Trung Quốc hậu thuẫn Nga tại Hội nghị thượng đỉnh G20

(Kiến Thức) - Ngày 5/9, Trung Quốc cảnh báo rằng can thiệp quân sự ở Syria sẽ làm tổn thương nền kinh tế thế giới và đẩy giá dầu leo cao.

Hội nghị thượng đỉnh G20 ở St Petersburg
Hội nghị thượng đỉnh G20 ở St Petersburg
Bất đồng về Syria có thể làm lu mờ Hội nghị thượng đỉnh G20 ở St Petersburg, nơi các nhà lãnh đạo thế giới muốn tạo ra một mặt trận thống nhất tập trung vào tăng trưởng, thương mại, minh bạch ngân hàng và chống trốn thuế.
Nhưng không có bất đồng nào lớn hơn bất đồng giữa hai nhà lãnh đạo Mỹ và Nga về vấn đề can thiệp quân sự ở Syria để trừng phạt Tổng thống Bashar al-Assad, bị cáo buộc chịu trách nhiệm về một cuộc tấn công vũ khí hóa học giết chết hàng trăm người vào ngày 21/8/2013.
Tổng thống Putin đã bị cô lập Syria tại Hội nghị thượng đỉnh G8 tại Ireland hồi tháng 6/2013, nhưng hiện thời, ông nhận được sự hỗ trợ của Trung Quốc tại Hội nghị thượng đỉnh G20 tại St Petersburg.
Tại một cuộc họp báo trước thềm Hội nghị thượng đỉnh G20 St Petersburg, Thứ trưởng Tài chính Trung Quốc Zhu Guangyao nói: “Hành động quân sự (chống Syria) sẽ có tác động tiêu cực đến kinh tế toàn cầu, đặc biệt là giá dầu. Hành động này sẽ khiến cho giá dầu leo cao”.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao TQ Hồng Lỗi
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao TQ Hồng Lỗi
Tại Bắc Kinh, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi đã nhắc lại rằng bất kỳ bên nào sử dụng vũ khí hóa học đều phải chịu trách nhiệm, nhưng hành động quân sự đơn phương là vi phạm luật pháp quốc tế và sẽ làm phức tạp thêm cuộc xung đột Syria.
Giống như Nga, Trung Quốc cũng có quyền phủ quyết tại Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc.
Không nhận được sự ủng hộ của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc về hành động quân sự, Tổng thống Obama quay sang tìm kiếm sự chấp thuận của Quốc hội Mỹ.
Về phần mình, Pháp vẫn ủng hộ Tổng thống Obama hành động quân sự. Trước khi đến St Petersburg, Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius nói với France 2 Television: “Lập trường của Pháp là trừng phạt và đàm phán. Chúng tôi cho rằng nếu không trừng phạt Assad, sẽ không có đàm phán. Trừng phạt sẽ cho phép đàm phán, nhưng rõ ràng là điều này sẽ rất khó khăn” .
Ngoại trưởng Fabius cho biết chủ đề Syria sẽ được thảo luận tại Hội nghị thượng đỉnh G20 St Petersburg, mặc dù không chính thức được đưa vào chương trình nghị sự .
Bộ trưởng Ngoại giao của các quốc gia chủ chốt trong G20 - trong đó có tất cả 5 nước thành viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc - cũng sẽ thảo luận về vấn đề Syria bên lề cuộc họp.
Mọi quyết định của Hội nghị thượng đỉnh G20 về Syria đều sẽ không có tính ràng buộc, nhưng Tổng thống Putin muốn có một sự đồng thuận để ngăn chặn hành động quân sự của phương Tây.
Trước đó, Tổng thống Putin đã cáo buộc Ngoại trưởng John Kerry “nói dối” khi hạ thấp vai trò của các nhóm chiến binh có liên hệ với al-Qaeda trong phe nổi dậy.

Ba lý do khiến Mỹ quyết đánh Syria

Bất chấp việc một số quốc gia phương Tây, trong đó có Anh, quyết định không tham gia can thiệp quân sự chống Syria, Mỹ vẫn quyết tiến hành chiến dịch này.

Các quan chức chóp bu của chính quyền Obama họp bàn về Syria.
Các quan chức chóp bu của chính quyền Obama họp bàn về Syria.
Vấn đề còn lại là thời điểm phát động cuộc chiến. Có không ít nhận định cho rằng những lý do chính để tiến hành cuộc tấn công này là một loạt những sự dối trá, không có cơ sở, một mớ những cái cớ, chỉ để biện minh cho một chính sách đã được lên kế hoạch từ lâu. Giới phân tích đã đưa ra 3 lý do thực sự khiến Mỹ quyết tấn công Syria.

Mỹ-Israel đang “nắn gân” Syria và Nga

(Kiến Thức) - Việc Israel phóng hai tên lửa mục tiêu ở Địa Trung Hải là nhằm kiểm tra thời gian phản ứng và địa điểm của hệ thống phòng không của Syria.

Hệ thống phòng thủ tên lửa của Israel
Hệ thống phòng thủ tên lửa của Israel
Đó là giả thiết công bố trên báo Izvestia, dẫn nguồn trong Bộ Tổng tham mưu Các lực lượng vũ trang Nga. Theo tuyên bố của Tel Avip, hai tên lửa mục tiêu đã được phóng lên để kiểm tra hệ thống phòng thủ tên lửa của Israel.