Trung Quốc “nhắn nhủ” gì đến Mỹ trước thềm G20?

(Kiến Thức) - Trước khi cuộc gặp giữa Tổng thống Trump và Chủ tịch Tập Cận Bình dự kiến diễn ra bên lề Hội nghị G20 hôm 29/6, Bộ Thương mại Trung Quốc đã đề nghị Mỹ dỡ bỏ ngay lập tức các lệnh trừng phạt áp đặt lên Tập đoàn Huawei.

Theo hãng thông tấn Reuters, cuộc gặp giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình dự kiến diễn ra vào lúc 11h30 sáng 29/6 (giờ địa phương) bên lề Hội nghị Thượng đỉnh G20 tại Nhật Bản.
Cuộc gặp này thu hút sự quan tâm của toàn thế giới trong bối cảnh cuộc chiến thương mại giữa hai nước đang diễn ra, khiến nền kinh tế toàn cầu bị ảnh hưởng.
Trung Quoc “nhan nhu” gi den My truoc them G20?
 Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Ảnh: BI. 
Mới đây, Bộ Thương mại Trung Quốc đề nghị Mỹ dỡ bỏ ngay lập tức các lệnh trừng phạt mà nước này áp đặt lên Tập đoàn viễn thông Huawei trước đó.
"Chúng tôi kêu gọi Mỹ hủy bỏ ngay lập tức các lệnh trừng phạt nhằm vào các công ty Trung Quốc, bao gồm Huawei, để thúc đẩy sự phát triển ổn định trong quan hệ Mỹ-Trung", phát ngôn viên Gao Feng nói hôm 27/6.
Trong khi đó, cố vấn kinh tế Nhà Trắng Larry Kudlow cho biết Tổng thống Mỹ Trump đồng ý không có điều kiện tiên quyết nào cho cuộc gặp cấp cao với Chủ tịch Tập Cận Bình vào cuối tuần này.
Kudlow nói thêm, quyết định của ông Trump về việc có áp thêm mức thuế bổ sung đối với 300 tỷ USD hàng hoá Trung Quốc còn lại hay không sẽ phụ thuộc vào kết quả cuộc gặp Trump-Tập tại G20 hôm 29/6.

Mời độc giả xem thêm video: Toàn cảnh chiến tranh thương mại Mỹ-Trung (Nguồn: VTV1)

Đồng thời, Kudlow cũng bác bỏ "tin tức giả mạo" cho rằng Trung Quốc kiên quyết đòi dỡ bỏ lệnh trừng phạt đối với Huawei như một phần của thỏa thuận thương mại (với Mỹ) và rằng chính quyền Trump đã đồng ý hoãn áp mức thuế mới lên hàng hóa Trung Quốc.

Biển người biểu tình ở Hong Kong trước G20

(Kiến Thức) - Hàng nghìn người đã tham gia vào cuộc biểu tình ở Hong Kong ngày 26/6 để kêu gọi các nhà lãnh đạo tham dự hội nghị G20 sắp tới ủng hộ đề nghị của họ về việc xóa bỏ dự luật dẫn độ sang Trung Quốc mà chính quyền đặc khu đưa ra trước đó.

Bien nguoi bieu tinh o Hong Kong truoc G20
 Theo CNA, ngày 26/6, hàng nghìn người đã tham gia vào cuộc biểu tình ở Hong Kong để kêu gọi các nhà lãnh đạo tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G20 sắp tới ủng hộ đề nghị của họ về việc xóa bỏ dự luật dẫn độ sang Trung Quốc gây tranh cãi mà chính quyền đặc khu đưa ra trước đó. (Nguồn ảnh: Reuters)

Bien nguoi bieu tinh o Hong Kong truoc G20-Hinh-2
 Đám đông người biểu tình mang theo những tấm biển có nội dung như "Hãy giúp Hong Kong" tuần hành tới các tòa lãnh sự quán các nước đặt tại thành phố này.

Bien nguoi bieu tinh o Hong Kong truoc G20-Hinh-3
Trước đó, Trung Quốc tuyên bố sẽ không cho phép các quốc gia tham dự G20 thảo luận về vấn đề Hong Kong tại cuộc họp thượng đỉnh diễn ra vào ngày 28-29/6. 

Bien nguoi bieu tinh o Hong Kong truoc G20-Hinh-4
 "Trung Quốc sẽ không đồng ý vấn đề Hong Kong được phép thảo luận tại G20. Đây hoàn toàn là vấn đề nội bộ của Trung Quốc", người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng tuyên bố.

Bien nguoi bieu tinh o Hong Kong truoc G20-Hinh-5
 Hôm 9/6, hơn 1 triệu người được cho là đã tham gia vào cuộc biểu tình ở Hong Kong phản đối dự luật dẫn độ sang Trung Quốc. Họ lo ngại rằng dự luật sẽ khiến Hong Kong chịu ảnh hưởng từ luật pháp của Trung Quốc đại lục.

Bien nguoi bieu tinh o Hong Kong truoc G20-Hinh-6
 Tiếp đến, đụng độ đã xảy ra giữa lực lượng cảnh sát và người biểu tình Hong Kong vào lúc 15 giờ chiều 12/6 (giờ địa phương) khi hạn chót mà người biểu tình đưa ra yêu cầu chính quyền hủy bỏ dự luật dẫn độ kết thúc.

Bien nguoi bieu tinh o Hong Kong truoc G20-Hinh-7
 Trước sức ép từ phía người biểu tình, chính quyền đặc khu hành chính Hong Kong sau đó ra thông báo hoãn vô thời hạn dự thảo luật dẫn độ sang Trung Quốc.

Bien nguoi bieu tinh o Hong Kong truoc G20-Hinh-8
 Đám đông người biểu tình tập trung tại Hong Kong tối 26/6 trước thềm Thượng đỉnh G20 sắp diễn ra tại Nhật Bản.

Bien nguoi bieu tinh o Hong Kong truoc G20-Hinh-9
 Những người biểu tình tập trung trước cổng trụ sở cảnh sát ở Hong Kong.

Bien nguoi bieu tinh o Hong Kong truoc G20-Hinh-10
Người biểu tình kêu gọi cộng đồng quốc tế ủng hộ đề nghị của họ về việc rút lại dự luật dẫn độ mà chính quyền đặc khu Hong Kong đã đưa ra.  

Bien nguoi bieu tinh o Hong Kong truoc G20-Hinh-11
Một người biểu tình đứng trước hàng rào tại trụ sở cảnh sát Hong Kong hôm 26/6.  

Sóng nhiệt lịch sử ở châu Âu, cao tốc biến dạng

Để đối phó với nắng nóng kỷ lục tại châu Âu trong tuần này, chính phủ Đức ban hành giới hạn tốc độ trên cao tốc để hạn chế tai nạn, trong khi nhiều thành phố Pháp đóng trường học.

Song nhiet lich su o chau Au, cao toc bien dang
 Nhiều thành phố lớn ở châu Âu đang xúc tiến các biện pháp chưa từng có tiền lệ để hạn chế tác động của đợt sóng nhiệt lịch sử ở châu Âu. Nhiệt độ trên khắp "lục địa già" chạm ngưỡng cao nhất trong tháng 6 các năm hay thậm chí đạt mức nóng kỷ lục. Ảnh: AFP.

Song nhiet lich su o chau Au, cao toc bien dang-Hinh-2
 Giới chức nhiều địa phương cảnh báo nhiệt độ có thể vượt mốc 40 độ C hoặc lên đến 45 độ C trong ngày 29/6. Khối khí nóng từ phía bắc sa mạc Sahara được hút về hướng châu Âu do một cơn bão kéo dài trên Đại Tây Dương và khu vực áp suất cao ở Trung Âu. Ảnh: AFP.

Song nhiet lich su o chau Au, cao toc bien dang-Hinh-3
 Tại Đức, nhiệt độ ngày 26/6 ở Coschen gần biên giới Ba Lan đã lên đến 38,6 độ C, vượt mức nhiệt ghi nhận vào cùng kỳ năm ngoái. Giới chức thành phố ban hành giới hạn tốc độ 120 km/h trên cao tốc Saxony-Anhalt vì mặt đường bắt đầu xuống cấp dưới sức nóng kinh hoàng. Đường ray xe lửa gần Rostock, khu vực duyên hải Baltic, bắt đầu cong vẹo vì nhiệt độ cao gây giãn nở. Ảnh: AFP.

Song nhiet lich su o chau Au, cao toc bien dang-Hinh-4
 Trong khi đó, giới chức Pháp dự báo nhiệt độ có thể xô đổ kỷ lục 44,1 độ C trong ngày 28/6. Trường học tại nhiều địa phương được lệnh đóng cửa đến tuần sau. Ảnh: AFP.

Song nhiet lich su o chau Au, cao toc bien dang-Hinh-5
 Chính quyền các thành phố Paris, Lyon, Strasbourg và Marseille ban hành lệnh cấm xe đời cũ vào trung tâm thành phố để hạn chế ô nhiễm. Các địa phương trong vùng Ile-de-France, gồm Paris và 7 tỉnh trung tâm nước Pháp, ước tính lệnh sẽ tác động đến 60% phương tiện giao thông trong và xung quanh thủ đô nước Pháp. Ảnh: AFP.

Song nhiet lich su o chau Au, cao toc bien dang-Hinh-6
 Gió lớn và nhiệt độ cao khiến một vụ cháy rừng tuần này ở vùng Catalonia, Tây Ban Nha, thêm trầm trọng. Ít nhất 2.5000 ha đất rừng bị tàn phá. Hàng trăm lính cứu hỏa và 14 máy bay thả "bom nước" được huy động để kiểm soát đám cháy trong đêm 26/6. Ảnh: AFP.

Song nhiet lich su o chau Au, cao toc bien dang-Hinh-7
 Tại thành phố Milan của Italy, nhiệt độ dự kiến đạt mốc 40 độ C trong tuần này. Các hội nhóm thiện nguyện đã lên kế hoạch phân phát gần 10.000 chai nước miễn phí cho người vô gia cư và những ai cần giúp đỡ. Trong khi đó, ít nhất 33 trong số 50 tỉnh của Tây Ban Nha có thể ghi nhận mức nóng kỷ lục vượt 44 độ C. Ảnh: Reuters.

Song nhiet lich su o chau Au, cao toc bien dang-Hinh-8
 Tại miền Nam nước Pháp, đã có ít nhất ba trường hợp tử vong do trụy tim hoặc bệnh lý khác khi bơi. Dù chưa có xác nhận những trường hợp này liên quan đến đợt sóng nhiệt, giới chức y tế Pháp vẫn khuyến nghị người dân không đầm mình vào nước lạnh đột ngột trong thời tiết nóng oi ả như hiện nay. Ảnh: AFP.

Song nhiet lich su o chau Au, cao toc bien dang-Hinh-9
 Trong khi đó, Bộ Nội vụ Ba Lan xác nhận đã xảy ra gần 90 vụ chết đuối chỉ trong tháng 6 tại nước này. Phần lớn nạn nhân đến ao hồ và sông ngòi để trốn cái nóng ngoài sức chịu đựng. Khoảng 27 tai nạn với lý do tương tự cũng xảy ra tại Lithuania với mức nhiệt vượt mốc 35 độ C. Ảnh: AFP.
Song nhiet lich su o chau Au, cao toc bien dang-Hinh-10
 Giới khoa học đánh giá đợt sóng nhiệt hè 2019 cũng có mối liên quan với hiện tượng biến đổi khí hậu như năm ngoái. Các chuyên gia cảnh báo tình trạng khí hậu cực đoan sẽ xảy ra thường xuyên hơn và nghiêm trọng hơn trong nhiều thập niên tới. Ảnh: Accuweather.