Ba lý do khiến Mỹ quyết đánh Syria

Bất chấp việc một số quốc gia phương Tây, trong đó có Anh, quyết định không tham gia can thiệp quân sự chống Syria, Mỹ vẫn quyết tiến hành chiến dịch này.

Các quan chức chóp bu của chính quyền Obama họp bàn về Syria.
Các quan chức chóp bu của chính quyền Obama họp bàn về Syria.
Vấn đề còn lại là thời điểm phát động cuộc chiến. Có không ít nhận định cho rằng những lý do chính để tiến hành cuộc tấn công này là một loạt những sự dối trá, không có cơ sở, một mớ những cái cớ, chỉ để biện minh cho một chính sách đã được lên kế hoạch từ lâu. Giới phân tích đã đưa ra 3 lý do thực sự khiến Mỹ quyết tấn công Syria.
Địa chính trị
Cuộc chiến tranh được dự kiến từ lâu chống Syria nằm trong kế hoạch của Mỹ, có ngay từ khi Liên Xô bị sụp đổ hồi năm 1991, để bảo đảm sự thống trị thế giới của mình bằng sức mạnh quân sự. Đối mặt với sự suy giảm triền miên vị trí của mình, kể cả trong nền kinh tế thế giới, Mỹ thấy cần phải sử dụng sức mạnh quân sự của mình như một phương tiện để tái thiết vị trí bá quyền.
Ngay từ năm 1992, tài liệu về triển vọng của Bộ Quốc phòng Mỹ đã khẳng định rằng chính sách của nước này là nhằm ngăn chặn sự trỗi dậy của mọi cường quốc có thể trở thành đối thủ với Mỹ. Một đặc tính trung tâm của sự mở rộng chủ nghĩa quân phiệt Mỹ trên khắp hành tinh là Mỹ muốn bảo đảm một vị trí thống trị không chỉ ở khu vực Trung Đông mà cả ở toàn Á - Âu.
Nỗ lực để thống trị khu vực Á - Âu tất yếu sẽ dẫn đến một cuộc xung đột ngày càng nghiêm trọng với Nga và Trung Quốc. Việc Mỹ tiến hành các cuộc chiến tranh xâm lược từ những năm 1990 tại khu vực Balkan, Trung Đông, Trung Á, là một phần trong lịch trình hướng tới mục đích thống trị thế giới.
Kinh tế
Chủ nghĩa tư bản thế giới đang bước vào năm thứ 5 khủng hoảng sâu sắc nhất kể từ cuộc đại suy thoái hồi đầu thập niên 30 của thế kỷ trước, dẫn đến sự đình trệ về kinh tế, thất nghiệp hàng loạt và mức sống giảm liên tục. Tình hình kinh tế vẫn chưa thấy có dấu hiệu sáng sủa hơn với những khoản nợ lớn, đồng tiền mất giá và một cuộc cạnh tranh quốc tế gia tăng, dẫn đến những chính sách đối ngoại liều lĩnh và bạo lực.
Cuộc đại suy thoái của những năm 1930 đã dẫn đến cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai, các cường quốc đế quốc tìm kiếm trong cuộc chiến tranh ấy một giải pháp cho những điều tồi tệ của chủ nghĩa tư bản. Với “kinh nghiệm” của trận suy thoái trước, bây giờ Mỹ đang chủ trương phớt lờ Liên Hợp Quốc để tiến hành cuộc chiến tranh nhằm vào Syria, và ắt nó sẽ lôi kéo nhiều quốc gia khác vào cuộc, âu cũng là cách mà Washington hy vọng sẽ giúp tháo gỡ nhiều bế tắc khác.
Dùng chiến tranh để đánh lạc hướng
Các cường quốc đế quốc ngày càng coi chiến tranh là một phương tiện để đánh lạc hướng sự chú ý của dân chúng khỏi các hoạt động tội phạm chống lại người dân. Thời điểm được lựa chọn để tiến hành cuộc chiến tranh hiện nay rõ ràng liên quan đến cuộc khủng hoảng chính trị do những tiết lộ của Edward Snowden về việc do thám hàng loạt và bất hợp pháp của cơ quan tình báo Mỹ đối với người dân Mỹ và các cường quốc châu Âu.
Chủ nghĩa quân phiệt đế quốc coi chiến tranh là một phương tiện chủ yếu để hướng tình hình căng thẳng xã hội ra bên ngoài. Nhưng thế kỷ 20 đã chứng tỏ rằng việc phương Tây hy vọng thoát khỏi tình trạng phá sản của chủ nghĩa tư bản bằng cách cho vận hành chủ nghĩa quân phiệt, cuối cùng đã gặp sự chống trả của lịch sử, và họ đã thua cuộc.
Vì vậy, nếu bây giờ Mỹ tiến hành cuộc chiến chống Syria, chắc chắn sẽ lặp lại những gì đã diễn ra ở Iraq và Afghanistan, sẽ khiến nhiều người dân ở đây bị thiệt mạng, gây đau khổ trên toàn thế giới. Và cũng chắc chắn nó sẽ làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng kinh tế và chính trị thế giới, đẩy nhân loại tới những thảm họa mới.

Nga sẽ làm gì khi phương Tây tấn công Syria?

(Kiến Thức) - Nga sẽ làm gì khi Mỹ tấn công Syria? Theo các chuyên gia, Moscow không có nhiều sự lựa chọn, ngoài việc phủ quyết và cực lực phản đối.

Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov: Nga không đánh nhau vì Syria.
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov: Nga không đánh nhau vì Syria. 
Nga kiên quyết phản đối mọi hình thức gây áp lực của phương Tây đối với chế độ Assad và tuyên bố rằng chính phiến quân, chứ không phải quân chính phủ Syria, đã tiến hành các cuộc tấn công bằng vũ khí hóa học. Thế nhưng, phương Tây lại không hề để ý đến lập trường của Nga. Một cuộc tấn công quân sự của phương Tây chắc chắn sẽ mang lại nhiều hậu quả cho Nga và khiến Điện Kremlin phải phản ứng.

Căng thẳng Philippines-Trung Quốc leo thang

(Kiến Thức) - Căng thẳng Philippines-Trung Quốc tiếp tục gia tăng trong tuần này, khi Bắc Kinh đặt điều kiện cho việc Tổng thống Benigno Aquino đến thăm Triển lãm Trung Quốc-ASEAN ở Nam Ninh.

Tổng thống Philippines Benigno Aquino.
Tổng thống Philippines Benigno Aquino. 
Philippines là nước danh dự tại cuộc Triển lãm Trung Quốc-ASEAN ở Nam Ninh năm nay. Và theo các giới chức Philippines, có truyền thống là cử nguyên thủ quốc gia của nước danh dự đến tham dự triển lãm.

Vũ khí hoá học Syria ở đâu ra?

Syria đã có vũ khí hoá học từ khi nào và kho vũ khí của nước này lớn đến đâu?

Vũ khí hóa học Syria ở đâu?
Vũ khí hóa học Syria ở đâu?
Chương trình vũ khí hóa học của Syria bắt nguồn từ hàng thập kỷ trước, có lẽ từ những năm 1970. Ban đầu do một số nước khác cung cấp, nhưng hiện giờ, người ta vẫn chưa chắc chắn liệu Syria có thể tự chế tạo kho vũ khí hoá học cho riêng mình hay không.