Trung Quốc muốn mua thủy phi cơ phản lực Be-200

(Kiến Thức) - Theo nguồn tin từ hãng Beriev (Nga), Trung Quốc đang đàm phán mua thủy phi cơ phản lực Be-200 và dây chuyền sản xuất.

Theo tạp chí Flight Global, Công ty Máy bay Beriev đã khởi động lại dây truyền sản xuất thủy phi cơ phản lực Be-200 Altair.
”Việc sản xuất hàng loạt Be-200 đã được tái khởi động. Chúng tôi đang làm việc để hoàn thành chiếc máy bay đầu tiên cho lô hàng mới vào cuối năm”, Tổng giám đốc Beriev Victor Kobzev nói.
Kobzev cho biế thêm là Beriev đã nhận được các đơn đặt hàng 12 máy bay Be-200. Sáu trong số đó là của Bộ Tình trạng khẩn cấp Nga, số còn lại là đơn đặt hàng của Bộ Quốc phòng Nga. Các bộ này trước đó đã có một số máy bay Be-200.
“Các hợp đồng từ hai khách hàng này đã cho phép chúng tôi xây dựng một dây truyền sản xuất tại địa điểm mới ở Taganrog”, ông Kobzev nói.
Kobzev cho biết thêm rằng công ty và Bộ Quốc phòng Nga đang đàm phán một hợp đồng tiếp theo, có thể lớn hơn nhiều so với hợp đồng trước, đó là do nhu cầu của hải quân nước này cần tăng cường khả năng đổ bộ.
Thủy phi cơ phản lực Be-200.
 Thủy phi cơ phản lực Be-200.
Một đơn đặt hàng khác trong tương lai gần cũng có thể đến từ Trung Quốc, nước này đang đàm phán để mua máy bay Be-200 và cả một loại nhỏ hơn là Be-130 cùng với đó là mua luôn cả dây truyền sản xuất.
“Mặc dù Trung Quốc đã có thể tự chế tạo những máy bay lưỡng cư cho riêng mình nhưng họ vẫn thể hiện một sự quan tâm đặc biệt tới việc mua các máy bay từ chúng tôi. Tôi đang rất lạc quan về việc đạt được một thỏa thuận xây dựng dây truyền sản xuất Be-130 tại Trung Quốc. Họ đã có lời đề nghị đến chúng tôi từ lâu”, ông Kobzev cho biết thêm.
Một cuộc đàm phán tương tự với máy bay Be-200 cũng đang diễn ra, cả hai bên hi vọng sẽ sớm kết thúc được việc này vào cuối năm. Nếu dây truyền sản xuất Be-200 ở Trung Quốc được thiết lập nó sẽ có năng lực sản xuất 12 chiếc/năm.
Beriev cũng đang theo đuổi một dự án khác, đó là phát triển một mẫu máy bay chỉ huy và cảnh báo sớm (AWACS) mới. Theo báo chí Nga, máy bay mới có tên A-100 sẽ được phát triển trên khung gầm cơ sở vận tải cơ Ilyushin Il-476 (hay còn gọi là Il-76MD-90A).
“Chúng tôi cần chế tạo một máy bay thay thế A-50 (dựa trên khung gầm vận tải cơ Ilyushin Il-76). Bộ Quốc phòng đã đặt ra những yêu cầu về kỹ thuật cũng như tầm bao quát của loại máy bay này. Các tiêu chuẩn đặt ra khiến cho máy bay mới vượt trội hơn bất cứ loại máy bay nào đang phục vụ, kể cả của Nga hay trên thế giới. Chúng tôi đang nỗ lực để đáp ứng yêu cầu của họ”, ông Kobzev nói thêm.
Trong thời gian đó, Beriev và các đối tác của mình đang tiếp tục một chương trình hiện địa hóa và tái trang bị cho phi đội A-50 của Không quân Nga.

“Thủy quái” SH-5 Trung Quốc tập trận trên biển

Phi đội thủy phi cơ SH-5 của Hạm đội Bắc Hải đã tiến hành cuộc tập trận từ ngày 19 tới 20/2. Chúng có thể cất cánh và hạ cánh trên mặt nước của các sông, hồ, hồ chứa và biển để thực hiện các nhiệm vụ.
Phi đội thủy phi cơ SH-5 của Hạm đội Bắc Hải đã tiến hành cuộc tập trận từ ngày 19 tới 20/2. Chúng có thể cất cánh và hạ cánh trên mặt nước của các sông, hồ, hồ chứa và biển để thực hiện các nhiệm vụ.

Thủy phi cơ SH-5 có chức năng tuần tra trên biển, chống tàu ngầm, cứu nạn trên biển, cứu trợ thiên tai, bảo bệ bờ biển, phòng vệ xa bờ cũng như làm lực lượng hộ tống cho các tàu thương mại…
Thủy phi cơ SH-5 có chức năng tuần tra trên biển, chống tàu ngầm, cứu nạn trên biển, cứu trợ thiên tai, bảo bệ bờ biển, phòng vệ xa bờ cũng như làm lực lượng hộ tống cho các tàu thương mại…

Thủy phi cơ SH-5 của Trung Quốc được xem là phương tiện yểm trợ hữu hiệu cho Hải quân Trung Quốc trong thế kỷ 21.
Thủy phi cơ SH-5 của Trung Quốc được xem là phương tiện yểm trợ hữu hiệu cho Hải quân Trung Quốc trong thế kỷ 21.

SH-5 trang bị một số vũ khí như tháp súng 23 mm trên lưng, 4 giá treo mang được 6.000 kg vũ khí gồm: tên lửa đối hạm YJ-1 (C-101), ngư lôi chống tàu ngầm, thiết bị đo độ sâu, thủy lôi và bom.
SH-5 trang bị một số vũ khí như tháp súng 23 mm trên lưng, 4 giá treo mang được 6.000 kg vũ khí gồm: tên lửa đối hạm YJ-1 (C-101), ngư lôi chống tàu ngầm, thiết bị đo độ sâu, thủy lôi và bom.

Kiểm tra kỹ thuật SH-5 trước giờ cất cánh làm nhiệm vụ.
Kiểm tra kỹ thuật SH-5 trước giờ cất cánh làm nhiệm vụ.

SH-5 trang bị 4 động cơ tuốc bin cánh quạt WJ5A cho phép đạt tốc độ tối đa 556km/h, trần bay 10.250m, tầm bay gần 5.000km.
SH-5 trang bị 4 động cơ tuốc bin cánh quạt WJ5A cho phép đạt tốc độ tối đa 556km/h, trần bay 10.250m, tầm bay gần 5.000km.

Phi công điều khiển thủy phi cơ SH-5.
Phi công điều khiển thủy phi cơ SH-5.

Sĩ quan chỉ huy Hạm đội Bắc Hải bàn thảo kế hoạch tác chiến của thủy phi cơ trên mặt biển.
Sĩ quan chỉ huy Hạm đội Bắc Hải bàn thảo kế hoạch tác chiến của thủy phi cơ trên mặt biển.

Điều ít biết về Không quân Hải quân Việt Nam

Tồn tại 4 năm

Thấy rõ vai trò quan trọng của Không quân Hải quân nên từ những năm 1978 dưới sự chỉ đạo của Bộ Quốc phòng, Quân chủng Phòng không - Không quân (PK-KQ) đã phối hợp với Quân chủng Hải quân tuyển chọn phi công, nhân viên kỹ thuật sang Hạm đội Biển Đen của Liên Xô học chuyển loại các máy bay chống ngầm Ka-25, Be-2 và điều về Quân chủng Hải quân để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ biển, đảo.