Trung Quốc “lo ngại” tiêm kích FS2020 của Thụy Điển

(Kiến Thức) - Trung Quốc lo lắng sự cạnh tranh của tiêm kích tàng hình FS2020 của Công ty Saab Thụy Điển với J-31 trên thị trường xuất khẩu.

Theo phương tiện truyền thông Trung Quốc, FS2020 là tiêm kích tàng hình thế hệ thứ 5 của Thụy Điển do công ty Saab sản xuất vào năm 2005. Do tình hình kinh tế, tài chính của khu vực châu Âu đang trong giai đoạn khủng hoảng, do vậy các nước ít quan tâm tới việc mua sắm trang thiết bị phòng thủ quốc phòng, số kinh phí đầu tư nghiên cứu phát triển cũng hạn chế.
Công ty Saab cũng từng kêu gọi sự hợp tác của Hàn Quốc, Phần Lan, Đài Loan nhưng không đạt được kết quả. Sau đó, chính phủ Thụy Điển đã quyết định đầu tư vốn để Công ty Saab nghiên cứu phát triển tiêm kích FS2020, nhằm thay thế JAS-39 Gripen không mấy thành công trên thị trường xuất khẩu vũ khí.
Ảnh đồ họa tiêm kích tàng hình FS2020.
 Ảnh đồ họa tiêm kích tàng hình FS2020.
Một số nguồn tin nhận định, Thụy Điển đang tìm cách xuất khẩu máy bay FS2020, trong khi đó mẫu thử nghiệm tiêm kích tàng hình J-31 của Trung Quốc vẫn đang trong quá trình cải tiến chậm chạp.
Như vậy, trong tương lai FS2020 sẽ là đối thủ cạnh tranh đáng gờm với J-31 của Trung Quốc, KF-X của Hàn Quốc và Indonesia, bởi có lợi thế về giá cả rẻ hơn, tính năng chiến đấu cũng tương đồng.
FS2020 là chiếc máy bay tiêm kích hạng nhẹ một động cơ, có 2 khoang vũ khí lắp đặt trước và sau. Khoang trước bố trí các tên lửa có điều khiển hạng nhẹ, khoang sau bố trí các vũ khí hạng nặng.
Đặc biệt, “sát thủ trên không” của Thụy Điển có khả năng thực hiện các chuyến bay hành trình đạt tốc độ siêu âm.

Philippines tính mua JAS-39 Gripen đối phó Trung Quốc?

Theo cuộc phỏng vấn ngẫu nhiên của Cơ quan thông tấn nhà nước Philippines cho thấy, các phi công PAF lựa chọn máy bay chiến đấu JAS-39 Gripen thay vì các loại máy bay chiến đấu khác do giá thành thấp, nhưng vẫn được trang bị các vũ khí hiện đại như tên lửa chống tàu tầm xa, tên lửa không-đối-không.

Nhận diện vũ khí “khủng” của quân nổi dậy Syria

(Kiến Thức) - Bên cạnh kho vũ khí tự chế “kỳ lạ”, quân nổi dậy Syria còn chiếm giữ được không ít loại vũ khí mạnh mẽ từ quân chính phủ.

Dù tự chế được kho vũ khí tương đối lớn nhưng nhìn chung đóng vai trò vũ khí chủ lực trong quân nổi dậy Syria hầu hết là vũ khí xuất xừ từ Nga, Trung Quốc và vài nước khác được chiếm lại từ kho vũ khí quân chính phủ. Trong ảnh là súng trường bắn tỉa cỡ nòng lớn M99 do Trung Quốc sản xuất rơi vào tay quân nổi dậy. Loại súng này dùng cỡ nòng 12,7mm, tầm bắn 1.500m chuyên dùng để tiêu diệt bộ binh và công phá xe bọc thép hạng nhẹ.
Dù tự chế được kho vũ khí tương đối lớn nhưng nhìn chung đóng vai trò vũ khí chủ lực trong quân nổi dậy Syria hầu hết là vũ khí xuất xừ từ Nga, Trung Quốc và vài nước khác được chiếm lại từ kho vũ khí quân chính phủ. Trong ảnh là súng trường bắn tỉa cỡ nòng lớn M99 do Trung Quốc sản xuất rơi vào tay quân nổi dậy. Loại súng này dùng cỡ nòng 12,7mm, tầm bắn 1.500m chuyên dùng để tiêu diệt bộ binh và công phá xe bọc thép hạng nhẹ. 
Ngoài M99, quân nổi dậy Syria chủ yếu dùng súng trường bắn tỉa Dragunov (SVD) huyền thoại của Liên Xô (Nga). Cũng có nguồn tin cho rằng, quân nổi dậy thu giữ được khẩu OSV-96 do Nga sản xuất dùng cỡ nòng 12,7mm, tầm bắn xa đến 2.000m.
 Ngoài M99, quân nổi dậy Syria chủ yếu dùng súng trường bắn tỉa Dragunov (SVD) huyền thoại của Liên Xô (Nga). Cũng có nguồn tin cho rằng, quân nổi dậy thu giữ được khẩu OSV-96 do Nga sản xuất dùng cỡ nòng 12,7mm, tầm bắn xa đến 2.000m.

Hàn, Mỹ tập trận tái hiện trận đổ bộ Incheon

(Kiến Thức) - Quân đội Hàn Quốc vừa tiến hành cuộc tập trận đổ bộ đường biển quy mô lớn tái hiện cuộc đổ bộ Incheon trong chiến tranh Triều Tiên.

Trận đổ bộ Incheon là trận đánh mang tính quyết định trong Chiến tranh Triều Tiên bắt đầu từ ngày 15/9-28/9/1950. Trong chiến dịch đổ bộ từ biển vào bờ, các lực lượng Liên Hiệp Quốc (UN) đã chiếm giữ được Incheon và phá được vòng vây (Quân đội Bắc Triều Tiên) ra khỏi vùng Vành đai Pusan qua một loạt những lần đổ bộ trong lãnh thổ địch chiếm đóng. Trong ảnh là cuộc tập trận đổ bộ đường biển của Hải quân Mỹ, Hàn tái hiện trận Incheon 1950.
 Trận đổ bộ Incheon là trận đánh mang tính quyết định trong Chiến tranh Triều Tiên bắt đầu từ ngày 15/9-28/9/1950. Trong chiến dịch đổ bộ từ biển vào bờ, các lực lượng Liên Hiệp Quốc (UN) đã chiếm giữ được Incheon và phá được vòng vây (Quân đội Bắc Triều Tiên) ra khỏi vùng Vành đai Pusan qua một loạt những lần đổ bộ trong lãnh thổ địch chiếm đóng. Trong ảnh là cuộc tập trận đổ bộ đường biển của Hải quân Mỹ, Hàn tái hiện trận Incheon 1950. 
Cuộc đổ bộ tái hiện lịch sử này có sự tham gia của các đơn vị lính thủy đánh bộ Mỹ, Hàn, 20 máy bay chiến đấu, 10 chiến hạm và 20 xe bọc thép.
Cuộc đổ bộ tái hiện lịch sử này có sự tham gia của các đơn vị lính thủy đánh bộ Mỹ, Hàn, 20 máy bay chiến đấu, 10 chiến hạm và 20 xe bọc thép.