Trước khi tăng vốn lên hơn 13.000 tỷ, SeABank lợi nhuận sao?

Trong 6 tháng đầu năm, SeABank đạt lợi nhuận hợp nhất trước thuế gần 1.557 tỷ đồng, gấp 2,3 lần so với cùng kỳ năm 2020.

Trước khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận tăng vốn điều lệ từ 12.088 tỷ đồng lên gần 13.425 tỷ đồng, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HoSE: SSB) ghi nhận lợi nhuận hợp nhất trước thuế 6 tháng gần 1.557 tỷ đồng, gấp 2,3 lần so với cùng kỳ năm 2020 và vượt 15% kế hoạch năm 2021.
Tiền gửi khách hàng của SeABank đạt 115.198 tỷ đồng, tăng 16,8%; Cho vay khách hàng cũng tăng 14,3% so với cùng kỳ, đạt 111.050 tỷ đồng.
Thu thuần từ lãi đạt 2.430 tỷ đồng, tăng 182%. Thu thuần từ hoạt động dịch vụ tăng mạnh lên 469,2 tỷ đồng, tăng 311%. Tỷ lệ chi phí trên thu nhập (CIR) ở mức 38,3% so với mức 52,1% cùng kỳ năm 2020. Tỷ lệ nợ xấu tiếp tục giảm từ 1,8% cuối quý 1 xuống 1,76% cuối quý 2.
Tính đến ngày 30/6/2021, tổng tài sản của SeABank đạt 186.934 tỷ đồng.
Truoc khi tang von len hon 13.000 ty, SeABank loi nhuan sao?
 SeABank được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận cho tăng vốn điều lệ từ 12.088 tỷ đồng lên gần 13.425 tỷ đồng. (Ảnh minh họa).
Năm 2021, SeABank đặt mục tiêu tổng tài sản tăng 10% đạt 198.229 tỷ đồng; huy động tiền gửi của khách hàng tăng 9,7% đạt 124.277 tỷ đồng, dư nợ cho vay khách hàng tăng 13% đạt 122.978 tỷ đồng. Lợi nhuận trước thuế mục tiêu là 2.414 tỷ đồng, tăng 40% so với năm 2020.
Trước đó, ngày 17/9/2021, Ngân hàng Nhà nước đã chấp thuận cho SeABank tăng vốn điều lệ từ 12.088 tỷ đồng lên gần 13.425 tỷ đồng thông qua việc chia cổ tức bằng cổ phiếu và phát hành cổ phiếu cho người lao động (ESOP) đã được thông qua tại ĐHĐCĐ thường niên SeABank năm 2021.
Việc tăng vốn điều lệ nằm trong kế hoạch và định hướng phát triển của SeABank, giúp ngân hàng có thêm tiềm lực tài chính và tạo điều kiện thuận lợi trong việc mở rộng mạng lưới hoạt động, đầu tư cơ sở vật chất, công nghệ, nâng cao chất lượng hoạt động; đồng thời đa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ nhằm đáp ứng tốt hơn nữa nhu cầu của khách hàng trên toàn quốc.

Mục sở thị nhà máy găng tay tỉ đô của đại gia Dũng lò vôi

Nhà máy găng tay tỉ đô - Đại Nam Glove của đại gia Dũng “lò vôi” đang tập trung sản xuất găng tay y tế dùng cho thăm khám bệnh nhân. Năm 2022, sản phẩm sẽ xuất khẩu sang Mỹ, châu Âu là chính. 

Muc so thi nha may gang tay ti do cua dai gia Dung lo voi
Nhà máy găng tay của vợ chồng đại gia Huỳnh Uy Dũng (hay còn được biết đến là ông Dũng “lò vôi”) và bà Nguyễn Phương Hằng có tên gọi Glove Đại Nam (trực thuộc Công ty cổ phần Glove Đại Nam và Công ty cổ phần Glove Hằng Hữu) được xây dựng tại Khu Công nghiệp Sóng Thần 3, là khu vực trung tâm của tỉnh Bình Dương. Điều đặc biệt, Hằng Hữu chính là tên con trai của ông Huỳnh Uy Dũng. Cái tên Hằng Hữu vốn được vợ chồng ông gắn quỹ từ thiện nhiều năm nay. 

Khách "tố" biệt thự The Manor Central Park thủng trần, tan hoang: Ông chủ Bitexco là ai?

Khách hàng tố chủ đầu tư biệt thự chục tỷ chưa bàn giao đã thủng trần, sàn tan hoang tại khu đô thị The Manor Central Park (Hà Nội).

Những ngày qua, dư luận không khỏi xôn xao trước sự việc một khách hàng bức xúc chia sẻ lên mạng xã hội mua biệt thự khoảng 30 tỷ đồng tại khu đô thị The Manor Central Park Nguyễn Xiển (Hà Nội), nhưng chưa nhận nhà thì trần đã bị thủng, sàn tan hoang.
Khach
 Bài chia sẻ trên FB