Trung Quốc “mơ” bán chiến đấu cơ như bán tủ lạnh, TV

(Kiến Thức) - Quan chức Trung Quốc hi vọng nước này trong tương lai sẽ có thể xuất khẩu máy bay quân sự dễ dàng như bán tủ lạnh và TV.

Trả lời Tân Hoa Xã, Phó Giám đốc Ủy ban Khoa học và Công nghệ của Tập đoàn Công nghiệp Hàng không Trung Quốc (AVIC) Feng Peide tuyên bố, Trung Quốc đang từng bước mở rộng thị phần trên thị trường máy bay quân sự quốc tế trong suốt 30 năm qua.
“Dưới thời Chủ tịch Mao Trạch Đông, Trung Quốc chỉ có thể xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp. Sau khi nhà lãnh đạo Đặng Tiểu Bình tiến hành mở cửa với thế giới, nước này đã tiến tới xuất khẩu các thiết bị điện tử. Và bây giờ, với những bước nhảy vọt về công nghệ, Trung Quốc đang bắt đầu xuất khẩu máy bay dân sự và quân sự cho thị trường thế giới”, ông Feng nói.
Tiêm kích đánh chặn J-7 (sao chép MiG-21 Liên Xô) là một trong những sản phẩm vũ khí "bán đắt như tôm tươi" của Trung Quốc.
Tiêm kích đánh chặn J-7 (sao chép MiG-21 Liên Xô) là một trong những sản phẩm vũ khí "bán đắt như tôm tươi" của Trung Quốc.
Ông này nói thêm rằng, 1.700 chiếc máy bay được xuất khẩu sang 60 quốc gia kể từ năm 1979 đã chứng minh khả năng của Trung Quốc trong sản xuất máy bay tổ chức tiêu chuẩn quốc tế. Nguồn vốn và việc xuất khẩu hàng hóa cần sự hỗ trợ rất lớn của chính phủ, và Bắc Kinh đã dồn sức vào công nghiệp máy bay quân sự nội địa trong suốt một thời gian dài.
Kể từ sau khi Trung Quốc tiến hành mở cửa vào năm 1978, kinh tế nước này đã phát triển rất mạnh. Ngành công nghiệp hàng không Trung Quốc đã có thể thiết kế và phát triển các loại máy bay quân sự khác nhau như máy bay chiến đấu JF-17 và máy bay huấn luyện K-8 cho các đồng minh và đối tác của mình.
Ông Feng hy vọng rằng một ngày nào đó Trung Quốc sẽ có thể xuất khẩu máy bay quân sự dễ dàng như xuất khẩu tủ lạnh và TV.

Trung Quốc “lo ngại” tiêm kích FS2020 của Thụy Điển

(Kiến Thức) - Trung Quốc lo lắng sự cạnh tranh của tiêm kích tàng hình FS2020 của Công ty Saab Thụy Điển với J-31 trên thị trường xuất khẩu.

Ảnh QS cuối tuần: cabin điều khiển “rồng lửa” S-125 Việt Nam

(Kiến Thức) - Hé lộ hình ảnh cabin điều khiển tên lửa S-125, “cá mập bay” J-15 mang vũ khí, Tổng thống Putin “thích thú” khẩu AK-12 là những hình ảnh ấn tượng tuần qua.

Học viên sĩ quan Đại học Thông tin Liên lạc (Nha Trang, Khánh Hòa) duyệt đội ngũ hoành tráng trong buổi lễ khai giảng năm học mới 2013-2014.
 Học viên sĩ quan Đại học Thông tin Liên lạc (Nha Trang, Khánh Hòa) duyệt đội ngũ hoành tráng trong buổi lễ khai giảng năm học mới 2013-2014.
Tuần qua, báo Quân đội Nhân dân đăng tải hình ảnh cabin điều khiển hiện đại UNK-2TM của hệ thống tên lửa phòng không S-125-2TM biên chế trong Sư đoàn 365, Quân chủng Phòng không – Không quân. Cabin điều khiển UNK-2TM được đặt trên xe vận tải bánh lốp 6x6, trang bị hệ thống điện tử hiện đại, tính tự động hóa cao, hệ thống hiển thị tiện nghi với màn hình màu LCD độ phân giải cao.
Tuần qua, báo Quân đội Nhân dân đăng tải hình ảnh cabin điều khiển hiện đại UNK-2TM của hệ thống tên lửa phòng không S-125-2TM biên chế trong Sư đoàn 365, Quân chủng Phòng không – Không quân. Cabin điều khiển UNK-2TM được đặt trên xe vận tải bánh lốp 6x6, trang bị hệ thống điện tử hiện đại, tính tự động hóa cao, hệ thống hiển thị tiện nghi với màn hình màu LCD độ phân giải cao. 

Trung Quốc “phế truất” ngôi vua thị trường UAV Mỹ, Israel

Tham quan mẫu máy bay không người lái (UAV) chiến đấu Dực Long (Wing Loong) được trưng bày tại triển lãm hàng không Paris 2013, không ai nghĩ rằng đây là lần đầu tiên Trung Quốc mang một mẫu máy bay chiến đấu không người lái ra triển lãm quân sự quốc tế.