Trung Quốc lần đầu bắn thử tên lửa S-400 mua từ Nga

Hệ thống phòng không S-400 mà Trung Quốc nhập khẩu từ Nga đã đánh chặn thành công mục tiêu mô phỏng tên lửa đạn đạo ở cự ly 250 km trong lần bắn thử đầu tiên.
 

Theo South China Morning Post, đây là lần đầu tiên Trung Quốc bắn thử tên lửa S-400 Triumf, kể từ khi lô hàng cuối cùng được phía Nga bàn giao trong tháng 7, theo hợp đồng trị giá 3 tỷ USD ký kết vào năm 2015. Thông tin về thử nghiệm lại được phía Nga công bố chứ không phải truyền thông Trung Quốc.
Truyền thông Nga cho biết vụ thử nghiệm diễn ra vào cuối tháng trước. Tên lửa S-400 đã đánh chặn thành công mục tiêu mô phỏng tên lửa đạn đạo di chuyển với tốc độ 3 km/s. Trung Quốc là quốc gia nước ngoài đầu tiên được nhập khẩu hệ thống phòng không S-400.
Các nhà phân tích nhận định Nga dường như đã cố tình công khai thử nghiệm để làm nổi bật mối quan hệ quân sự chặt chẽ giữa Moscow và Bắc Kinh, đồng thời thúc đẩy việc quảng bá năng lực hệ thống S-400.
Trung Quoc lan dau ban thu ten lua S-400 mua tu Nga
 Hệ thống phòng không S-400 của Nga tại một vị trí trực chiến. Trung Quốc vẫn chưa công bố hình ảnh về S-400 của nước Nga. Ảnh: Sputnik.
Li Jie, chuyên gia quân sự ở Bắc Kinh, cho biết Nga muốn nhấn mạnh mối quan hệ đối tác giữa hai nước, trong bối cảnh Washington đang đối đầu với Moscow và Bắc Kinh. Dù có áp lực từ Mỹ, quân đội Nga sẽ tăng cường hợp tác với quân đội Trung Quốc trong các lĩnh vực như tên lửa, đóng tàu và thiết bị quân sự khác.
Trung Quốc và Nga đã tăng cường hợp tác quân sự trong thập niên qua, khi cả hai nước tìm cách cạnh tranh với Mỹ ở châu Á cũng như trên toàn cầu.
Song Zhongping, chuyên gia quân sự ở Hong Kong, cho biết việc công bố thử nghiệm nhằm quảng bá Nga đã đào tạo tốt cho khách hàng trong việc vận hành hệ thống S-400. Tuy vậy, ông cho rằng lực lượng tên lửa Trung Quốc sử dụng thành thạo S-400 vì họ đã quá quen thuộc với S-300, phiên bản trước của S-400 mà Trung Quốc nhập khẩu từ đầu những năm 1990.
Ngoài ra, ông Song cho rằng điều quan trọng là phải phân biệt mục tiêu tên lửa đạn đạo mô phỏng và các tên lửa siêu thanh thực sự. Vũ khí siêu thanh có khả năng cơ động rất cao, chúng lướt trong không khí với tốc độ hầu như không thể đánh chặn.
Ấn Độ cũng đã ký hợp đồng mua 5 trung đoàn S-400, trị giá tới hơn 5 tỷ USD, nhân chuyến thăm của Tổng thống Nga Vladimir Putin đến Ấn Độ trong tháng 10. Như vậy, 2 “ông lớn” của châu Á đều trở thành những khách hàng nước ngoài đầu tiên của S-400.
Moscow tuyên bố S-400 là một trong những hệ thống phòng không hàng đầu thế giới hiện nay, có thể phát hiện và bắn hạ mục tiêu, gồm tên lửa đạn đạo, máy bay, máy bay không người lái ở cự ly tới 400 km, độ cao từ 10 m đến 27 km. Radar cảnh giới của hệ thống có thể phát hiện mục tiêu ở cự ly 600 km.
Mỗi tiểu đoàn S-400 có thể tấn công đồng thời 36 mục tiêu đang bay với tốc độ 4,8 km/s (khoảng 17.200 km/h). Mỗi mục tiêu sẽ được phân bổ 2 tên lửa để tăng hiệu suất tiêu diệt. S-400 là hệ thống phòng không mặt đất có tầm bắn xa nhất thế giới hiện nay.

Còn dùng tốt, quân đội các nước đua nhau nâng cấp T-34

(Kiến Thức) - Cách đơn giản nhất để cải thiện sức mạnh của một chiếc T-34 đó là chuyển đổi tháp pháo 85mm của chiếc xe tăng này bằng một khẩu pháo lớn hơn trong khi đó vẫn giữ nguyên phần khung gầm.

Con dung tot, quan doi cac nuoc dua nhau nang cap T-34
 Sau Chiến tranh Thế giới thứ 2, Liên Xô đã bán, viện trợ và cả tặng rất nhiều xe tăng T-34 cho các quốc gia thuộc khối XHCN cũng như có mối quan hệ thân thiết với Moscow. Nguồn ảnh: 1Zoomme.

Top vũ khí sát thương quân ta nhiều hơn đánh quân địch

(Kiến Thức) - Nhiều loại vũ khí tồi tệ đến mức người sử dụng chúng luôn có cảm giác hồi hộp không biết có thể bị chính thứ vũ khí trong tay mình phản chủ bất cứ lúc nào.

Top vu khi sat thuong quan ta nhieu hon danh quan dich
 Một trong những loại vũ khí phản chủ, nguy hiểm cho người sử dụng nhất chính là phản lực chiến đấu F-104 do Mỹ sản xuất. Kiểu dáng đuôi chữ T của loại chiến đấu cơ này hoàn toàn có thể chém đứt đôi phi công khi phải bật dù thoát ly ra khỏi máy bay. Nguồn ảnh: QQ.