Trung Quốc lấn đất ở quần đảo Trường Sa

(Kiến Thức) - Theo báo cáo mới đây của Lầu Năm Góc, Trung Quốc lấn đất ở quần đảo Trường Sa với qui mô lớn hơn nhiều so với những gì đã biết.

Báo cáo “Chiến lược An ninh Hàng hải Châu Á-Thái Bình Dương” của Lầu Năm Góc,  bên cạnh  việc Trung Quốc lấn đất ở quần đảo Trường Sa,  Bắc Kinh cũng đang hoàn thiện việc xây dựng một đường băng lớn trên một trong bảy “đảo nhân tạo” mà Trung Quốc sử dụng như các tiền đồn.
Trung Quoc lan dat o quan dao Truong Sa
Biểu tình ở Philippines chống Trung Quốc thâu tóm Biển Đông.
Một khi đường băng dài 3.000m trên “đảo nhân tạo” Đá Chữ Thập hoàn thành, Trung Quốc có thể  sử dụng nó như là một đường băng thay thế cho các máy bay trên tàu sân bay. Điều này cho phép quân đội Trung Quốc tiến hành "các hoạt động lâu dài” với  tàu sân bay ở Biển Đông.
Tàu sân bay Liêu Ninh duy nhất của Trung Quốc đã tiến hành tập trận ở Biển Đông nhưng chưa hoạt động đầy đủ. Một số chuyên gia cho rằng Trung Quốc sẽ triển khai tàu sân bay nội địa vào năm 2020.
Báo cáo viết  tại các “đảo nhân tạo”  ở vùng biển Trường Sa, Trung Quốc vẫn  hút cát đào kênh  và xây dựng các hải cảng nước sâu cho phép  các tàu lớn ra vào đồn trú.  Báo cáo này viết: "Cơ sở hạ tầng  đang  xây dựng sẽ cho phép Trung Quốc hiện diện mạnh mẽ hơn ở Biển Đông".
Kể từ khi Bắc Kinh bắt đầu hút cát đắp đảo trên các rạn san hô và bãi đá ngầm ở quần đảo Trường Sa vào tháng 12 năm 2013, đến tháng 6/2015, Trung Quốc đã  “lấn biển” với diện tích hơn 2.900 mẫu Anh (1.170 ha). Trước đó, các quan chức Mỹ ước tính vào khoảng  2.000 mẫu Anh.
Trong một tuyên bố, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết Trung Quốc đã hoàn thành việc bồi đắp vào cuối tháng 6/2015 và hoạt động xây dựng là "hoàn toàn trong phạm vi chủ quyền của Trung Quốc".
Hồi  đầu tháng 8/2015, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị  cho biết Bắc Kinh đã ngừng “cải tạo đất” (thực chất là hút cát đắp đảo nhân tạo, biến không thành có và phá vỡ nguyên trạng)  ở vùng biển Trường Sa.
Báo cáo cáo “Chiến lược An ninh Hàng hải Châu Á-Thái Bình Dương” của Lầu Năm Góc nhận định trong vòng có 20 tháng, Trung Quốc đã bồi đắp được diện tích đất gấp 17 lần tổng diện tích mà các bên tuyên bố chủ quyền khác đã làm trong vòng 40 năm qua, chiếm khoảng 95%  phần trăm tổng diện tích bồi đắp thêm ở Quần đảo Trường Sa.
Báo cáo của Lầu Năm Góc kết luận:  "Trung Quốc đơn phương  thay đổi nguyên trạng vật lý trong khu vực, do đó gây khó khăn cho các sáng kiến ngoại giao nhằm làm giảm căng thẳng trong khu vực”.

Kế hiểm quân sự hóa Biển Đông của Trung Quốc

(Kiến Thức) - Ngày càng rõ ràng rằng Trung Quốc có ý định sử dụng các “đảo nhân tạo” ở Quần đảo Trường Sa phục vụ cho mưu đồ quân sự hóa Biển Đông.

Muu do quan su hoa Bien Dong cua Trung Quoc
Đô đốc Harry Harris, chỉ huy Bộ Tư Lệnh Thái Bình Dương của Mỹ.
Tuy  không phủ nhận việc sẽ sử dụng các tiền đồn này vào mục đích quân sự, nhưng Bắc Kinh lại nhấn mạnh “khía cạnh dân sự” như cung cấp dịch vụ công cộng: cứu nạn hàng hải, phòng chống thiên tai và quan sát khí tượng.
Các ứng dụng quân sự tiềm năng của các “đảo nhân tạo” của Trung Quốc là gì và chúng gây ra những mối đe dọa nào?

Mỹ không trung lập trong tranh chấp ở Biển Đông

Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Daniel Russel ngày 21/7 tuyên bố Mỹ không trung lập trong vấn đề tuân thủ luật pháp quốc tế ở Biển Đông.

Dù luôn tuyên bố không thiên vị bất kì bên nào có tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông, nhưng Mỹ cho rằng các bên cần phải giải quyết bất đồng phù hợp luật pháp quốc tế, không sử dụng vũ lực. Cách diễn đạt này dẫn đến việc một số người nhầm rằng Mỹ giữ thái độ trung lập, riêng Trung Quốc thì nói rằng Washington “thiên vị”.

My khong trung lap trong tranh chap o Bien Dong
Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Daniel Russel: Mỹ chỉ trung lập về thái độ đối với “các bên có tuyên bố chủ quyền”, chứ không phải trung lập về cách thức giải quyết tranh chấp Biển Đông.
Tuy nhiên, trước câu hỏi của đại diện Trung Quốc về khái niệm “trung lập” trong vấn đề Biển Đông, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Daniel Russel ngày 21/7 tuyên bố Mỹ không trung lập trong vấn đề tuân thủ luật pháp quốc tế ở Biển Đông. Ông nói rõ rằng Mỹ chỉ trung lập về thái độ với “các bên có tuyên bố chủ quyền”, chứ không phải trung lập về cách thức giải quyết tranh chấp.

Nga lên tiếng về việc TQ leo thang căng thẳng trên Biển Đông

Trước động thái của Trung Quốc gây leo thang căng thẳng trên Biển Đông, Nga đã lên tiếng về quan điểm của mình, không để Bắc Kinh ảo tưởng mãi.

Channel News Asia dẫn lời Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov về việc Trung Quốc leo thang căng thẳng trên biển Đông: “Chúng tôi không ủng hộ các hành động đơn phương trên Biển Đông. Các vấn đề về tranh chấp biển phải được giải quyết theo cơ sở luật pháp quốc tế”.