính vụ việc theo ý kiến của Trần Hùng và nhận 310 triệu tiền... cám ơn. Phạm Ngọc Hải được giao nhiệm vụ chủ trì tiêu hủy số sách lậu, nhưng đã làm trái công vụ, tự ý trả lại một phần số sách thu giữ và nhận 30 triệu tiền... cám ơn.
Cáo trạng xác định, hành vi của các bị can đã làm trái công vụ, dẫn đến hậu quả vụ việc vi phạm có dấu hiệu hình sự, nhưng chỉ bị xử lý hành chính, xâm phạm đến hoạt động đúng đắn của cơ quan nhà nước, làm ảnh hưởng đến uy tín, hình ảnh của lực lượng quản lý thị trường.
Vụ án này sẽ được xét xử tại TAND TP Hà Nội trong thời gian tới.
>>> Mời độc giả xem thêm video Bắt quả tang thiếu úy Công an nhận hối lộ của người ghi đề:

Nguồn: THĐT

Trả hồ sơ vụ ông Trần Hùng bị cáo buộc nhận hối lộ 300 triệu đồng

Công an xác định ông Trần Hùng nhận 300 triệu đồng để 'giúp đỡ' một chủ cửa hàng sách lậu không bị xử lý hình sự nhưng ông Hùng không thừa nhận việc này.

Ngày 15/5, VKSND tối cao vừa ra quyết định trả hồ sơ lần thứ 2, yêu cầu điều tra bổ sung vụ án “sản xuất, buôn bán hàng giả", "nhận hối lộ", "môi giới hối lộ", "lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ", xảy ra tại Công ty In và Văn hóa truyền thông Hà Nội, Công ty Phú Hưng Phát, Đội Quản lý thị trường 17 Hà Nội và Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT).

Hành trình phá án: Xác người phụ nữ bị hiếp dâm, giấu xuống giếng

Giang nhặt 1 khúc gỗ trong vườn, đánh nhiều nhát vào đầu nạn nhân, sau đó bóp cổ, hiếp dâm, rồi kéo thi thể ném xuống giếng. Vụ án được ANTV dựng lại trong Hành trình phá án,

Hanh trinh pha an: Xac nguoi phu nu bi hiep dam, giau xuong gieng
Theo hồ sơ vụ án, khoảng 20h ngày 14/3/2022, chị chị Trịnh Thị Hồng (SN 1976, trú thôn Ia Sâm, xã Ia Rong, huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai) điều khiển xe máy rời khỏi nhà đi đến rẫy của gia đình tại thôn Ia Sâm để tưới cà phê. Đến sáng 15/3, người thân không thấy chị Hồng trở về nên vào rẫy tìm kiếm. Tới nơi, mọi người thấy máy bơm nước vẫn hoạt động mà không có chị H., gọi điện thì không liên lạc được.
Hanh trinh pha an: Xac nguoi phu nu bi hiep dam, giau xuong gieng-Hinh-2
Nghi ngờ xảy ra điều xấu, gia đình tích cực tìm kiếm và đến 16h cùng ngày, anh Trịnh Văn Hùng (1988, em trai chị Hồng) phát hiện ở gốc cà phê gần vòi nước đang tưới có hai chiếc quần phụ nữ.