Trung Quốc “bực tức” việc Mỹ bán AH-64E cho Đài Loan

(Kiến Thức) - Chính quyền Trung Quốc đã lên tiếng phản đối quyết liệt việc Mỹ bán trực thăng chiến đấu mạnh nhất AH-64E cho Đài Loan.

Theo Tân Hoa Xã, phản ứng trước việc Mỹ bán máy bay trực thăng chiến đấu Apache AH-64E cho Đài Loan, người phát ngôn Bộ ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi tuyên bố, Trung Quốc cực lực phản đối việc Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan.
Quan điểm của Trung Quốc rất rõ ràng và đề nghị Mỹ tuân thủ 3 tuyên bố chung Mỹ - Trung Quốc, đặc biệt là các nguyên tắc trong tuyên bố ngày 17/8/2013 Trung Quốc đề nghị Mỹ chấm dứt việc bán vũ khí cho Đài Loan.
Trực thăng chiến đấu tối tân AH-64E.
 Trực thăng chiến đấu tối tân AH-64E.
Như tin được các phương tiện truyền thông phản ánh, ngày 13/12, Đài Loan đã công khai tuyên bố tiếp nhận phi đội 6 chiếc máy bay trực thăng tấn công mới Apache AH-64E do Mỹ chế tạo và cung cấp. Đây là lô đầu tiên trong hợp đồng cung cấp 30 trực thăng Apache AH-64E được Washington và Đài Bắc ký kết với trị giá hơn 2 tỷ USD được ký vào năm 2008 (một phần trong hiệp định mua bán vũ khí giữa Đài Loan và Mỹ trị giá 6,5 tỉ USD).
Cùng ngày, tại một căn cứ quân sự ở Đài Nam, Tổng thống Mã Anh Cửu đã chủ trì buổi lễ ra mắt số trực thăng. Tổng thống Mã Anh khẳng định, một lực lượng quốc phòng vững chắc là vô cùng quan trọng đối với Đài Loan. Đây là loại trực thăng tấn công mạnh nhất, được chuyển giao cho Đài Loan.
Phát biểu tại buổi lễ, ông Mã Anh Cửu cho biết: “Đài Loan là một quốc gia có chủ quyền, do vậy Đài Loan phải duy trì một lực lượng quốc phòng vững chắc, có khả năng tự vệ và duy trì hòa bình khu vực”.
Ông cũng cho biết, cho dù các mối quan hệ giữa Đài Loan và Trung Quốc đã được cải thiện tốt nhất trong 60 năm qua. Tuy nhiên, Đài Loan vẫn cần duy trì một lực lượng không mạnh, nhưng đử sức để răn đe.
Đài Loan đã đặt mua 30 trực thăng Apache AH-64E và số còn lại dự kiến sẽ được chuyển giao vào cuối năm 2014. Quân đội Đài Loan là lực lượng đầu tiên được Mỹ trang bị trực thăng Apache AH-64E.
Đài Loan sẽ nhận tổng cộng 30 chiếc AH-64E.
 Đài Loan sẽ nhận tổng cộng 30 chiếc AH-64E.
Trong đợt ra mắt, phô chương sức mạnh lần này, các máy bay trực thăng quân sự của Đài Loan đã bay theo đội hình qua căn cứ quân sự ở Đài Nam. Những mối căng thẳng giữa Đài Loan và Trung Quốc đã được cải thiện đáng kể, từ khi ông Mã Anh Cửu lên nắm quyền thông qua việc thiết lập các liên kết thương mại và du lịch với Trung Quốc. Tuy nhiên, Chính quyền của vùng lãnh này vẫn luôn nhìn nhận Trung Quốc là một mối đe dọa. Đặc biệt, các mối đe dọa quân sự ngày càng ra tăng khiến Đài Loan phải mua thêm các loại vũ khí quân sự, mà hầu hết được mua từ Mỹ.
Apache AH-64E là một biến thể mới nhất của trực thăng tấn công Apache do hãng Boeing của Mỹ phát triển và được giới thiệu lần đầu tiên vào cuối năm 2011. Nó được trang bị hệ thống truyền động tốt hơn và một cánh quạt làm bằng vật liệu composite có khả năng bay tốt hơn và nhanh hơn 40 km/h so với bản trước đó. AH-64E tự hào được tích hợp hệ thống điện tử hàng không cải tiến với kiến trúc mở, do vậy có thể dễ dàng cải tiến trong tương lai.

Trực thăng chiến đấu tốt nhất thế giới của Mỹ

AH-64E Guardian là biến thể mới nhất của trực thăng chiến đấu nổi tiếng AH-64, ra mắt năm 2012. Biến thể này được nâng cấp mạnh về hệ thống điện tử, hệ thống lái và động cơ. AH-64E được xem là sẽ “thế chân” AH-64D trở thành trực thăng chiến đấu tốt nhất thế giới.
AH-64E Guardian là biến thể mới nhất của trực thăng chiến đấu nổi tiếng AH-64, ra mắt năm 2012. Biến thể này được nâng cấp mạnh về hệ thống điện tử, hệ thống lái và động cơ. AH-64E được xem là sẽ “thế chân” AH-64D trở thành trực thăng chiến đấu tốt nhất thế giới.

Hệ thống lái được nâng cấp giúp AH-64E có khả năng bay ở độ cao khoảng 1.800m với đầy đủ vũ khí. AH-64E có tốc độ chiến đấu đạt 304km/h.
Hệ thống lái được nâng cấp giúp AH-64E có khả năng bay ở độ cao khoảng 1.800m với đầy đủ vũ khí. AH-64E có tốc độ chiến đấu đạt 304km/h.

Theo các phi công từng lái thử AH-64E, hệ thống lái mới sẽ giúp nó hoạt động tốt ở các vùng cao nguyên trong các nhiệm vụ hỗ trợ cho các binh sĩ dưới mặt đất.
Theo các phi công từng lái thử AH-64E, hệ thống lái mới sẽ giúp nó hoạt động tốt ở các vùng cao nguyên trong các nhiệm vụ hỗ trợ cho các binh sĩ dưới mặt đất.

Công nghệ cánh quạt mới của AH-64E giúp loại trực thăng này thực hiện những động tác bay lượn chưa từng có.
Công nghệ cánh quạt mới của AH-64E giúp loại trực thăng này thực hiện những động tác bay lượn chưa từng có.

Đặc biệt, AH-64E có thể điều khiển những chiếc máy bay không người lái ở gần.
Đặc biệt, AH-64E có thể điều khiển những chiếc máy bay không người lái ở gần.

Động cơ của AH-64E được nâng cấp tốt hơn và có thể hoạt động được ở nhiều điều kiện không thuận lợi như: độ cao, lạnh và bụi.
Động cơ của AH-64E được nâng cấp tốt hơn và có thể hoạt động được ở nhiều điều kiện không thuận lợi như: độ cao, lạnh và bụi.

Động cơ T700-GE-701D tiêu thụ nhiên liệu hiệu quả giúp AH-64E có tầm hoạt động lớn hơn AH-64D.
Động cơ T700-GE-701D tiêu thụ nhiên liệu hiệu quả giúp AH-64E có tầm hoạt động lớn hơn AH-64D.

Hệ thống điện tử mạnh mẽ bên trong và hệ thống cảm biến tiên tiến bên ngoài giúp AH-64E có thể phát hiện sớm những mối đe dọa. Hệ thống radar cũng sẽ có tầm xa hơn AH-64D.
Hệ thống điện tử mạnh mẽ bên trong và hệ thống cảm biến tiên tiến bên ngoài giúp AH-64E có thể phát hiện sớm những mối đe dọa. Hệ thống radar cũng sẽ có tầm xa hơn AH-64D.

AH-64E được trang bị pháo tự động 30mm và có thể mang tới 16 tên lửa chống tăng AGM-114 Hellfire trên 2 cánh nhỏ.
AH-64E được trang bị pháo tự động 30mm và có thể mang tới 16 tên lửa chống tăng AGM-114 Hellfire trên 2 cánh nhỏ.

Hệ thống điện tử của AH-64E cũng rất dễ bảo trì và nâng cấp.
Hệ thống điện tử của AH-64E cũng rất dễ bảo trì và nâng cấp.

Quân đội Mỹ dự định đặt mua 690 chiếc AH-64E.
Quân đội Mỹ dự định đặt mua 690 chiếc AH-64E.

Biệt danh Guardian được sử dụng vì binh lính Mỹ cho rằng AH-64E sẽ là vị thần hộ mệnh mới của họ.
Biệt danh Guardian được sử dụng vì binh lính Mỹ cho rằng AH-64E sẽ là vị thần hộ mệnh mới của họ. 

Xem lính Nga luyện tập để chiến đấu ở Bắc Cực

(Kiến Thức) - Nhằm tăng cường hoạt động phòng thủ Bắc Cực, Quân đội Nga đã thành lập và huấn luyện nhóm lính chiến đấu đặc biệt tại vùng lạnh giá này.

Thời gian gần đây, tình hình khu vực Bắc Cực bắt đầu nóng lên sau khi Nga tiến hành một loạt các hoạt động quân sự tại đây. Ví dụ như là triển khai đơn vị phòng thủ không gian, xây dựng trạm radar cảnh báo sớm, mở cửa lại các căn cứ quân sự. Các hành động này được cho là nhằm tăng cường khả năng đối phó với tên lửa đạn đạo Mỹ.
  Thời gian gần đây, tình hình khu vực Bắc Cực bắt đầu nóng lên sau khi Nga tiến hành một loạt các hoạt động quân sự tại đây. Ví dụ như là triển khai đơn vị phòng thủ không gian, xây dựng trạm radar cảnh báo sớm, mở cửa lại các căn cứ quân sự. Các hành động này được cho là nhằm tăng cường khả năng đối phó với tên lửa đạn đạo Mỹ.

Xem 3 quân chủng Quân đội Đài Loan tập trận

(Kiến Thức) - Hải quân, Lục quân và Không quân Đài Loan vừa có cuộc tập trận quy mô lớn mang tên Lian Yuong 102-10 tại núi Pingdon, phía Nam nước này.

Cuộc tập trận diễn ra vào ngày 8/11 với sự tham gia của nhiều trang thiết bị quân sự hiện đại cả trên không và trên bộ oanh kích mục tiêu giả định.
 Cuộc tập trận diễn ra vào ngày 8/11 với sự tham gia của nhiều trang thiết bị quân sự hiện đại cả trên không và trên bộ oanh kích mục tiêu giả định.