Trung Quốc đặt các nước vào “sự đã rồi” ở Biển Đông

(Kiến Thức) - Việc Trung Quốc thông cáo sắp kết thúc việc đắp đảo nhân tạo  đồng nghĩa với việc Bắc Kinh đặt dư luận thế giới trước "sự  đã rồi" ở Biển Đông.

Hôm 16/6, Bộ Ngoại giao Trung Quốc ra thông cáo nói việc bồi đắp đảo (nhân tạo) sắp kết thúc và chuyển sang giai đoạn xây dựng cơ sở hạ tầng để phục vụ các mục đích dân sự và quân sự.
Trung Quoc dạt cac nuoc “vao su da roi” o Bien Dong
Trung Quốc vừa bồi đắp, vừa xây dựng cơ sở hạ tầng ở Đá Chữ Thập thuộc Quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Giới phân tích đã đưa ra nhiều bình luận về động thái này. Có ý kiến cho rằng Trung Quốc muốn xoa dịu dư luận trong khu vực và Mỹ, trước chuyến thăm Washington của Chủ tịch Tập Cận Bình vào tháng Chín tới.
Tuy nhiên, BBC dẫn lời nhà nghiên cứu Trương Nhân Tuấn tại Pháp nói rằng thông cáo này có nghĩa là Trung Quốc tiếp tục đặt dư luận thế giới trước sự  đã rồi ở Biển Đông.
Đầu năm 2013, Philippines đã đâm đơn kiện Trung Quốc trước Tòa Trọng tài Quốc tế về một số vấn đề ở Biển Đông, như sự hiện hữu phi lý của cái gọi là bản bồ “đường 9 đoạn” và tình trạng pháp lý không rõ ràng của một số bãi đá chìm nổi mà Trung Quốc đã chiếm của Việt Nam.
Trung Quoc dạt cac nuoc “vao su da roi” o Bien Dong-Hinh-2
Philippines đã đâm đơn kiện Trung Quốc trước Tòa Trọng tài Quốc tế về một số vấn đề ở Biển Đông như sự hiện hữu phi lý của cái gọi là bản bồ “đường 9 đoạn”. 
Theo nhà nghiên cứu Trương Nhân Tuấn, Trung Quốc đã "gấp rút bồi đắp và mở rộng các bãi đá chìm nổi nói trên và biến chúng thành đảo nhân tạo". Ông nói thêm: "Bề ngoài, hành vi của Trung Quốc có vẻ là một phương cách trả đũa Philippines trong vụ kiện. Nhưng bề trong, Trung Quốc nắm lấy cơ hội để xây dựng một số căn cứ ở Biển Đông để làm bàn đạp củng cố cho những yêu sách sắp tới (trên không và trên biển) của họ”.
Ông Trương Nhân Tuấn nhận định, Trung Quốc chấm dứt công việc bồi đắp mở rộng các bãi đá trước tháng 7/2015, khi có phiên đầu tiên xem xét vụ kiện của Philippines tại Tòa Trọng tài Quốc tế. Ông nói: “Về mặt công pháp quốc tế, Tòa Trọng tài Quốc tế sẽ không còn bằng chứng để xếp các đảo nhân tạo mà Trung Quốc đã bồi đắp vào hạng mục nào? Các đảo này có lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) quyền hay không? Dĩ nhiên sự mập mờ về pháp lý sẽ khiến Tòa không thể phán quyết và việc này sẽ có lợi cho phía Trung Quốc”.
Theo nhà phân tích Trương Nhân Tuấn, việc xây dựng cơ sở hạ tầng của Trung Quốc ở các đảo nhân tạo mới bồi đắp cũng là nhằm đặt các bên vào việc đã rồi. Trung Quốc sẽ xây dựng những công trình trên các đảo nhân tạo nhằm phục vụ cho những ý đồ thiết lập Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) và Vùng đặc quyền kinh tế (EEZ), "ưu tiên cho mục tiêu quân sự hơn dân sự".
Ông nói thêm: "Trung Quốc không cần phải bồi đắp thêm nữa mà cần thời gian để các nước quen với hiện trạng này. Đó cũng là thời gian để họ củng cố và phát triển lực lượng trên các đảo nhân tạo".

Quân đội Trung Quốc tập trận đánh chiếm Đài Loan?

(Kiến Thức) - Một loạt các cuộc tập trận gần đây cho thấy dường như Quân đội Trung Quốc đang tập trận đánh chiếm Đài Loan và phô diễn sức mạnh không quân-hải quân.

Các cuộc tập trận cũng bộc lộ ý định của PLA sử dụng các tàu dân sự để tăng cường lực lượng đổ bộ đánh chiếm Đài Loan, trong trường hợp khẩn cấp.
Quan doi Trung Quoc tap tran danh chiem Dai Loan?
Tàu chiến Trung Quốc.
Hai nhà phân tích Richard Fisher và James Hardy của  IHS Jane’s  viết: "Để bù đắp cho qui mô tương đối nhỏ của hạm đội vận tải đổ bộ, Quân đội Trung Quốc đã đồng tài trợ cho các công ty dân sự đóng một số lượng lớn các tàu phà vận tải. Số tàu phà này sẽ được xung quân trong trường hợp khẩn cấp và là một yếu tố thường xuyên trong các bài tập vận tải dân sự-quân sự”.  

Trung Quốc đánh lạc hướng dư luận khỏi Biển Đông

(Kiến Thức) - Trung Quốc đánh lạc hướng dư luận khỏi Biển Đông và hướng sự tập trung vào sáng kiến kinh tế mà Bắc Kinh khởi xướng.

Các chuyên gia phân tích cho rằng, mục đích của việc Trung Quốc đánh lạc hướng dư luận khỏi Biển Đông và hướng sự tập trung vào sáng kiến kinh tế do Bắc Kinh khởi xướng.
Giớiphân tích nhận định rằng Bắc Kinh đã vận dụng chiến thuật mới trong Đối thoại Shangri-La được tổ chức tháng trước ở Singapore. Đại diện phái đoàn Trung Quốc trình bày trước toàn thể những quan chức, học giả trên toàn thế giới về những triển vọng của các dự án kinh tế, thay vì trực tiếp trả lời các câu hỏi về chủ đề chính ở sự kiện đó là vấn đề tranh chấp Biển Đông. “Trung Quốc đề xuất sáng kiến "Một vành đai, một con đường" và đang trong quá trình thành lập Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB). Theo Đô đốc Tôn Kiến Quốc, tất cả dự án đó sẽ mang lại "lợi ích thiết thực cho các nước trong khu vực”.

Trung Quốc “đổi trắng, thay đen” ở Biển Đông

(Kiến Thức) - Trung Quốc "đổi trắng, thay đen", biến các rạn san hô và bãi đá ngầm thành “đảo” ở Biển Đông và dần dần từng bước phá vỡ luật pháp quốc tế.

Vào thời trung cổ, các nhà giả kim thuật đã tìm cách biến đất  thành vàng. Ngày nay, Trung Quốc "đổi trắng, thay đen"  và làm cái điều tương tự trên Biển Đông, khi tìm cách biến các rạn san hô, bãi đá ngầm thành “đảo nhân tạo”.
Trung Quoc “doi trang, thay den” o Bien Dong
Trung Quốc: Biển Đông không liên quan gì đến Mỹ.
Báo cáo hàng năm của Bộ Quốc phòng Mỹ về năng lực quân sự của Trung Quốc lưu ý rằng trong năm qua, Trung Quốc đã và đang bồi đắp xây dựng “đảo nhân tạo” ở  ít nhất năm trong số các rạn san hô và bãi đá ngầm mà của nước này chiếm được trên Biển Đông. Trung Quốc đang xây dựng cơ sở hạ tầng trên  bốn trong số các đảo nhân tạo này và ít nhất hai trong số đó là Đá Chữ Thập (Fiery Cross Reef) và Đá Xu Bi (Subi Reef) có đường băng đủ dài để hạ cất cánh tất cả các loại chiến đấu cơ Trung Quốc.