Trung Quốc có thể làm gì “cường quốc hạt nhân” Triều Tiên?

(Kiến Thức) - Theo CNN, với vụ thử hạt nhân ngày 6/1, Triều Tiên đã “xúc phạm" Trung Quốc nặng nề và Chủ tịch Tập Cận Bình không phải là người nhẫn nhịn.

Triều Tiên muốn thoát Trung
Về quan hệ Trung-Triều, cựu phóng viên quốc tế của CNN Mike Chinoy nhận định: “Người Bắc Triều Tiên thực sự không thích Trung Quốc. Họ rất muốn thoát Trung và không thích việc Bắc Kinh dạy bảo họ phải làm gì”.
Quan hệ Trung-Triều đã đóng băng kể từ khi Kim Jong-un kế vị người cha quá cố Kim Jong-il. Nhà lãnh đạo trẻ này đã thẳng tay thanh trừng một số nhân vật chủ chốt có quan hệ chặt chẽ với Trung Quốc như chú dượng Jang Song-thaek – người từng được coi là “nhân vật số 2” ở CHDCND Triều Tiên.
Trung Quoc co the lam gi “cuong quoc hat nhan” Trieu Tien?
Các thế hệ lãnh đạo hiện tại của Triều Tiên và Trung Quốc không còn quan hệ mật thiết với nhau như thời  Mao Trạch Đông và Kim Nhật Thành.
Kể từ khi lên nắm quyền, ông Kim Jong-un không hề đi thăm Trung Quốc và cũng chẳng gặp Chủ tịch Tập Cận Bình, mặc dù đã có sự vận động hành lang trong nhiều năm.
Giáo sư về quan hệ quốc tế Lee Jung Hoon tại Đại học Yonsei nói rằng phía Trung Quốc coi Kim Jong-un là nhà lãnh đạo “vô trách nhiệm và không đáng tin cậy”.
Tháng trước, ban nhạc nữ Moranbong, do nhà lãnh đạo Kim Jong-un đích thân thành lập, đã bay tới Bắc Kinh để biểu diễn, nhưng đột ngột hủy tour và trở về Triều Tiên. Có lẽ vì thái độ lạnh nhạt của Trung Quốc, sau khi nhà lãnh đạo Kim Jong-un tuyên bố rằng Triều Tiên đã có trong tay bom khinh khí.

Vì  sao Trung Quốc "o bế" CHDCND Triều Tiên?

CHDCND Triều Tiên đóng vai trò “vùng đệm” ngăn cách Trung Quốc và Hàn Quốc – một đồng minh đã ký kết Hiệp ước phòng thủ chung với Mỹ.
Hơn bất cứ điều gì khác, Bắc Kinh muốn có sự ổn định ở khu vực biên giới với Triều Tiên và công khai phản đối việc  Bình Nhưỡng liên tục thử vũ khí hạt nhân.
Nhà phân tích Jasper Kim, giám đốc Trung tâm Quản lý Xung đột tại Đại học Ewha của Hàn Quốc,  cho biết: "Một vụ nổ mạnh mẽ từ bên trong  Bắc Triều Tiên hay một cuộc chiến tranh ở ngay  ngưỡng cửa chính là những gì Trung Quốc không hề mong muốn”.  
CHDCND Triều Tiên cũng là một con bài quan trọng đối với Bắc Kinh "trong trò chơi lớn của quan hệ Mỹ-Trung Quốc ở  khu vực Châu Á-Thái Bình Dương”.
Lịch sử đã khép lại và các thế hệ lãnh đạo hiện tại của Triều Tiên và Trung Quốc không còn có quan hệ mật thiết với nhau như thời  Mao Trạch Đông và Kim Nhật Thành, ông nội của nhà lãnh đạo Kim Jong-un.

Bắc Kinh “tiến thoái lưỡng nan”

Bắc Triều Tiên là một trong những nước bị trừng phạt nhiều nhất trên Trái đất. Liên Hợp Quốc, Mỹ, Liên minh Châu Âu và một loạt các quốc gia khác đã áp đặt nhiều hạn chế nghiêm ngặt về làm ăn với chính phủ hoặc công ty của CHDCND Triều Tiên.
Tuy nhiên, mặc dù Bắc Kinh đã ủng hộ các nghị quyết của LHQ trừng phạt Bình Nhưỡng, nhưng trên thực tế việc Trung Quốc "thực thi các biện pháp trừng phạt là chưa nghiêm túc”.
Việc thực thi hiệu quả các biện pháp trừng phạt có nghĩa là Trung Quốc có thể gia tăng áp lực đối  Bình Nhưỡng, như cắt đứt liên kết thương mại và dầu lửa, cấm các máy bay của  Triều Tiên ra vào  không phận Trung Quốc.  Trung Quốc cũng có thể ngăn chặn các doanh nghiệp nhà nước và tư nhân
kinh doanh ở Triều Tiên như việc khi Ngân hàng Trung Quốc ngừng giao dịch với Ngân hàng Ngoại thương Triều Tiên trong năm 2013.
Nhà báo Mike Chinoy nhận định: "Tôi cho rằng  Trung Quốc sẽ làm một cái gì đó khiến cho Triều Tiên cảm thấy khó chịu, nhưng sẽ không khó chịu đến mức  đủ để tạo sự khác biệt. Một thước đo quan trọng về mức độ tức giận của người Trung Quốc sẽ là họ giảm nhẹ đến mức nào các biện pháp trừng phạt của Liên Hợp Quốc đối với Bắc Triều Tiên”.
Theo các nguồn tin ngoại giao, Trung Quốc đã cố gắng ngăn chặn một cuộc họp Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc về tình hình nhân quyền ở Triều Tiên hồi tháng trước.
Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc  (HĐBA LHQ) đã tổ chức một cuộc họp khẩn cấp vào ngày 6/1, bước đầu tiên hướng tới việc áp đặt lệnh trừng phạt mới đối với CHDCND Triều Tiên. Trong một tuyên bố, HĐBA LHQ đã nhắc lại ý định trừng phạt hơn nữa đối với Triều Tiên.

Triều Tiên thử bom H: Thế giới sững sờ, không bất ngờ

(Kiến Thức) - Vụ thử bom H – vụ thử hạt nhân thứ tư của CHDCND Triều Tiên - khiến cho thế giới sững sờ, nhưng thực ra hoàn toàn không bị bất ngờ.

CHDCND Triều Tiên đã tiến hành vụ thử hạt nhân dưới lòng đất thứ tư vào lúc 10h00 (giờ địa phương) ngày 6/1/2016. Phương tiện truyền thông nhà nước Triều Tiên tuyên bố rằng vụ thử bom H thu nhỏ được tiến hành theo lệnh của lãnh đạo Kim Jong-un,  chỉ hai ngày trước sinh nhật của ông.
Trieu Tien thu bom H: The gioi sung so, khong bat ngo
Trung tâm Khoa học và Công nghệ của CHDCND Triều Tiên. 
Vụ nổ ban đầu được ghi nhận như một trận động đất với cường độ 5,1 Richter, nhưng ngay sau đó các nhà phân tích và quan chức chính phủ đã nhanh chóng đi đến kết luận rằng Bình Nhưỡng đã tiến hành một vụ thử hạt nhân.

Ba kịch bản về tương lai quan hệ Mỹ-Nga

(Kiến Thức) - Trong bài "Mỹ và Nga sau cuộc khủng hoảng Ukraine: ba kịch bản" đăng trên The National Interest, ba nhà phân tích người Mỹ giả định về tương lai quan hệ Mỹ-Nga.

Giám đốc điều hành Trung tâm vì lợi ích quốc gia (Center for National Interest), ông Paul Saunders nhấn mạnh rằng đây không phải là "dự báo" mà là những giả định về  quan hệ Mỹ-Nga trong hai hoặc ba năm tới.
Ba kich ban vè tuong lai quan he My-Nga
Quan hệ Mỹ-Nga: Đối đầu nghiêm trọng.
Chuyên gia về Nga và Á-Âu Samuel Sherep đưa ra kịch bản lạc quan nhất về "mối quan hệ chức năng" giữa Mỹ và Nga, nhưng đồng thời cũng thừa nhận rằng kịch bản này là khó có thể trở thành hiện thực.  Theo ông Sherep, quan hệ Mỹ-Nga có thể giống với quan hệ Mỹ-Trung hiện nay. Đây là hai đối thủ, nhưng cũng đang hợp tác trong nhiều vấn đề.

Quan hệ Trung-Triều: Ngày càng phai nhạt?

Quan hệ Trung-Triều bắt đầu phai nhạt dưới thời Kim Jong-un.
 Quan hệ Trung-Triều bắt đầu phai nhạt dưới thời Kim Jong-un.

Một phái đoàn quan chức cấp cao Trung Quốc do ông Lý Kiến Quốc (Li Jianguo) - Ủy viên Bộ Chính trị, dẫn đầu đã đến thăm Tháp Hữu nghị ở thủ đô Bình Nhưỡng của Triều Tiên hồi tháng 11 năm ngoái. Trong chuyến thăm này, ông Lý Kiến Quốc đã mang theo một bức thư của nhà lãnh đạo cao nhất Trung Quốc là tân Tổng Bí thư Tập Cận Bình gửi ông Kim Jong-un. Bức thư chứa đựng một thông điệp đơn giản: Đừng phóng tên lửa đạn đạo.