Trưởng phòng “loạn thần cấp” sau khi bị khởi tố, bắt giam

Sau khi bị công an khởi tố, bắt giam, một cán bộ quản lý bảo vệ rừng bỗng dưng có triệu chứng "loạn thần cấp" và có nhiều dấu hiệu bất ổn về sức khỏe.

Ngày 20/7, đại tá Lê Vinh Quy, Phó Giám đốc Công an tỉnh Đắk Nông xác nhận về việc đã đưa nghi can Nguyễn Công Doanh đi điều trị về bệnh tâm thần.
Ông Doanh được đưa đi cấp cứu do có nhiều dấu hiệu bất ổn về sức khỏe.
Ông Doanh được đưa đi cấp cứu do có nhiều dấu hiệu bất ổn về sức khỏe.
Theo hồ sơ mà chúng tôi có được, ông Doanh là Trưởng phòng Quản lý, cán bộ bảo vệ rừng của Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên lâm nghiệp Quảng Sơn (Công ty Quảng Sơn- huyện Đắk G'Long Đắk Nông). Ngày 11/7, ông Doanh bị Công an tỉnh Đắk Nông triệu tập để làm việc do liên quan đến các sai phạm trong quản lý bảo vệ rừng tại lâm phần của đơn vị ông đang công tác.
Ngày 12/7, Công an tỉnh Đắk Nông có thông báo về việc bắt giữ người trong trường hợp khẩn cấp đối với ông Doanh gửi cho lãnh đạo Công ty Quảng Sơn. Tuy nhiên, theo ông Đinh Văn Quý, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Quảng Sơn, đơn vị nhận được thông báo này vào ngày 17/7, trên bì thư ghi nhận thông báo này được gửi hôm 16/7.
Theo Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đắk Nông, suốt thời gian nhập viện, ông Doanh luôn trong trạng thái “sững sờ”, “không tiếp xúc”.
Theo Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đắk Nông, suốt thời gian nhập viện, ông Doanh luôn trong trạng thái “sững sờ”, “không tiếp xúc”.
Trong ngày 16/7, Công an tỉnh Đắk Nông đã ra lệnh tạm giam đối với ông Doanh thời hạn 91 ngày kể từ ngày 17.7. Cũng trong ngày, Công an tỉnh Đắk Nông đã ra quyết định khởi tố bị can, lệnh khám nơi làm việc của ông Doanh. Các quyết định này được Viện KSND cùng cấp phê duyệt vào ngày 17/7.
Tuy nhiên, ngay trong ngày 16/7, vợ ông Doanh, bà Phạm Thị Ngọc đã có đơn tố cáo khẩn cấp gửi Công an tỉnh Đắk Nông và Viện KSND tỉnh Đắk Nông về việc Công an tỉnh Đắk Nông bắt người trái luật và có dấu hiệu bức cung nhục hình.
Cụ thể, trong ngày 16/7, bà Ngọc được thông báo việc ông Doanh được đưa vào Bệnh viện đa khoa tỉnh Đắk Nông để cấp cứu. Thời điểm này, ông Doanh ói mửa liên tục, bí tiểu; không nhận ra, không nói chuyện với người thân.
Theo ghi nhận của chúng tôi, tối 16/7, các bác sỹ tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đắk Nông tức tốc tiến hành các biện pháp can thiệp, đảm bảo ổn định sức khỏe cho ông Doanh. Ngay trong đêm, ông Doanh đã được chuyển lên Bệnh viện Tâm thần Trung ương 2 (thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai) để điều trị.
Sau khi hội chẩn, các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đắk Nông quyết định đưa ông Doanh lên tuyến trên điều trị với chẩn đoán loạn thần cấp.
Sau khi hội chẩn, các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đắk Nông quyết định đưa ông Doanh lên tuyến trên điều trị với chẩn đoán loạn thần cấp.
Bác sĩ Vi Thị Hồng, người được Giám đốc Bệnh viện đa khoa tỉnh Đắk Nông ủy quyền làm việc với báo chí, cho biết, ông Doanh nhập viện vào 14h30 ngày 16/7. Từ khi nhập viện đến lúc đưa lên tuyến trên điều trị (khoảng 21hcùng ngày), ông Doanh luôn trong trạng thái “sững sờ”, “không tiếp xúc”. Các bác sỹ tiến hành thăm khám ban đầu và chụp CT (chụp cắt lớp vi tính) phần đầu và cổ, vai của bệnh nhân Doanh.
Kết quả ban đầu ghi nhận bệnh nhân có nhiều dấu hiệu không ổn định về sức khỏe như: huyết áp cao (150/90), bí tiểu, viêm dạ dày… Kết quả chụp CT phần đầu và cổ, vai không ghi nhận tổn thương, các phản xạ bình thường.
Sau khi tiến hành hội chẩn, các bác sĩ Bệnh viện đa khoa tỉnh Đắk Nông thống nhất bệnh nhân Doanh có nhiều triệu chứng nghi loạn thần cấp, viêm dạ dày, bí tiểu, huyết áp cao (cấp độ 2) và thống nhất chuyển lên tuyến trên điều trị.
Được biết, ông Doanh bị khởi tố, tạm giam để điều tra hành vi hủy hoại rừng. Kết quả điều tra ban đầu xác định, ông Doanh là người đã cho phép một số đối tượng hủy hoại gần 6ha rừng tự nhiên tại khoảnh 1, tiểu khu 1680, thuộc lâm phần do Công ty Quảng Sơn quản lý. Ngoài ra, ông Doanh cũng chỉ đạo cấp dưới không ngăn chặn, không lập biên bản đối với hành vi hủy hoại rừng của các đối tượng. Vụ phá rừng này được phát hiện vào tháng 12/2017.
Theo đại tá Quy, hiện Công an tỉnh vẫn chưa nhận được đơn của vợ ông Doanh. Việc khởi tố, tạm giam đối với ông Doanh được làm theo đúng quy định của pháp luật. Còn việc đưa ông Doanh đi điều trị là do ông này có dấu hiệu tâm thần.

Đối tượng trộm 500 gốc sâm Ngọc Linh là cán bộ bảo vệ rừng

Sau quá trình tranh đấu, nghi can trộm 500 gốc sâm Ngọc Linh đã khai thêm đồng bọn là một nhân viên hợp đồng trong tổ bảo vệ rừng phòng hộ Sông Tranh.

Như tin tức đã đưa, ngày 6/3, ông Hồ Quảng Bửu, Chủ tịch UBND huyện Nam Trà My, Quảng Nam cho biết, công an đã tạm giữ nghi can Nguyễn Minh Nguyệt (SN 1985, thôn Dương Bình, xã Trà Dương, huyện Bắc Trà My) ăn trộm hơn 500 gốc sâm Ngọc Linh trên địa bàn.

Hiện trường vụ cháy quán bia khiến nữ nhân viên chết thảm ở Hà Nội

(Kiến Thức) - Vụ cháy quán bia ở phường Đại Kim (quận Hoàng Mai, Hà Nội) xảy ra vào khoảng 13h trưa nay thiêu rụi hoàn toàn tầng 1, khiến một nữ nhân viên thiệt mạng.

Theo thông tin ban đầu, vụ cháy quán bia hơi số 94 đường Nguyễn Hữu Thọ (phường Đại Kim, quận Hoàng Mai, TP Hà Nội) xảy ra vào khoảng 13h trưa nay.
Theo thông tin ban đầu, vụ cháy quán bia hơi số 94 đường Nguyễn Hữu Thọ (phường Đại Kim, quận Hoàng Mai, TP Hà Nội) xảy ra vào khoảng 13h trưa nay.

ĐBQH đề nghị chấm dứt xây thủy điện để bảo vệ rừng

“Đề nghị chấm dứt không cho xây thủy điện nữa. Bởi, nói đến rừng không chỉ nói tới những thân cây to, tán lá rộng mà còn là đến hệ sinh thái, thảm thực vật...

Đây là ý kiến của Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Ksor Phước Hà (Gia Lai) góp ý tại hội trường sáng ngày 19/6 về Luật Bảo vệ và Phát triển rừng (sửa đổi).
DBQH de nghi cham dut xay thuy dien de bao ve rung
 
Theo ĐB Ksor Phước Hà, theo con số thống kê công khai hàng năm, cả nước xảy ra 7.000 vụ phá rừng, hơn 20.000 vụ vận chuyển, chế biến lâm sản trái phép. Cùng với sự phát triển vượt trội của cây công nghiệp, bạt ngàn cao su, cà phê, hồ tiêu… là hàng loạt những công trình thủy điện lớn nhỏ, trải dài theo những khe suối, con sông và việc xả lũ “đúng quy trình” cho con bò, con trâu lên mái nhà.
“Vậy nay tôi đề nghị chấm dứt không cho xây thủy điện nữa. Bởi, nói đến rừng ta không chỉ nói tới những thân cây to, tán lá rộng mà ta nói đến hệ sinh thái, thảm thực vật, các sinh vật đang ngày đêm tìm cách sinh tồn dưới sự truy sát của con người. Trong khi đó con người chúng ta đang vật vã, hổn hển khi người trưởng thành phải hít 6 triệu tấn oxy mỗi năm, khi người người nhà nhà dùng xe máy, ô tô”- ĐB Ksor Phước Hà nhấn mạnh.
Theo bà Phước Hà, Tây Nguyên đang ngày càng bị sa mạc hóa, không chỉ rừng bị tàn phá nặng nề mà đất rừng còn bị đào bới mang đi. Vì vậy, ĐB Ksor Phước Hà đề nghị “cần xử lý việc lấy đất rừng như đối với lấy cây rừng”.
Trong khi đó, ĐB Mùa A Vảng (Điện Biên) nhất trí với tên luật - Luật bảo vệ và Phát triển rừng - vì nó phù hợp với quá trình phát triển của thực tiễn. Bởi lẽ Luật bảo vệ và Phát triển rừng có từ năm 2004 đã được triển khai rộng rãi trong thời gian dài, được người dân quen với tên gọi này, đặc biệt là đồng bào vùng cao, dân tộc thiểu số.
ĐB Mùa A Vảng cho biết thêm, trên thực tế không ít vụ việc khai thác gỗ, săn bắt, buôn bán động vật hoang dã có sự tiếp tay, bao che của người có chức, có quyền và sự làm ngơ của lực lượng chức năng. Do vậy, Luật cần quy định cụ thể hành vi này tại Điều 9 để góp phần nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ và phát triển rừng.
Theo đại biểu Mùa A Vàng, về mục đích sử dụng rừng, Điều 24 quy định HĐND cấp tỉnh quyết định chuyển mục đích sử dụng rừng đặc dụng, rừng phòng hộ dưới 20 ha; rừng phòng hộ chắn gió, chắn sóng lấn biển dưới 100 ha; rừng sản xuất dưới 200 ha. Trong khi đó, tại khoản 1, Điều 25 quy định UBND cấp tỉnh được quyết định chuyển mục đích sử dụng rừng đối với tổ chức trong nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Quy định như vậy là chưa chặt chẽ, chưa rõ ràng, đề nghị ban soạn thảo nghiên cứu sửa đổi, tránh chồng chéo về trách nhiệm của Ủy ban nhân dân và Hội đồng nhân dân cấp tỉnh.
Cho rằng các chính sách về bảo vệ và phát triển rừng quy định trong dự thảo Luật không thực tiễn, không đảm bảo phát triển rừng theo chuỗi giá trị và bền vững, ĐB Lê Quang Trí (Tiền Giang) đề nghị bổ sung một điều riêng về Chính sách Nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng quy định chi tiết các chính sách của Nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng bền vững.
“Đặc biệt là các chính sách thu hút nguồn lực trồng rừng, khuyến khích ứng dụng công nghệ trong canh tác rừng, phát triển các mô hình sản xuất lâm nghiệp - ngư nghiệp - nông nghiệp - du lịch sinh thái phối hợp; khuyến khích chuyển đổi giống cây rừng có giá trị cao, xúc tiến thương mại lâm sản…”, ĐB Lê Quang Trí nhấn mạnh.
Băn khoăn đối tượng chủ rừng trong dự thảo Luật có phải chủ sở hữu rừng hay không, ĐB Dương Tấn Quân (Bà Rịa - Vũng Tàu) cho rằng: “Nếu không nêu cụ thể các quyền của chủ rừng có thể dẫn đến nhầm lẫn chủ rừng có các quyền của người sở hữu rừng. Mặt khác, cần nêu mối quan hệ giữa sở hữu rừng với quản lý đất rừng. Ban soạn thảo cần cân nhắc đưa vào dự thảo Luật quyền của chủ rừng đến đâu”.