Trường hợp nào CSGT được kiểm tra cốp xe, điện thoại của người đi đường?

CSGT chỉ được khám cốp xe, ví, điện thoại… của người tham gia giao thông khi có căn cứ cho rằng trong đó có cất giấu tang vật vi phạm hành chính.

Truong hop nao CSGT duoc kiem tra cop xe, dien thoai cua nguoi di duong?
Trường hợp nào CSGT được kiểm tra cốp xe, điện thoại của người đi đường? - Ảnh minh họa 
CSGT ngoài việc yêu cầu người đi đường xuất trình các giấy tờ theo quy định thì có quyền được kiểm tra cốp xe, điện thoại và một số vật dụng cá nhân khác của người tham gia giao thông không?
Theo đó, khi thực hiện việc kiểm soát người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ hoặc xử lý vi phạm về giao thông đường bộ, CSGT được kiểm soát các nội dung sau theo khoản 2 điều 10 Thông tư 65/2020/TT-BCA.
Cụ thể, kiểm soát các giấy tờ có liên quan đến người và phương tiện giao thông, gồm: Giấy phép lái xe; Chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ, Bằng hoặc Chứng chỉ điều khiển xe máy chuyên dùng; Giấy đăng ký xe; Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới, xe máy chuyên dùng (đối với loại xe có quy định phải kiểm định); Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới và các giấy tờ khác có liên quan theo quy định của pháp luật.
Kiểm soát các điều kiện tham gia giao thông của phương tiện giao thông. Thực hiện kiểm soát theo trình tự từ trước ra sau, từ trái qua phải, từ ngoài vào trong, từ trên xuống dưới.
Kiểm soát hình dáng, kích thước bên ngoài, màu sơn, biển số phía trước, phía sau và hai bên thành phương tiện giao thông theo quy định. Kiểm soát điều kiện an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, xe máy chuyên dùng.
Ngoài ra, CSGT còn được kiểm soát việc chấp hành các quy định của pháp luật về hoạt động vận tải đường bộ.
Đồng thời, căn cứ điều 128 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, việc khám phương tiện vận tải, đồ vật theo thủ tục hành chính chỉ được tiến hành khi có căn cứ cho rằng trong phương tiện vận tải, đồ vật đó có cất giấu tang vật vi phạm hành chính.
Thẩm quyền kiểm tra phương tiện vận tải, đồ vật trong trường hợp này thuộc về Trưởng phòng Cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt; Thủ trưởng đơn vị cảnh sát cơ động từ cấp đại đội trở lên...
Trong trường hợp có căn cứ cho rằng nếu không khám ngay thì tang vật vi phạm hành chính sẽ bị tẩu tán, tiêu hủy, công an được khám phương tiện vận tải, đồ vật theo thủ tục hành chính và phải báo cáo ngay cho Thủ trưởng trực tiếp của mình và phải chịu trách nhiệm về việc khám.

Ghì cổ CSGT khi bị chặn đầu xe, nhóm đàn ông thách thức: "Mày động vào tao?"

Nhóm người từ ô tô bước xuống buông lời xúc phạm và có hành động tấn công chiến sĩ CSGT giữa đường.

Vụ việc xảy ra trong chiều ngày 27/8 trên đường Cách mạng Tháng 8, quận 1, TP HCM. Một chiến sĩ CSGT chặn đầu xe ô tô và yêu cầu tài xế xuất trình giấy tờ để kiếm tra.

Hơn 97% người dân quận 9 đồng ý với tên thành phố Thủ Đức

Thành phố Thủ Đức: Với đa số người dân đồng ý thành lập thành phố Thủ Đức và tên gọi hiện tại, UBND quận 9 sẽ báo cáo HĐND cùng cấp để tổ chức kỳ họp thông qua các nghị quyết.

Trao đổi với Zing tối 3/10, ông Trần Văn Bảy, Chủ tịch UBND quận 9 (TP.HCM), cho biết quận đã tổng hợp xong kết quả bỏ phiếu lấy ý kiến người dân về Đề án thành lập thành phố Thủ Đức và việc đặt tên cho đơn vị hành chính mới.

Hon 97% nguoi dan quan 9 dong y voi ten thanh pho Thu Duc
 Ông Trần Văn Bảy, Chủ tịch UBND quận 9. Ảnh: Quang Huy.